I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI LÝ THUYẾT

1. Quan sát hình 41.1 (SGK trang 126), cho biết Trung và Nam Mĩ giúp các biển và đại dương nào?

Trả lời

Trung và Nam Mĩ giáp với biển Ca-ri-bê, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

2. Quan sát hình 41.1 (SGK trang 126) và các kiến thức đã học, cho biết:

– Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nào?

– Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió gì, thổi theo hướng nào?

Trả lời

– Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nhiệt đới.

– Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió Tín phong, thổi theo hướng đông bắc.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Quan sát hình 41.1 (SGK trang 126), nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ.

Trả lời

Cấu trúc địa hình của Nam Mĩ có ba phần:

– Hệ thống núi An-đet ở phía tây: cao và đồ sộ nhất châu Mĩ, giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng.

– Đồng bằng ở trung tâm: các đồng bằng Ô-ri-nô-cô, A-ma-dộn (rộng và bằng phẳng nhất thế giới), La-pla-ta, Pam-pa.

– Các sơn nguyên ở phía đông: Guy-a-na, Bra-xin.

2. So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ.

 Trả lời

– Giống nhau: cấu trúc địa hình của Trung và Nam Mĩ tương tự với cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ.

– Khác nhau:

+ Bắc Mĩ có núi già A-pa-lat ở phía đông, trong khi ở Nam Mĩ là các cao nguyên.

+ Hệ thống Cooc-đi-e của Bắc Mĩ là hệ thống núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ trong khi ở Nam Mĩ hệ thống An-đét cao và đồ sộ hơn, nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ.

+ Đồng bằng trung tâm Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.

+ Đồng bằng trung tâm Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-pa. Tất cả đều là đồng bằng thấp, chỉ trừ phía nam đồng bằng Pam-pa cao lên thành một cao nguyên.

III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất:

1. Diện tích của Trung và Nam Mĩ là

A. 10,4 triệu km2.                            B 20,5 triệu km2.

C. 30,6 triệu km2.                            D. 40,7 triệu km2.

2. Loại gió thổi quanh năm ở có đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti là gió gì?

A. Tín phong.                               B. Phơn tây nam.

C. Tây ôn đới.                              D. Động cực.

3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên quần đảo Ăng-ti?

A. Bao quanh biển Ca-ri-bê.

B. Là một vòng cung gồm vô số các đảo lớn nhỏ.

C. Kéo dài từ cửa vịnh Mê-hi-cô đến bờ đại lục Nam Mĩ.

D. Phía đông các đảo mưa ít nên phát triển xavan và rừng thưa, cây bụi.

4. Dãy núi trẻ chạy dọc phía tây của Nam Mĩ là

A. Roc-ki.                                B. Nê-va-đa.

C. An-đét.                               D. Trường Sơn.

5. Độ cao trung bình của dãy núi trẻ An-đet từ

A. 1.000 m – 3.000 m.                     B. 2.000 m – 4.000 m.

C. 3.000 m – 5.000 m.                    D. 4.000 m – 6.000 m.

6. Đồng bằng Ô-ri-nô-cô ở Nam Mĩ có đặc điểm nổi bật là

A. rộng và bằng phẳng.

B. cao dần về phía dãy An-đét.

C. hẹp, nhiều đầm lầy.

D. nhiều cát, ít phù sa.

7. Ba khu vực địa hình ở Nam Mĩ từ tây sang đông lần lượt là

A. Sơn nguyên, đồng bằng, núi.

B. núi, đồng bằng, Sơn nguyên.

C. sơn nguyên, núi, đồng bằng.

D. núi, sơn nguyên, đồng bằng.

8. Khu vực Trung và Nam Mĩ không gồm

A. co đất Trung Mĩ.

B. Mê-hi-cô.

C. toàn bộ lục địa Nam Mĩ.

D. các quần đảo trong biển Ca-ri-bê.

9. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sơn nguyên Bra-xin ở Nam Mĩ?

A. Đất tốt, khí hậu nóng và ẩm ướt nên rừng cây phát triển rậm rạp.

B. Bề mặt sơn nguyên Bra-xin bị cắt xẻ.

C. Rìa phía đông có nhiều dãy núi khá cao xen các cao nguyên núi lửa.

D. Hình thành lâu đời, bị bào mòn mạnh, trở thành miền đồi, núi thấp.

10. Đồng bằng nào sau đây không thuộc Nam Mĩ?

A. A-ma-dôn.                            B. Lường Hà.

C. La-pla-ta.                             D. Ô-ri-nô-cô.

Đáp án

1B 2A 3D 4C 5C 6C 7B 8B 9D 10B

Nguồn website giaibai5s.com

Phần ba. Thiên nhiên và con người ở các châu lục-Chương VII. Châu Mĩ-Bài 41. Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
Đánh giá bài viết