I. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

1. Câu hỏi chuẩn bị bài

Vấn đề 1. Những đặc điểm cấu tạo của chim cánh cụt và đà điểu thích nghi với điều kiện sống của chúng

Trả lời

Vấn đề 2. Đặc điểm chung của lớp Chim

Trả lời

Vấn đề 3. Kể tên một số đại diện trong từng bộ phim

Trả lời

Bộ Ngỗng: ngỗng, ngan, vịt, le, mòng két, uyên ương, thiên nga,…

Bộ Gà: công, trĩ, gà tiền, gà lôi, gà sao, gà so, gà gô (đa đa), gà rừng,…

Bộ Chim ưng (bộ Cắt): diều hâu, kềnh kềnh, đại bàng, ó cá,…

Bộ Cú: cú lợn, cú mèo, cú vọ, dù dì,…

Trong thực tế một loài chim có cùng tên gọi có thể bao gồm nhiều loài khác nhau trong cùng 1 giống. Ví dụ: gà lôi có thể gồm gà lôi trắng, gà lôi tía, gà lôi lam mào đen,… song chúng đều nằm trong giống gà lôi thuộc bộ Gà.

2. Ghi nhớ

Chim gồm 3 nhóm: Chim chạy, Chim bơi và Chim bay. Nhóm chim | bay gồm hầu hết các loài chim hiện nay. Mỗi bộ Chim đều có cấu tạo thích nghi với đời sống của chúng.

Chim là những động vật có xương sống thích nghi cao với sự bay lượn và với những điều kiện sống khác nhau. Chúng có những đặc điểm chung sau: mình có lông vũ bao phủ; chi trước biến đổi thành cánh; có mỏ sừng; phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp, tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt. Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 

Câu 1: Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo ngoài của bộ Ngỗng, bộ Gà, bộ Chim ưng, bộ Cú.

Hướng dẫn trả lời

Câu 2: Đặc điểm chung của lớp Chim?

Hướng dẫn trả lời

Mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí và có túi khí tham gia vào hô hấp, tim có 4 ngăn,

máu nuôi cơ thể là máu tươi, là động vật hằng nhiệt. Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.

Câu 3: Cho những ví dụ về các mặt lợi ích và tác hại của chim đối với con người.

Hướng dẫn trả lời

Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm (hại nông, lâm nghiệp và gây bệnh dịch cho con người). Chim được chăn nuôi gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh. Chim có lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu). Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng), chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô,…).

Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng hoặc chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây…). Tuy nhiên có một số loài chim có hại cho kinh tế nông nghiệp như chim ăn quả, chim ăn hạt, chim ăn cá…

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Sinh học Lớp 7 – Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Chim
Đánh giá bài viết