I. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

1. Câu hỏi chuẩn bị bài

Vấn đề 1. Thủy tức di chuyển như thế nào?

Trả lời

Thủy tức có 2 kiểu di chuyển là: di chuyển theo kiểu sâu đo hoặc di chuyển theo kiểu lộn đầu. Khi di chuyển chúng phối hợp giữa tua miệng với sự uốn nắn, nhào lộn của cơ thể.

Vấn đề 2. Thủy tức bắt mồi và tiêu hóa như thế nào?

Trả lời

Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng, giết mồi bằng tế bào gai độc, sau đó dùng tua đưa mồi vào miệng, tế bào mô cơ tiêu hóa giúp tiêu hóa mồi, chất thải sau đó được thải ra ngoài qua lỗ miệng.

2. Ghi nhớ

Thủy tức có cơ thể hình trụ, đối xứng tỏa tròn, sống bám, nhưng có thể di chuyển chậm chạp. Thành cơ thể có 2 lớp tế bào, gồm nhiều loại tế bào có cấu tạo phân hóa. Thủy tức bắt mồi nhờ các tua miệng. Quá trình tiêu hóa thực hiện trong ruột túi. Thủy tức sinh sản vừa vô tính, vừa hữu tính. Chúng có khả năng tái sinh.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 

Câu 1: Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức.

Hướng dẫn trả lời

Tế bào gai có vai trò tự vệ, tấn công và bắt mồi, khi bị kích thích, sợi gai có chất độc phóng vào con mồi. Đây cũng là đặc điểm chung của tất cả các đại diện khác ở ruột khoang.

Câu 2: Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào?

Hướng dẫn trả lời

Cơ thể thủy tức chỉ có một lỗ duy nhất thông với bên ngoài. Cho nên thủy tức lấy thức ăn và thải chất cặn bã đều qua một lỗ đó (gọi là lỗ miệng). Đây cũng là đặc điểm chung cho kiểu cấu tạo ruột túi ở ngành Ruột khoang.

Câu 3: Phân biệt thành phần tế bào lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thủy tức và chức năng của từng loại tế bào này.

Hướng dẫn trả lời

Thành phần tế bào Chức năng
Lớp ngoài Các tế bào phân hóa: Tế bào mô bì – cơ, tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào sinh sản. Che chở, bảo vệ, giúp cơ thể di chuyển, bắt mồi, tự vệ và sinh sản.
Lớp trong Chủ yếu là tế bào cơ, tiêu hóa. Có chức năng tiêu hóa ở ruột

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Sinh học Lớp 7 – Bài 8: Thủy tức
Đánh giá bài viết