A. LÍ THUYẾT

– Các nguyên tử, phân tử chuyển động không dừng

– Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

B. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

I. CÁC NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG NGỪNG

Câu 1. Quả bóng tương tự với hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao.

Câu 2. Các học sinh tương tự với những phân tử nước trong thí nghiệm của Brao.

Câu 3. Do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng. Trong khi chuyển động, các phân tử nước va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng, làm cho các hạt phấn hoa cũng chuyển động hỗn độn không ngừng.

II. CHUYẾN ĐỘNG PHÂN TỬ VÀ NHIỆT ĐỘ – VẬN DỤNG

Câu 4. Chúng dần hòa trộn vào nhau tạo thành chất lỏng màu xanh nhạt vì các phân tử nước và đồng sun phát đều chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía, các phân tử đồng sun phát có thể chuyển động lên trên, xen vào khoảng cách giữa những phân tử nước và ngược lại các phân tử nước có thể chuyển động xuống dưới xen vào giữa khoảng cách của các phân tử đồng.

Câu 5. Vì các phân tử không khí có thể nằm giữa khoảng cách của các phân tử nước. Đồng thời các phân tử không khí và các phân tử nước luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên dù nhẹ hơn, các phân tử không khí cũng không “nổi lên” và thoát ra khỏi nước.

Câu 6. Hiện tượng khuếch tán sẽ xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ vì khi tăng nhiệt độ thì các phân tử, nguyên tử chuyển động nhanh hơn, chúng tự hòa trộn với nhau nhanh hơn.

Câu 7. Thuốc tím trong cốc nước nóng sẽ hòa tan nhanh hơn vì trong cốc nước nóng, nhiệt độ cao hơn nên các phân tử nước và các phân tử thuốc tím chuyển động hỗn độn nhanh hơn. Kết quả là hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn.

C. HƯỚNG DẪN GIẢI SÁCH BÀI TẬP TRANG 53-54-55-56

20.1. Chọn C. Sự tạo thành gió.

20.2. Chọn D. Nhiệt độ của vật.

20.3. Vì các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.

20.4. Vì các phân tử nước hoa chuyển động theo mọi hướng nên có một số phân tử này ra khỏi lọ nước hoa và tới được các vị trí khác nhau trong lớp học.

20.5. Do các phân tử mực chuyển động không ngừng về mọi phía. Khi tăng nhiệt độ thì hiện tượng trên xảy ra nhanh hơn và các phân tử chuyển động nhanh hơn.

20.6. Do hiện tượng khuếch tán nên các phân tử phênoltalein có thể đi lên miệng ống nghiệm và tác dụng với amoniac tẩm ở bông.

20.7. Chọn C. Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.

20.8. Chọn C. Các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào chúng từ mọi phía.

20.9. Chọn A. Nhiệt độ chất lỏng.

20.10. Chọn D. Chuyển động không hỗn độn.

20.11. Chọn B. Vận tốc các phân tử không khí tăng.

20.12. Chọn D. Chuyển động quanh một vị trí xác định.

20.13. Chọn C. Vận tốc của các phân tử khí tăng.

20.14. Chọn C. Các phân tử chuyển động không ngừng và giữa chúng có khoảng cách.

20.15. Do các phân tử đường chuyển động hỗn độn về mọi phía và giữa các phân tử nước có khoảng cách, nên một số phân tử đường có thể chuyển động lên gần mặt nước, vì vậy nếm nước ở trên vẫn thấy ngọt.

20.16. Do các phân tử đồng và nhôm khuếch tán vào nhau.

20.17. Giải đáp ô chữ:

Ô chữ hàng dọc: PHÂN TỬ.

20.18. Khi bị đun nóng các phân tử khí chuyển động nhanh lên, va chạm vào thành bình nhiều hơn và mạnh hơn, nên áp suất chất khí tác dụng lên thành bình tăng.

20.19.

a) Giữa các con vật có khoảng cách và chúng chuyển động không ngừng về mọi phía giống như các phân tử.

b) Không, vì kích thước của các con vật vô cùng lớn so với kích thước của phân tử.

c) Hình ảnh này chỉ dùng để minh họa cho hiện tượng khuếch tán, không thể dùng để khẳng định giữa các phân tử có khoảng cách và các phân tử chuyển động không ngừng.

D. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật luôn luôn đứng yên hay chuyển động? hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

A. Các nguyên tử, phân tử luôn luôn đứng yên tại một chỗ.

B. Các nguyên tử, phân tử trong chất rắn thì đứng yên, còn trong chất lỏng và chất khí thì chuyển động.

C. Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

D. Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động theo một phía.

Câu 2. Khi các nguyên tử, phân tử của vật chuyển động nhanh hơn lên thì các đại lượng sau đây tăng. Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

A. Thể tích của vật.

B. Nhiệt độ của vật.

C. Khối lượng của vật.

D. Chiều dài của vật.

Câu 3. Khi nói đến vận tốc của các phân tử, câu phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Khi nhiệt độ của vật càng cao thì vận tốc của các phân tử càng lớn.

B. Khi nhiệt độ của vật càng cao thì vận tốc các phân tử càng nhỏ.

C. Khi thể tích của vật càng lớn thì vận tốc của các phân tử càng lớn.

D. Khi số phân tử của các vật càng nhiều thì vận tốc của các phân tử càng nhỏ.

Câu 4. Vật A có khối lượng lớn hơn vật B, nhưng lại có nhiệt độ nhỏ hơn vật B. Gọi VA, VB là vận tốc chuyển động của các phân tử vật A và vật B. Hãy so sánh VA với VB. Sự so sánh nào sau đây là đúng? Tại sao?

A. VA > VB, vì vật A có khối lượng lớn hơn vật

B. B. VA > VB, vì vật A có nhiệt độ nhỏ hơn vật B.

C. VA< VB, vì vật A có khối lượng lớn hơn vật B.

D. VA < VB, vì vật A có nhiệt độ nhỏ hơn vật B.

Câu 5. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là hiện tượng khuếch tán?

A. Đổ mực tím vào nước.

B. Đổ mè vào đậu.

C. Rảy nước hoa vào phòng.

D. Bỏ băng phiến vào áo quần.

Câu 6. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng khuếch tán ? Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

A. Quả bóng bay bay lên cao.

B. Sự tạo thành gió, bão.

C. Mùi hương thơm của hoa tỏa ra.

D. Nước chảy dưới sông.

Câu 7. Làm thế nào để giảm vận tốc chuyển động của các phân tử? Hãy chọn câu trả lời đúng:

A. Tăng thể tích của vật.

B. Nén vật.

C. Nung nóng vật.

D. Làm lạnh vật

HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1. Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động không ngừng. Chọn C.

Câu 2. Khi các nguyên tử, phân tử của vật chuyển động nhanh hơn lên thì nhiệt độ của vật tăng. Chọn B.

Câu 3. Khi nhiệt độ của vật càng cao thì vận tốc của các phân tử càng lớn. Chọn A.

Câu 4. VA < VB, vì vật A có nhiệt độ nhỏ hơn vật B. Chọn D.

Câu 5. Đổ mè vào đầu, không phải là hiện tượng khuếch tán. Chọn B.

Câu 6. Mùi hương thơm của hoa tỏa ra là do hiện tượng khuếch tán. Chọn C.

Câu 7. Làm lạnh vật. Chọn D.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Vật lí 8 – Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên
5 (100%) 1 vote