A. LÍ THUYẾT

– Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

– Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: thực hiện công hoặc truyền nhiệt.

– Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị nhiệt năng và nhiệt lượng là jun (J).

– Nhiệt độ càng cao các phân tử, nguyên tử chuyển động càng mạnh, động năng càng lớn hay nhiệt năng của vật càng lớn.

B. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

I. NHIỆT NĂNG – CÁC CÁCH LÀM THAY ĐỔI NHIỆT NĂNG

Câu 1.

– Cọ xát miếng đồng nhiều lần lên nền khi đó miếng đồng sẽ nóng lên.

– Dùng búa đập lên miếng đồng nhiều lần, miếng đồng sẽ nóng lên.

Câu 2. Đặt miếng đồng lên nắp một nồi nước đang sôi, sau một thời gian, miếng đồng sẽ nóng lên.

II. NHIỆT LƯỢNG – VẬN DỤNG

Câu 3. Nhiệt năng của miếng đồng sẽ giảm và nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự thực hiện công.

Câu 4. Hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.

Câu 5. Do va chạm với mặt đất (thực hiện công) mà cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng quả bóng và mặt đất (ở chỗ va chạm) chứ không mất đi.

C. HƯỚNG DẪN GIẢI SÁCH BÀI TẬP TRANG 57-58-59

21.1. Chọn C. Khối lượng.

21.2. Chọn B. Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng.

21.3. Động năng, thế năng, nhiệt năng.

21.4. Khi đun nước có sự truyền nhiệt từ ngọn lửa sang nước. Khi hơi nước giãn nở làm bật nút chai thì có sự thực hiện công

21.5. Mực nước thủy ngân trong nhiệt kế tụt xuống vì không khí phì ra từ quả bóng thực hiện công, một phần nhiệt năng của nó chuyển hóa thành cơ năng.

21.6. Không khí bị nén trong chai thực hiện công làm nút bị bật ra. Một phần nhiệt năng của không khí đã chuyển hóa thành cơ năng nên không khí lạnh đi. Vì các khí có chứa hơi nước nên khi gặp lạnh, hơi nước ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ li ti tạo thành sương mù.

21.7. Chọn B. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng và thế năng của vật.

21.8. Chọn C. Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt trong sự truyền nhiệt.

21.9. Chọn C. Chỉ có thể thay đổi bằng cả thực hiện công và truyền nhiệt.

21.10. Chọn A. Động năng của vật càng lớn.

21.11. Chọn C. Chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên.

21.12. Chọn B. Khối lượng của vật.

21.13. Chọn C. Nhiệt độ của vật.

21.14. Nhiệt năng của khí trong nửa ống bên phải đã thay đổi bằng các quá trình:

– Truyền nhiệt khi được đốt nóng.

– Thực hiện công khi giãn nở đẩy giọt thủy ngân chuyển dời.

21.15.

a) Truyền nhiệt.

b) Thực hiện công.

c) Nhiệt năng của nước không thay đổi vì nhiệt độ của nước không đổi.

Nhiệt lượng do bếp cung cấp được dùng để biến nước thành hơi nước.

21.16.

+) Giống nhau: Nhiệt năng đều tăng.

+) Khác nhau: Khi nấu nhiệt năng tăng do truyền nhiệt, khi xát nhiệt tăng do nhận công.

21.17.

+) Giống nhau: Đều có thể làm tăng hoặc giảm nhiệt năng.

+) Khác nhau: Trong sự truyền nhiệt không có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác, trong sự thực hiện công có sự chuyển hóa từ cơ năng sang nhiệt năng và ngược lại.

21.18. Sai, vì nhiệt năng của một vật không những phụ thuộc vào nhiệt độ mà còn phụ thuộc số phân tử cấu tạo nên vật đó, nghĩa là còn phụ thuộc khối lượng của vật.

21.19. Nhiệt độ của giọt thủy ngân tăng do thủy ngân ma sát với thủy tinh. Đó là sự tăng nhiệt năng do nhận được công.

D. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1. Khi nói về nhiệt năng có các câu phát biểu sau:

A. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. Nhiệt năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

C. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật và cơ năng của vật.

D. Nhiệt năng của vật bằng cơ năng của vật. Hãy chọn câu phát biểu đúng.

Câu 2. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật cũng tăng. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

A. Động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. Nhiệt năng của vật.

C. Nhiệt độ của vật.

D. Cả ba câu trả lời đều đúng.

Câu 3. Khi thả một đồng xu ở nhiệt độ phòng vào một cốc nước nóng. Nhiệt năng của đồng xu và của cốc nước nóng có thay đổi không? Đây là sự thực hiện công hay sự truyền nhiệt? Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

A. Nhiệt năng của đồng xu giảm, của cốc nước nóng tăng. Đây là sự truyền nhiệt.

B. Nhiệt năng của đồng xu tăng, của cốc nước nóng giảm. Đây là sự truyền nhiệt.

C. Nhiệt năng của đồng xu tăng, của cốc nước nóng giảm. Đây là sự thực hiện công.

D. Nhiệt năng của đồng xu giảm, của cốc nước nóng giảm. Đây là sự truyền nhiệt.

Câu 4. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào nhiệt năng thay đổi là do sự thực hiện công.

A. Khi bơm xe đạp bằng bơm tay, thân bơm nóng lên.

B. Chậu nước để ngoài sân khi trời nắng.

C. Đun nước sôi.

D. Bật tivi trong một thời gian nào đó.

Câu 5. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào nhiệt năng thay đổi là do sự truyền nhiệt.

A. Khi bật que diêm, que diêm cháy.

B. Người thợ mộc bào gỗ, sau một thời gian sờ vào cái bào thấy nóng.

C. Bỏ cục nước đá vào ly chè.

D. Khi đóng cọc, sờ vào búa thấy nóng.

Câu 6. Hãy chọn trường hợp đúng trong các trường hợp sau, khi nhiệt năng thay đổi là do sự truyền nhiệt và do cả sự thực hiện công.

A. Cái xích sắt của một chiếc xe chở xăng đang kéo lê trên mặt đường.

B. Khi cầm ly nước lạnh trong tay.

C. Khi đóng đinh vào tường, đầu đinh với búa nóng lên.

D. Khi người thợ rèn đang rèn dao, kéo.

Câu 7. Khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào trong nước nóng, thì có người nói rằng:

A. Lúc đầu mực thủy ngân trong ống tụt xuống, sau đó nó lại dâng lên.

B. Động năng của các phân tử thủy tinh và của các phân tử thủy ngân tăng.

C. Nhiệt năng của nhiệt kế giảm.

D. Nhiệt năng của nhiệt kế tăng.

Câu 8. Có hai vật giống nhau, nhưng có một vật nóng và một vật ít nóng hơn. Trong những phát biểu sau đây, phát biểu nào không đúng?

A. Chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật nóng hơn thì nhanh hơn.

B. Cơ năng của vật nóng hơn là lớn hơn.

C. Nhiệt năng của vật nóng hơn là lớn hơn.

D. Nhiệt độ của vật ít nóng hơn là thấp hơn.

 HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Chọn A.

Câu 2. Cả ba câu trả lời đều đúng. Chọn D.

Câu 3. Nhiệt năng của đồng xu tăng, của cốc nước nóng giảm. Đây là sự truyền nhiệt. Chọn B.

Câu 4. Khi bơm xe đạp bằng bơm tay, thân bơm nóng lên. Chọn A.

Câu 5. Bỏ cục nước đá vào ly chè. Chọn C.

Câu 6. Khi người thợ rèn đang rèn dao, kéo. Chọn D.

Câu 7. Nhiệt năng của nhiệt kế giảm, là câu nói sai. Chọn C.

Câu 8. Cơ năng của vật nóng hơn là lớn hơn. Chọn B.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Vật lí 8 – Bài 21: Nhiệt năng
5 (100%) 3 votes