A. LÍ THUYẾT

– Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

– Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

B. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

I. CÁC CHẤT CÓ ĐƯỢC CẤU TẠO TỪ CÁC HẠT RIÊNG BIỆT KHÔNG? GIỮA CÁC PHÂN TỬ CÓ KHOẢNG CÁCH KHÔNG?

Câu 1. Không đủ vì giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô, các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này, làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát.

Câu 2. Thể tích của hỗn hợp rượu và nước giảm vì giữa các phân tử nước cũng như phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại.

II. VẬN DỤNG

Câu 3. Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước, cũng như các phân tử nước xen vào giữa khoảng cách giữa các phân tử đường nên nước đường có vị ngọt.

Câu 4. Thành bóng cao su hay bóng bay được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa các phân tử này có khoảng cách. Các phân tử không khí trong bóng có thể chui qua những khoảng cách này để ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.

Câu 5. Giữa các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể đứng xen vào khoảng cách đó, chính vì vậy mà cá có thể sống được trong nước.

C. HƯỚNG DẪN GIẢI SÁCH BÀI TẬP TRANG 50-51-52

19.1. Chọn D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

19.2. Chọn C. Nhỏ hơn 100cm3. 

(Vì giữa các phân tử nước và phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi đổ nước vào rượu thì các phân tử rượu xen lẫn vào các phân tử nước nên thể tích của hỗn hợp rượu nước giảm).

19.3. Ảnh chụp các phân tử, nguyên tử kim cương, than qua kính hiển vi cho thấy giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

19.4. Chúng ta thấy liền một khối vì các hạt vật chất rất nhỏ nên mắt thường không thể nhìn thấy được khoảng cách giữa chúng.

19.5. Các phân tử muối tinh có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước. (Các em tự làm thí nghiệm)

19.6. Độ dài của một chuỗi gồm một triệu phân tử này đứng nối tiếp – nhau là 0,23mm.

19.7. Khi bị nén, các phân tử nước có thể chui qua các khoảng cách này ra ngoài vì giữa các phân tử bạc của thành bình có khoảng cách.

19.8. Chọn B. Khoảng cách giữa các phân tử khí giảm.

19.9. Chọn B. Khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng.

19.10. Chọn A. Khi nhiệt độ tăng thì nở ra.

19.11. Chọn C. Đứng rất gần nhau.

19.12. Giữa các phân tử cấu tạo nên lá dưa và cọng dưa có khoảng cách nên các phân tử muối có thể khuếch tán vào dưa.

19.13. Khoảng cách giữa các phân tử của vỏ bóng bay lớn hơn nên các phân tử không khí trong bóng bay có thể lọt ra ngoài. Khoảng cách giữa các nguyên tử kim loại rất nhỏ nên các phân tử không khí trong quả cầu hầu như không thể lọt ra ngoài.

19.14. Chọn C. Vì giữa các phân tử cao su dùng làm săm có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra ngoài làm săm xẹp dần.

19.15. Mô tả thí nghiệm:

– Lấy 100cm3 nước và 50cm3 sirô đổ chung vào bình, ta thu được thể tích hỗn hợp là 140cm3

– Giải thích: Khi đổ nước vào sirô chung với nhau thì các phân tử nước xen lẫn vào các phân tử sirô làm cho thể tích hỗn hợp giảm. Điều này chúng tỏ: giữa các phân tử có khoảng cách.

D. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1. Hãy chọn câu phát biểu đúng trong các câu phát biểu sau khi nói về cấu tạo của các chất.

A. Các chất được cấu tạo từ những hạt rất nhỏ bé, riêng biệt gọi là phân tử hay nguyên tử.

B. Giữa các nguyên tử, phân tử luôn luôn có khoảng cách.

C. Các phân tử của các chất khác nhau thì cấu tạo, kích thước, khối lượng cũng khác nhau.

D. Cả ba phát biểu trên đều đúng.

Câu 2. Tại sao các chất trông có vẻ như liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các sau:

A. Vì các hạt vô cùng nhỏ bé và khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường không thể nhìn thấy được.

B. Vì các hạt nằm rất sát nhau.

C. Vì khoảng cách giữa các hạt rất nhỏ.

D. Vì các hạt rất giống nhau, chúng lại ở sát nhau.

Câu 3. Oxi và hidro, nước và hơi nước có được cấu tạo bởi cùng một loại sản phân tử không? Câu trả lời nào sau đây là đúng?

A. Oxi và hidro được cấu tạo bởi cùng một loại phân tử.

B. Nước và hơi nước không được cấu tạo bởi cùng một loại phân tử.

C. Nước và hơi nước đều được cấu tạo bởi cùng một loại phân tử.

D. Một câu trả lời khác.

Câu 4. Khối lượng của một nguyên tử cacbon là 1,99.10-26 kg. Hỏi khối lượng của 1018 nguyên tử (1 tỉ tỉ nguyên tử) nhận giá trị nào sau đây là đúng?

A. M = 0,0199mg.

B . B. M = 0,00199g.

C. M = 199mg.

D. M = 19,9g.

Câu 5. Gọi V1 và V2 là thể tích của hai chất lỏng. Khi trộn lẫn vào nhau thì thể tích của hỗn hợp V. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. V < V1 – V2.

B. V = V1 + V2.

C. V < V2+ V2.

D. V > V1 + V2

HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1. Cả ba phát biểu trên đều đúng. Chọn D.

Câu 2. Vì các hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được. Chọn A.

Câu 3. Nước và hơi nước đều được cấu tạo bởi cùng một loại phân tử. Chọn C.

Câu 4. Khối lượng của 1 tỉ tỉ nguyên tử cacbon:

M = 1018 x 1,99.10-26 = 1,99.10-8 (kg) = 1,99.10-2 mg. Chọn A.

Câu 5. V < V1 + V2. Chọn C.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Vật lí 8 – Bài 19: Các chất lỏng được cấu tạo như thế nào?
5 (100%) 1 vote