Câu 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

+ Các em đọc lại các bài tập đọc đã học: Thư gửi các học sinh, Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Nghìn năm văn hiến, sắc màu em yêu. Nhở kĩ nội dung chỉnh, nhân vật chính trong bài.

+ Cách đọc:

– Bài Thư gửi các học sinh: Đọc bằng giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng, tin tưởng.

– Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa: Đọc diễn cảm với giọng thong thả, nhẹ nhàng, nhấn mạnh các từ ngữ miêu tả những màu vàng khác nhau của cảnh vật.

– Bài Nghìn năm văn hiến: Đọc bằng giọng đầy cảm xúc tự hào về truyền thống nghìn năm văn hiến của dân tộc.

– Bài Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai: Đọc bằng giọng thông báo rõ ràng, rành rọt, nhấn mạnh những thông tin về số liệu, về chính sách đối xử bất công của nhà cầm quyền đối với người da đen và da màu ; thể hiện tinh thần đấu tranh dũng cảm và thắng lợi vẻ vang của nhân dân Nam Phi.

– Bài Sắc màu em yêu: Đọc diễn cảm bài thơ bằng giọng nhẹ nhàng, tha thiết.)

Câu 2. Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu sau:

 

* Tham khảo bảng dưới đây:

TIẾT 2

Câu 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

(+ Các em đọc lại các bài tập đọc đã học: Lòng dân, Những con sếu bằng giấy, Bài ca về trái đất, Một chuyên gia máy xúc. Nhớ kĩ nội dung chính, nhân vật chính trong bài.

+ Cách đọc:

– Bài Lòng dân: Giọng đọc thay đổi linh hoạt cho phù hợp với tính cách của từng nhân vật và diễn biến của câu chuyện. Phân biệt lời của từng nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu của các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.

– Bài Những con sếu bằng giấy: Đọc diễn cảm với giọng trầm buồn; nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống của cô bé Xa-xa-cô cùng mơ ước hoà bình của thiếu nhi trên toàn thế giới.

– Bài Bài ca về trái đất: Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, rộn ràng.

– Bài Một chuyên gia máy xúc: Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện cảm xúc chân thành về tình bạn và tình hữu nghị.)

Câu 2. Nghe – viết: .

NỖI NIỀM GIỮ NƯỚC GIỮ RỪNG

Tôi biết tờ giấy tôi đang viết và cuốn sách này làm bằng bột nửa, bột gỗ của rừng. Ngồi trong lòng đò ngược sông Đà, nhìn lên nhiều đám cháy nghĩ mà giận người đốt rừng. Chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách.

Tôi còn biết rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà. Mỗi năm lũ to kéo về như dòng nước mắt đỏ lừ của rừng, những người chủ chân chính của đất nước lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước giữ rừng.

Theo Nguyễn Tuân

(- Các em nghe thầy, cô đọc hết câu mới viết.

– Khi viết xong, cần kiểm tra lại những chữ phải viết hoa, những chữ có âm đầu, âm cuối, dấu thanh dễ sai chính tả : bột nửa, bột gỗ, sông Đà, tàn cháy. nương, ghềnh, giận, trịch, mực nước, sông Hồng, lũ, nỗi niềm, giữ nước, giữ rừng,…

– Nội dung đoạn văn: Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.)

 TIẾT 3

Câu 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

(Các em đọc lại các bài tập đọc đã học: Ê-mi-li, con…, Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai, Tác phẩm của Si-le và tên phát xít, Những người bạn tốt. Nhớ kĩ nội dung chính, nhân vật chính trong bài.

+ Cách đọc:

– Bài Ê-mi-li, con…: Đọc đúng tên riêng nước ngoài, ngắt đúng nhịp thơ. Đọc diễn cảm bằng giọng tha thiết, xúc động.

– Bài Sự sụp đổ của chế độ a-các-thai: Đọc bằng giọng thông báo rõ ràng, rành mạch. Nhấn giọng ở những thông tin về số liệu thể hiện chính sách đối xử bất công đối với người da đen và da màu của nhà cầm quyền; về cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ và thắng lợi của nhân dân Nam Phi.

– Bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít: Đọc bằng giọng kể chuyện rành mạch, tự nhiên, thể hiện đúng tính cách của từng nhân vật: cụ già người Pháp điềm đạm, thông minh, hóm hỉnh ; tên phát xít Đức hống hách, hợm hĩnh nhưng đốt nát, ngờ nghệch.

– Bài Những người bạn tốt: Đọc lưu loát và phát âm đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài.)

Câu 2. Ghi lại chi tiết mà em thích nhất trong một bài văn miêu tả đã học đưới đây:

a) Quang cảnh làng mạc ngày mùa.

b) Một chuyên gia máy xúc.

c) Kì diệu rừng xanh.

d) Đất Cà Mau. (Tuỳ theo cảm xúc của từng học sinh trong khi cảm nhận cái hay, cái đẹp của từng bài văn. Ví dụ:

a, Quang cảnh làng mạc ngày mùa: Chi tiết em thích nhất là hình ảnh: Những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Vì từ vàng lịm vừa tả màu sắc, vừa gợi cảm. Hình ảnh so sánh chùm quả xoan với chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng thật bất ngờ và thú vị. ..

b, Một chuyên gia máy xúc: Chi tiết em thích nhất là hình ảnh anh A-lếc-xây, chuyên gia máy xúc của nước Nga. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách tham quan khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phác…, tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.

c, Kì diệu rừng xanh: Em thích nhất đoạn văn tả vẻ đẹp của rừng khộp: Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.

d, Đất Cà Mau: Em thích nhất đoạn văn tả đặc điểm tính cách của con người Cà Mau: Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.)

TIẾT 4

Câu 1. Trao đổi trong nhóm để lập bảng từ ngữ về các chủ điểm đã học theo mẫu sau:

Câu 2. Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau:

TIẾT 5

Câu 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

(+ Các em đọc lại các bài tập đọc đã học: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà, Kì diệu rừng xanh, Trước cổng trời, Cái gì quý nhất, Đất Cà Mau. Nhở kĩ nội dung chính, nhân vật chính trong bài.

+ Cách đọc: – Bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà : Đọc diễn cảm, thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng và ngắm nhìn sự kì vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà, mơ tưởng về một tương lai tốt đẹp.

– Bài Kì diệu rừng xanh: Đọc diễn cảm bằng giọng nhẹ nhàng, nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp kì lạ, những tình tiết bất ngờ, thú vị của cảnh vật và sự say mê, ngưỡng mộ của tác giả trước vẻ đẹp của rừng.

– Bài Trước cổng trời: Đọc diễn cảm bằng giọng nhẹ nhàng, thong thả, thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp vừa hoang sơ, thơ mộng, vừa ấm cúng, thân thương của bức tranh cuộc sống vùng cao.

– Bài Cái gì quý nhất: Đọc diễn cảm bằng giọng kể thong thả, rành mạch. Phân biệt lời dẫn chuyện và lời của từng nhân vật.

– Bài Đất Cà Mau: Đọc diễn cảm bằng giọng thong thả, rõ ràng, nhấn mạnh các từ ngữ gợi tả.) Câu 2. Nêu tính cách của một số nhân vật trong vở kịch Lòng dân của tác giả Nguyễn Văn Xe.

Phân vai trong nhóm để tập diễn một trong hai đoạn kịch.

* Tham khảo cách làm dưới đây:

TIẾT 6

Câu 1. Thay những từ in đậm trong đoạn văn dưới đây bằng các từ đồng nghĩa cho chính xác hơn:

Hoàng bê chén nước bảo ông uống. Ông vò đầu Hoàng và bảo: “Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?”. Hoàng nói với ông: “Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ!”.

(Thay từ như sau là đúng:

 Câu 2. Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống:

a) Một miếng khi đói bằng một gói khi …

b) Đoàn kết là sống, chia rẽ là … 

c) Thắng không kiêu, … không nản. 

d) Nói lời phải giữ lấy lời

     Đừng như con bướm … rồi lại bay.

e) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn 

Xầu người … nết còn hơn đẹp người.

(Thứ tự điền từ trái nghĩa như sau: a, no, b, chết, c, bại, d, đậu, em đẹp.) 

Câu 3. Đặt câu để phân biệt hai từ đồng âm: giá (giá tiền) • giá (giá để đồ vật).

(- Giá tiền chiếc áo len màu hồng treo trên giá đắt quá! 

– Bộ sách giáo khoa lớp 5 giá bao nhiêu tiền hả chị?

– Trên giá sách của ông tôi có rất nhiều sách quý…) . 

Câu 4. Đặt câu với mỗi nghĩa dưới đây của từ đánh:

a) Làm đau bằng cách dùng tay hoặc dùng roi, gậy,… đập vào thân người.

b) Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh. 

c) Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng cách xát, xoa. 

(+ Đặt câu: 

– Hôm qua, cu Tí bị mẹ đánh cho một roi vì tội nghịch bẩn. .. 

– Anh Nam đánh trống rất giỏi. 

– Cứ đến gần Tết, ông em lại mang những đồ thờ bằng đồng ra đánh bóng.)

TIẾT 7 : BÀI LUYỆN TẬP

  1. Đọc thầm

(* Gợi ý: Đọc thầm là đọc không thành tiếng, nhưng vẫn phải vừa đọc vừa suy nghĩ xem bài thơ có những hình ảnh gì và mang nội dung gì? Rồi dựa vào đó để trả lời câu hỏi.)

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:

1. Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào ?

a) Mùa xuân.

b) Mùa hè. 

c) Mùa thu. 

d) Mùa đông. (Ý d: Mùa đông)

2. Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng cách nào ? 

a) Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non. 

b) Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non.

c) Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non.

(Ý a: Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non. Một mầm non nho nhỏ, Còn nằm ép lặng im. Mầm non mắt lim dim, Cố nhìn qua kẽ lá, Thấy mây bay hối hả, Thấy lất phất mưa phùn, Mầm non vừa nghe thấy, vội bật chiếc vỏ rơi, Nó đứng dậy giữa trời, Khoác áo màu xanh biếc.)

3. Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?

a) Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.

b) Nhờ sự im ắng của mọi vật trong mùa xuân.

c) Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá trong mùa xuân.

(Ý a: Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.)

4. Em hiểu câu thơ Rừng cây trồng thưa thớt nghĩa là thế nào ?

a) Rừng thưa thớt vì rất ít cây.

b) Rừng thưa thớt vì cây không lả.

c) Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng.

(Ý b: Rừng thưa thớt vì cây không lá.)

5. Ý chính của bài thơ là gì?

a) Miêu tả mầm non.

b) Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.

c) Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.

(Ý c: Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.)

6. Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc ?

a) Bé đang học ở trường mầm non.

b) Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.

c) Trên cành cây có những mầm non mới nhú.

(Ý c: Trên cành cây có những mầm non mới nhú.)

7. Hối hả có nghĩa là gì ?

a) Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.

b) Mừng vui, phấn khởi vì được như ý.

c) Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh.

(Ý a: Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.)

8. Từ thưa thớt thuộc từ loại nào?

a) Danh từ.

b) Tính từ.

c) Động từ.

(Ý b: Tính từ.)

9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ?

a) Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt

b) Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách

c) Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách.

(Ý c: Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách.)

10. Từ nào đồng nghĩa với im ắng ?

a) Lặng im

b) Nho nhỏ

c) Lim dim

(Ý c: Lặng im.) .

TIẾT 8

BÀI LUYỆN TẬP

Tập làm văn

Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua. (Học sinh tự làm.)

Nguồn website giaibai5s.com

Những bài làm văn mẫu lớp 5 tập 1 – Tuần 10: Ôn tập giữa học kì I
Đánh giá bài viết