A. LÍ THUYẾT

– Vật đang đứng yên bắt đầu chuyển động: v = 0 thay đổi thành v ≠ 0

– Vật đang chuyển động chuyển sang đứng yên: v ≠ 0 thay đổi thành v = 0.

– Vật chuyển động nhanh lên: v nhỏ thay đổi thành v lớn.

– Vật chuyển động chậm lại: v lớn thay đổi thành v nhỏ.

– Thay đổi hướng của chuyển động: hướng này chuyển sang hướng khác.

– Lực có thể làm vật biến dạng

– Lực có thể làm thay đổi vận tốc của chuyển động.

– Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

Gốc là điểm đặt của lực.

+) Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

+) Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước .

+) Kí hiệu của vectơ lực:

+) Kí hiệu của cường độ lực: F

Độ dài của mũi tên càng lớn thì cường độ của lực ấy càng lớn

Đơn vị đo lực là Niutơn viết tắt là N.

Ví dụ: Một lực có cường độ 3 N (3 Niutơn) tác dụng lên vật A.

– A: Gốc (điểm đặt) của lực

– Ox là phương của lực: phương nằm ngang.

– Chiều từ 0 → x là chiều của lực: chiều từ trái sang phải.

– Độ lớn của lực là 3 N. Tỉ xích 1 cm ứng với 1 N.

Khi hai lực cùng tác dụng lên một vật A, có thể là:

+) Hai lực cùng phương, cùng chiều.

+) Hai lực F1, F, cùng phương ngược chiều.

+) Hai lực F, F, không cùng phương.

B. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

I. ÔN LẠI KHÁI NIỆM LỰC

Câu 1.

Hình a: Nam châm tác dụng lên thanh thép một lực hút làm xe chuyển động nhanh lên. Như vậy lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của chuyển động nhanh dần về phía nam châm).

Hình b: Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng biến dạng, ngược lại lực của quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến dạng. Như vậy lực có tác dụng làm vật bị biến dạng.

II. VẬN DỤNG

Câu 2.

Các lực được biểu diễn như hình vẽ. Vật có khối lượng 5kg thì trọng lực là 50 N. Lực F1 = 50N. (Tỉ xích 1 cm ứng với 10N).

Lực F2 = 15000N. (Tỉ xích 1cm ứng với 5000N)

Câu 3.

Lực F1: Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 20N.

Lực F2: Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 30N.

Lực F3: Phương hợp với phương nằm ngang một góc 30°, chiều xiên lên từ trái sang phải, độ lớn 30N.

C. HƯỚNG DẪN GIẢI SÁCH BÀI TẬP TRANG 12-13-14-15

4.1. Chọn D. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.

4.2.

– Một chiếc xe đang đổ dốc, nếu không có lực hãm thì lực hút của Trái Đất sẽ làm tăng vận tốc của xe.

– Xe đang chuyển động trên đoạn đường ngang, nếu không có lực tác động nữa, lực cản của không khí sẽ làm giảm tốc độ xe.

4.3. Khi thả vật rơi, do sức hút của Trái Đất, vận tốc của vật tăng.

Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do lực cản của cát nên vận tốc của bóng bị giảm.

4.4

Hình a: Vật chịu tác dụng của hai lực: lực kéo Fk có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 5 x 50 = 250N. Lực cản Fc có phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 3 x 50 = 150N.

Hình b: Vật chịu tác dụng của hai lực: trọng lực P có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, cường độ 2 x 100 = 200N. Lực kéo Fk nghiêng một góc 30° với phương nằm ngang, chiều hướng lên, cường độ 3 x 100 = 300N.

4.5.

– Trọng lực của một vật 1500N (hình a)

– Lực kéo của một xà lan là 2000N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải, tỉ xích làm ứng với 500N (hình b)

4.6. Chọn B.

4.7. Chọn D. Trong tình huống a vận tốc giảm, trong tình huống b vận tốc giảm.

4.8. Chọn D.

4.9. Đèn chịu tác dụng của các lực:

– Lực : Gốc là điểm 0, phương trùng với sợi dây OA, chiều từ 0 đến A và có độ lớn 150N.

– Lực : Gốc là điểm 0, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới và có độ lớn 150N.

– Lực : Gốc là điểm 0, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới và có độ lớn 150N.

4.10. Biểu diễn lực như hình a):

4.11. Chọn C.

4.12. Chọn A.

4.13. Biểu diễn lực như hình b):

D. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1. Khi có một lực tác dụng lên vật thì vật sẽ như thế nào ? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Vật chỉ biến dạng.

B. Vật chỉ thay đổi vận tốc.

C. Vật chỉ biến dạng hoặc thay đổi vận tốc hoặc vừa bị biến dạng vừa thay đổi vận tốc.

d. Cả ba câu đều đúng.

Câu 2. Khi chỉ có lực tác dụng lên vật nếu vật không bị biến dạng thì vận tốc của vật sẽ như thế nào ? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Vận tốc không đổi.

B. Vận tốc tăng dần.

C. Vận tốc giảm dần.

D. Vận tốc thay đổi.

HƯỚNG DẪN GIẢI 

Câu 1. Vật bị biến dạng hoặc thay đổi vận tốc hoặc vừa bị biến dạng vừa thay đổi vận tốc. Chọn C.

Câu 2. Khi có một lực tác dụng lên vật mà vật không bị biến dạng thì chắc chắn vận tốc của vật bị thay đổi. Chọn D.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Vật lí 8 – Bài 4: Biểu diễn lực
5 (100%) 1 vote