A. LÍ THUYẾT

– Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật là liệt dung riêng của chất làm vật.

– Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào:

– Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thu vào để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1°C

Bảng nhiệt dung riêng C (J/kg.K) một số chất thường gặp

Chất C (J/kg.K) Chất C (J/kg.K)
nước 4200 đất 1800
rượu 800 thép 460
nước đá 2500 đồng 380
nhôm 460 nhôm 130

B. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

I. NHIỆT LƯỢNG MỘT VẬT THÌ VÀO PHỤ THUỘC NHỮNG YẾU TỐ NÀO?

Câu 1.

– Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật (nước) được giữ giống nhau – Khối lượng thay đổi.

– Làm như vậy mới tìm hiểu được mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng. Ta có:

Câu 2: Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng cần cung cấp càng lớn.

Câu 3. Cần phải giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau. Muốn vậy, hai cốc phải đựng cùng một lượng nước giống nhau.

Câu 4. Cần phải thay đổi độ tăng nhiệt độ của hai cốc khác nhau. Muốn vậy thời gian đun hai cốc phải khác nhau.

Ta có:

Câu 5. Nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên càng lớn thì độ tăng nhiệt độ của vật cũng càng lớn.

Câu 6. Khối lượng và độ tăng nhiệt độ không đổi.

Chất làm vật thay đổi. Ta có: Q1 > Q2.

Câu 7. Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên có phụ thuộc vào chất làm vật.

II. CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG – VẬN DỤNG

Câu 8. Muốn xác định nhiệt lượng vật thu vào cần tra bảng để biết độ lớn của nhiệt dung riêng của chất làm vật và đo độ lớn của khối lượng bằng cân, độ tăng nhiệt độ bằng nhiệt kế.

Câu 9. Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20°C lên 50°C là: Q = m x c(t2 – t1) = 5 x 380(50 – 20) = 57000J = 57 kJ.

Câu 10. Khi nước sôi thì nhiệt độ của ấm và của nước đều bằng 100°C

Nhiệt lượng nước cần thu vào để nước nóng lên 100°C là:

Q1 = m1 x c1 x Δt = 2 x 4200 (100 – 25) = 630000J

Nhiệt lượng ẩm cần thu vào để ấm nóng lên 100°C là:

Q2 = m2 x c2 x Δt = 0,5 x 880 x (100 – 25) = 33000J

Nhiệt lượng tổng cộng cần cung cấp là:

Q = Q1 + Q2 = 63000 + 33000 = 663000J = 663 kJ.

C. HƯỚNG DẪN GIẢI SÁCH BÀI TẬP TRANG 65-66

24.1. 1) Chọn A. Bình A.

  2) Chọn C. Lượng chất lỏng chứa trong từng bình.

24.2. Nhiệt lượng cần cung cấp là:

Q = m x c x Δt = 5 x 4200 × 20 = 420000J = 420kJ

24.3. Nhiệt độ nước nóng thêm là:

24.4. Nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước là:

Q = Qấm + Qnước = 0,4 x 880 x 80 + 1 x 4200 x 80

= 28160 + 336000 = 364160J

24.5. Nhiệt dung riêng của một kim loại là:

Tra bảng ta biết kim loại này là đồng.

24.6. Đường I: nước; đường II: đồng; đường III: sắt.

24.7.

Tóm tắt:

m = 12kg

Δt = 20°C

t = 1,5 phút = 100s.

A = ?J

P = ?W

Nhiệt lượng đầu búa nhận được là:

Q = mc(t1 – t2) = 12 x 460 × 20 = 110400J

Công của búa máy thực hiện trong 1,5 phút là:

Công suất của búa là:

24.8. Chọn B. Δt1 > Δt2 > Δt3

24.9. Chọn D. Cả ba phương án trên đều sai.

24.10. Chọn C. Nước.

24.11.

a) Q1 = m x c x Δt = 0,5 x 4200 (60 – 20) = 8400J

Nhiệt lượng nước thu vào trong 1 phút:

b) Q2 = m x c x Δt = 0,5 x 4200 x (60 – 20) = 8400J

Nhiệt lượng nước tỏa ra trong 1 phút:

c) Q3 = 0; q3 = 0

24.12. Q = m x c x Δt = 5 x 4200 x (34 – 28) = 126000 kJ.

24.13. Ban ngày, Mặt Trời truyền cho mỗi đơn vị diện tích mặt biển và đất những nhiệt lượng bằng nhau. Do nhiệt dung riêng của nước biển lớn hơn của đất nên ban ngày nước biển nóng lên chậm hơn và ít hơn đất liền. Ban đêm, cả mặt biển và đất liền tỏa nhiệt vào không gian nhưng mặt biển tỏa nhiệt chậm hơn và ít hơn đất liền. Vì vậy, nhiệt độ trong ngày ở các vùng ở gần biển ít thay đổi hơn các vùng nằm sâu trong đất liền.

24.14. Tóm tắt: mđ = 300g = 0,3kg; mn = 1kg; t1 = 15°C; t2 = 100°C;

Q1s = 500J; Cđ = 380J/kg.K; Cn = 4200J/kg.K; t = ?.

Nhiệt lượng cần truyền để đun sôi ấm nước:

Q = (mđ x Cđ + mn x Cn). (t2 – t1)

= (0,3 x 380 + 1 × 2400) x 85 = 366690J.

D. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

A. Cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1°C.

B. Cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho lg chất đó tăng thêm 1°C.

C. Cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1m chất đó tăng thêm 1°C.

D. Cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1C.

Câu 2. Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào:

A. khối lượng của vật.

B. nhiệt độ của vật.

C. chất làm vật.

D. khối lượng của vật, tăng nhiệt độ của vật, nhiệt dung của chất làm vật.

Câu 3. Có hai vật được làm bằng thép có khối lượng lần lượt là m = 1kg, m = 2kg. Sau một thời gian nung nóng, vật 1 thu nhiệt lượng là Q1, vật 2 thu nhiệt lượng là Q2 thì độ tăng nhiệt độ của hai vật như nhau. So sánh Q1 và Q2 Giải thích. Hãy chọn câu trả lời đúng:

A. Q1 = Q2, vì chúng được cùng làm bằng thép.

B. Q1 = Q2, vì độ tăng nhiệt độ của chúng bằng nhau.

C. Q1 > Q2, vì m2 > m1.

D. Q2 < Q1, vì m2 > m1.

Câu 4. Một ấm nhôm có khối lượng 250gam đựng 3 lít nước ở 30°C. Tính lượng nhiệt cần đun sôi lượng nước đó. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhóm là 880J/kg.K. Hãy chọn kết quả đung.

A. Q = 88200J.

B. Q = 897400J.

C. Q = 258300J.

Q = 384600J.

Câu 5. Người ta cung cấp cho 5 kg rượu ở 20°C một nhiệt lượng là 562500J. Hỏi rượu nóng thêm bao nhiêu độ ? Biết rằng nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/kg.K. Hãy chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:

A. Δt = 65°C.

B. Δt = 45°C.

C. Δt = 25°C.

D. Một giá trị khác.

Câu 6. Một quả cầu làm bằng đồng có khối lượng 500g nhận thêm một nhiệt lượng là 9500J, Biết nhiệt độ sau cùng của nó là 90°C, nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K. Hỏi nhiệt độ ban đầu của nó nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây:

A. t1 = 50°C.

B. t1 = 130°C.

C. t1 = 40°C.

D. t1 = 89,5°C.

HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1°C. Chọn A.

Câu 2. Khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật, nhiệt dung của chất làm vật. Chọn D.

Câu 3. Q2 > Q1 vì m2 > m1. Chọn C.

Câu 4. Khối lượng của ấm nhôm và của nước: mnh = 250g = 0,25kg, mn= 3kg.

Nhiệt lượng thu vào của ấm và của nước là:

Q = Qn + Qnh = mn.Cn.(t2 – t1 ) + mnh.Cnh.(t2. – t1)

= (mn.Cn + mnh.Cnh)(t2 – t1).

⇒ Q = (3 x 4200 + 0,25 x 880) (100 – 30) = 897400J. Chọn B.

Câu 5. Độ tăng nhiệt độ của rượu là:

Câu 6. Khối lượng của quả cầu: m = 500g = 0,5kg.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Vật lí 8 – Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng
5 (100%) 1 vote