Câu 1. Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở bên dưới:

CÔNG NHÂN SỬA ĐƯỜNG

Bác Tâm, mẹ của Thư, đang chăm chú làm việc. Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày. Vì thế, tay bác y như tay một người khổng lồ. Bác đội nón, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. Tay phải bác cầm một chiếc búa. Tay trái bác xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng. Bác đập bủa đều đều xuống những viên đá để chúng khen chắc vào nhau. Hai tay bác đưa lên hạ xuống nhịp nhàng. Dường như bác đang làm một việc gì đấy rất nhẹ nhàng chứ không phải là công việc và đường vất vả kia. Chỉ có mảng áo ướt đẫm mồ hôi ở lưng bác là cứ loang ra mãi.

Mảng đường hình chữ nhật đen nhánh hiện lên, thay thế cho cái ổ gà quái ác lúc trước. Thư say sưa ngắm miếng và hình chữ nhật, thơm mùi nhựa đường hăng hắc ấy, rồi ôm cổ mę:

– Đẹp quá! Mẹ và đường cũng khéo như vá áo ấy!

Bác Tâm đứng lên, vươn vai mấy cái liền. Bác nheo mắt nhìn mặt đường. Nắng chói chang. Một nụ cười làm rạng rỡ khuôn mặt bác.

Theo Nguyễn Thị Xuyển

a) Xác định các đoạn của bài văn.

(- Đoạn 1: Từ đầu đến… Chỉ có mảng áo ướt đẫm mồ hôi ở lưng bác là cứ loang ra mãi.

– Đoạn 2: Từ Mảng đường hình chữ nhật đen nhánh… đến …khéo như vá áo ấy!

– Đoạn 3: Phần còn lại.)

b) Nêu nội dung chính của từng đoạn.

(- Đoạn 1: Tả ngoại hình và hoạt động của bác Tâm khi bác đang và đường.

– Đoạn 2: Tả kết quả lao động của bác Tâm – mảng đường được và rất đẹp, rất khéo.

– Đoạn 3: Tả bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong.

c) Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn.

(- Đang chăm chỉ làm việc.

– Tay phải cầm một chiếc búa, tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng. Bác đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng khen chắc vào nhau. Hai tay bác đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.

Bác đứng lên, vươn vai mấy cái liền.)

Câu 2, Viết một đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.

Gợi ý:

– Người đó có thể là người thân trong gia đình em, là cô giáo (thầy giáo), bạn bè hoặc một ca sĩ em yêu thích,…

– Em cần tả hoạt động của người đó qua một công việc cụ thể. Ví dụ: tả mẹ em nấu cơm, bố đọc báo, anh tập thể dục hoặc ca sĩ đang hát,…

– Nhớ lại các kết quả quan sát được để đưa vào đoạn văn những chi tiết chính xác về hoạt động của người mà em chọn để tả.

* Tham khảo đoạn văn tả Người bạn đang nhảy dây dưới đây:

Thảo đón lấy sợi dây từ tay Tâm, nắm chắc hai đầu dây rồi bắt đầu nhảy: Một, hai, ba… mười bốn, mười lăm… hai mươi… ba mươi… Chiếc dây quay nhanh dần, nhanh dần theo nhịp nhảy. Chúng em chăm chú nhìn và đếm. Đôi bàn chân Thảo nhấc lên đặt xuống nhịp nhàng, thoăn thoắt. Không một lần vướng dây, không một lần lỗi nhịp. Đôi môi đỏ thắm, đôi mắt sáng ngời, trông Thảo thật đáng yêu! Sáu mươi… bảy mươi… tám mươi… Sợi dây vẫn quay đều, quay đều… Má Thảo hồng lên, lấm tấm mồ hôi nhưng nụ cười vẫn không tắt trên môi. Chúng em nín thở theo dõi. Nhip nhảy chậm dần và Thảo dừng lại ở con số một trăm năm mươi cái.

Nguồn website giaibai5s.com

Những bài làm văn mẫu lớp 5 tập 1 – Tuần 15: Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả hoạt động)
Đánh giá bài viết