HÌNH HỌC

Nắm vững các kiến thức sau:

1. Định nghĩa (khái niệm) và cách vẽ

– Điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau, hai đường thẳng song song.

– Quan hệ giữa điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng (điểm thuộc hay không thuộc đường thẳng, đường thẳng cắt đường thẳng, …) và cách vē.

2. Các cách tính độ dài đoạn thẳng

– Dựa vào tính chất điểm nằm giữa hai điểm:

M nằm giữa A và B ⇒ AM + MB = AB

– Dựa vào tính chất trung điểm của đoạn thẳng:

M là trung điểm của AB ⇒ AM = MB =  AB/2

3. Cách nhận biết điểm nằm giữa hai điểm

M, N ∈ Ox, OM < ON M nằm giữa O và N.

          AM + MB = AB M nằm giữa A và B.

4. Cách nhận biết một điểm là trung điểm của đoạn thẳng .

BÀI TẬP

Bài 1: Cho đoạn thẳng MN = 8cm. Gọi R là trung điểm của MN.

a) Tính MR, RN.

b) Lấy hai điểm P, Q trên đoạn thẳng MN sao cho MP = NQ = 3cm. Tính PR, QR.

c) Điểm R có là trung điểm của đoạn thẳng PQ không? Vì sao?

Bài 2: Trên tia Ox xác định hai điểm A, B sao cho OA = 7cm, OB = 3cm.

a) Tính AB.

b) Trên tia đối của tia Ox xác định điểm C sao cho OC = 3cm. Điểm O có là trung điểm của CB không? Vì sao?

Bài 3: Cho đoạn thẳng AC = 5cm. Điểm B nằm giữa hai điểm A và C sao cho BC = 3cm.

a) Tính AB.

b) Trên tia đối của tia BA lấy điểm D sao cho DB = 6cm. So sánh BC và CD.

c) C có là trung điểm của đoạn DB không? Vì sao?

Bài 4: Điểm C nằm giữa hai điểm A và B sao cho AC = 2cm, BC = 4cm.

a) Tính AB.

b) Trên tia đối của tia CA lấy điểm D sao cho CD = 6cm. Chứng tỏ AC = BC.

Bài 5: Cho đoạn thẳng AB. Trên tia đối của tia AB lấy điểm M, trên tia đối của tia BA lấy điểm N sao cho AM = BN. So sánh BM và AN.

Nguồn website giaibai5s.com

Ôn tập toán 6 Học kì I – Hình học
Đánh giá bài viết