I. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

1. Câu hỏi chuẩn bị bài 

Vấn đề 1. Đặc điểm hoạt động của hệ tiêu hóa ở chim bồ câu

Trả lời

Chim “tranh thủ” mổ hạt và tạm chứa trong diều. Diều tiết dịch làm mềm hạt rồi chuyển dần xuống dạ dày, trước hết qua dạ dày tuyến tiếp nhận dịch tiêu hóa và chuyển qua dạ dày cơ rất khỏe có thể nghiền nát các hạt (lúa, ngô, đậu xanh,..) một cách dễ dàng, sau đó chuyển vào ruột non. Đổ vào đầu ruột non là ống dẫn mật do gan tiết ra và các ống dẫn tụy, gần cuối ruột già có 2 mẩu ruột tịt trước khi đổ vào huyệt.

Vấn đề 2. Tim chim bồ câu có gì khác so với tim thằn lằn

Trả lời

Tim chim bồ câu có 4 ngăn với tâm thất chia hoàn toàn thành tâm thất phải và tâm thất trái nên máu đi nuôi cơ thể không phải là máu pha như ở thằn lằn, vì ở thằn lằn tâm thất mới chỉ có vách hụt.

2. Ghi nhớ

Chim thích nghi với đời sống hay còn được thể hiện ở cấu tạo của các cơ quan bên trong cơ thể, hệ hô hấp có thêm hệ thống túi khí thông với phổi; tim 4 ngăn nên máu không bị pha trộn, phù hợp với trao đổi chất mạnh ở chim (đời sống bay); không có bóng đái; ở chim mái chỉ có một buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển.

Não chim phát triển liên quan đến nhiều hoạt động phức tạp ở chim.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1: Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay.

Hướng dẫn trả lời

Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy tạo nên một dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo chiều nhất định, nên sử dụng được nguồn ôxi với hiệu suất cao, nhất là trong khi bay.

Câu 2: So sánh những điểm sai khác về cấu tạo trong của chim bồ câu với thằn lằn theo bảng sau. Nêu ý nghĩa của sai khác đó.

Các hệ cơ quan Thằn lằn Chim bồ câu
Tuần hoàn
Tiêu hóa
Hô hấp
Bài tiết
Sinh sản

Hướng dẫn trả lời

Các hệ cơ quan Thằn lằn Chim bồ câu
Tuần hoàn Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu pha. Tim 4 ngăn, máu không pha trộn
Tiêu hóa Hệ tiêu hóa có đầy đủ các bộ phận, nhưng tốc độ tiêu hóa thấp Có sự biến đổi của ống tiêu hóa (mỏ sừng không răng, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ). Tốc độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn khi bay.
Hô hấp Hô hấp bằng phổi có nhiều vách ngăn làm tăng diện tích thay đổi khí. Sự thông khí ở phổi là nhờ sự tăng giảm thể tích khoang thân Hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ sự hút đẩy của hệ thống túi khí (thông khí phổi)
Bài tiết Thận sau (số lượng cầu rất lớn). Thận sau (Số lượng cầu thận rất lớn)
Sinh sản – Thu tinh trong

– Đẻ trứng, phôi phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

– Thu tinh trong

– Đẻ và ấp trứng

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Sinh học Lớp 7 – Bài 43: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Chim bồ câu
Đánh giá bài viết