I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI LÝ THUYẾT

1. Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa trên hình 5.1 (SGK trang 16).

Trả lời

Dựa vào bảng chú giải trên lược đồ để xác định (môi trường nhiệt đới gió mùa chủ yếu nằm ở Nam Á và Đông Nam Á).

2. Quan sát các hình 7.1 và 7.2 (SGK trang 23), nhận xét về hướng gió thổi vào mùa hạ và vào mùa đông ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Giải thích tại sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông.

Trả lời

– Nhận xét về hướng gió:

+ Về mùa hạt hướng gió thổi vào các khu vực Nam Á và Đông Nam Á chủ yếu là hướng tây nam; khi di chuyển lên phía bắc, gió chuyển sang hướng đông nam.

+ Về mùa đông: hướng gió thổi vào các khu vực Nam Á và Đông Nam Á chủ yếu là hướng đông bắc; khi di chuyển xuống phía nam, gió chuyển sang hướng tây nam. 

– Giải thích: mùa ha mưa nhiều là do gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, mang theo nhiều hơi nước; mùa đông mưa rất ít là do gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh.

3. Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Mum-bui (Ấn Độ) (SGK trang 24), qua đó nêu nhận xét về diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Diễn biến nhiệt độ trong năm ở Hà Nội có gì khác Mum-bai?

Trả lời

– Nhận xét về diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới gió mùa:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C và có sự thay đổi theo mùa.

+ Lượng mưa trung bình năm trên 1.500 mm nhưng thay đổi theo mùa: có một mùa mưa nhiều (từ tháng 5 đến tháng 10) và một mùa mưa ít (từ tháng 11 đến tháng 4).

– Sự khác nhau về diễn biến nhiệt độ trong năm ở Hà Nội và ở Mum-bai:

+ Về nhiệt độ, Hà Nội có mùa đông xuống dưới 18°C, mùa hạ lên đến hơn 30°C, biên độ nhiệt năm cao, đến trên 12°C. Mum-bai có nhiệt độ tháng nóng nhất dưới 30°C, tháng mát nhất trên 23°C. Hà Nội có mùa đông lạnh còn Mum-bai nóng quanh năm.

+ Về lượng mưa, cả hai đều có lượng mưa lớn (Hà Nội 1.722 mm, Mum-bai 1.784 mm) và mưa theo mùa, nhưng lượng mưa phân bố vào mùa đông của Hà Nội lớn hơn Mum-bai.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Trả lời

– Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió.

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C và trên 29°C vào cuối mùa khô,

+ Lượng mưa trung bình năm trên 1.000 mm, nhưng thay đổi theo mùa: mùa mưa tập trung (từ tháng 5 đến tháng 10) đến 70% – 95% lượng mưa cả năm.

– Thời tiết diễn biến thất thường: mùa mưa có năm đến sớn, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, năm nhiều nên dễ gây ra hạn hán hay lụt lội.

2. Trình bày sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa.

Trả lời

– Cảnh quan thiên nhiên biến đổi theo thời gian và không gian do có sự khác nhau về lượng mưa và về phân bố lượng mưa trong năm giữa các địa phương và giữa các mùa.

+ Ở những nơi mưa nhiều, rừng có nhiều tầng; trong rừng có một số cây rụng lá vào mùa khô.

+ Những nơi ít mưa có đồng cỏ cào nhiệt đới.

+ Ở vùng cửa sông, ven biển xuất hiện rừng ngập mặn.

– Tính đa dạng của cảnh quan này không thể có ở môi trường xích đạo ẩm hay ở môi trường nhiệt đới.

III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất:

1. Ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, mùa hạ có gió thổi từ đâu tới?

A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

B. Ân Độ Dương và Thái Bình Dương.

C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

D. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.

2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa mùa đông ở Nam Á và Đông Nam Á?

A. Thổi từ lục địa châu Á ra.

B. Đem theo không khí lạnh và ẩm.

C. Gió thổi thành từng đợt.

D. Càng về gần Xích đạo, gió ấm dần lên.

3. Đặc điểm nào đúng với gió mùa mùa đông ở Nam Á và Đông Nam Á?

A. Thổi từ đại dương vào.

B. Đem theo không khí lạnh và ẩm.

C. Gió thổi thành từng đợt.

D. Càng về gần Xích đạo, gió càng lạnh dần lên.

4. Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là

A. có khí hậu nóng và ẩm quanh năm.

B. biên độ nhiệt trung bình năm rất nhỏ (khoảng 30C).

C. diễn biến thời tiết khá ổn định.

D. nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió.

5. Biên độ nhiệt trung bình năm ở môi trường nhiệt đới gió mùa khoảng

A. 3°C.            B. 5°C.           C. 8°C.           D. 11°C.

6. Lượng mưa trung bình năm ở môi trường nhiệt đới gió mùa có sự thay đổi tuỳ thuộc vào

A. hoạt động gió mùa mùa đông mạnh hay yếu.

B. vị trí gần biển hay xa biển.

C. sườn đón gió hay sườn khuất gió.

D. B và C đúng.

7. Địa điểm Sê-ra-pun-đi không có đặc điểm là

A. nằm ở sườn phía nam dãy Hi-ma-lay-a.

B. có lượng mưa trung bình cao nhất thế giới.

C. nhiệt độ quanh năm mát mẻ.

D. lượng mưa trung bình năm đạt 12.000 mm.

8. Mùa mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa tập trung khoảng bao nhiêu phần trăm lượng mưa cả năm?

A. 60% – 75%.                            B. 65% – 85%.

C. 70% – 95%.                            D. 75% – 100%.

9. Tính chất thất thường của khí hậu nhiệt đới gió mùa thể hiện ở

A. mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn.

B. lượng mưa có năm ít, năm nhiều.

C. gió mùa mùa đông có năm đến sớm, có năm đến muộn.

D. tất cả các ý trên.

10. Cảnh quan nào sau đây không có ở môi trường nhiệt đới gió mùa?

A. Rừng nhiệt đới mưa mùa.

B. Đồng cỏ cao nhiệt đới.

C. Rừng ngập mặn.

D. Hoang mạc và bán hoang mạc.

Đáp án

1B 2B 3C 4D 5C 6D 7C 8C 9D 10D

Nguồn website giaibai5s.com

Phần hai. Các môi trường địa lí-Chương I. Môi trường đới nóng. Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng-Bài 7. Môi trường nhiệt đới gió mùa
Đánh giá bài viết