I. Đọc kĩ bài:

– Đọc nhiều lần đoạn trích, nhớ kĩ nhân vật chính và các hình ảnh, chi tiết nổi bật.

– Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm trong bài. Giọng đọc thay đổi linh hoạt cho phù hợp với tính cách từng nhân vật, phù hợp với tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch.

– Chú ý các từ ngữ khó phát âm: tía mấy, nát óc, hồng, trói, Lâm Văn Nên.

II. Tóm tắt nội dung:

Đoạn kịch kể lại cuộc đấu trí căng thẳng với giặc để cứu cán bộ của mẹ con di Năm. Qua đó, ca ngợi tấm lòng sắt son của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.

III. Gợi ý trả lời câu hỏi:

  1. An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?

(Khi bọn giặc hỏi An: “Ông đó phải tía mây không ?”, An trả lời: “Dạ, hổng phải tía”, làm cho chúng hí hửng tưởng An sợ nên khai thật. Không ngờ, An đối đáp thông minh, khiến chúng tẽn tò: “Cháu… kêu bằng ba, chứ không phải tía”.)

  1. Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh ?

(Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào, và không tìm thấy, đến khi bọn giặc toan trói chú cán bộ dì mới đưa giấy tờ ra. Dì nói to tên tuổi của chồng và tên bố chồng. Tưởng là dì nói với giặc nhưng thực ra là thông báo khéo để chú cán bộ biết mà nói theo.)

  1. Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?

(Vì vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân đối với cách mạng. Người dân tin yêu cách mạng, sẵn sàng xả thân để bảo vệ cán bộ cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng.)

IV. Thực hành – Luyện tập:

1/ Phân vai, đọc diễn cảm toàn bộ đoạn kịch. (Học sinh tự làm.)

2/ Kể lại nội dung đoạn kịch theo lời của em.

 * Tham khảo bài viết dưới đây:

Tên cai trừng mắt nhìn bé An, gằn giọng hỏi: “Ê ! Thằng nhỏ lại đây! Ông đó có phải tía mày không ? Nói dối, tao bắn nát óc, nghe chưa?”. Bé An mếu máo lắc đầu: “Dạ, không phải tía…”. Tên cai hí hửng hỏi tiếp: “Ở giỏi! Vậy là ai nào?”.

Bé An hồn nhiên đáp: “Dạ cháu kêu bằng ba, chở hổng phải bằng tía !”. Cụt hứng, tên cai tức tối quát lên: “Thằng ranh!” rồi ngó chú cán bộ, nói trống không: “Giấy tờ đâu, đưa coi!”. Lâm vào tình thế bất ngờ, chú cán bộ miễn cưỡng trả lời: “Để tôi đi lấy”. Chú quay lưng toan bước đi thì tên cai ngăn lại: “Anh đứng đó! Để chị này đi lấy!”. Rồi hắn bảo tên lính tạm mở trói cho dì Năm.

Dì Năm bước vào buồng. Một lúc sau, dì hỏi vọng ra: “Ba nó để giấy tờ ở chỗ nào?”. Chú cán bộ cố giữ bình tĩnh, nói lớn: “Thì má mày coi đâu đó!”. Tên cai khoái chí gật gù: “Trời ơi! Con ruồi bay qua là tao biết ngay con cái hay con đực mà! Qua mặt tạo không nổi đâu!”. Chú cán bộ cố giấu vẻ lo lắng, lại hỏi vọng vào buồng: “Thấy chưa, má thằng An ?”. Dì Năm đáp: “Chưa thấy !”. Tên cai chắc mẩm người đàn ông đang đứng trước mặt hắn đúng là kẻ mà hắn đang truy bắt nên ra lệnh cho tên lính trói lại dẫn đi.

Đúng lúc đó, dì Năm từ trong buồng bước ra, cố tình nói to: “Đây rồi nè! Mấy cậu coi, làng này có ai mà hổng biết Lâm Văn Nên, 31 tuổi, con ông Dừa”. Rồi dì đưa giấy cho tên cai, tên cai đưa cho tên lính, bảo đọc. Tên lính lẩm bẩm: “Họ và tên…”. Chú cán bộ nhanh nhảu nói liền một mạch: “Lâm Văn Nên, ba mốt tuổi, con ông…”. Chú chưa dứt lời thì tên cai ngượng ngập xua tay: “Thôi… Thôi được rồi!”. Sau đó hắn quay qua dì Năm cười ngượng ngập và đổi giọng ngọt nhạt: “Nhà có gà vịt gì không, chị Hai? Cho tụi này một con nhậu chơi đi!”.

Nhìn theo bóng hai tên tay sai đã khuất sau rặng cây đầu xóm, dì Năm thở phào nhẹ nhõm. Chú cán bộ xiết chặt tay ân nhân cứu mạng mà lòng rưng rưng xúc động trước tình thương yêu, che chở của nhân dân dành cho cách mạng.

Nguồn website giaibai5s.com

Những bài làm văn mẫu lớp 5 tập 1 – Tuần 3: Tập đọc: Lòng dân (tiếp theo)
Đánh giá bài viết