I. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

1. Câu hỏi chuẩn bị bài

Vấn đề 1. Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống của Chân khớp

Trả lời

Vấn đề 2. Đa dạng về tập tính của Chân khớp

Trả lời

STT Các tập tính Tôm Tôm ở nhờ Nhện Ve sầu Kiến Ong mật
1  Tự vệ, tấn công + + + + +
2 Dự trữ thức ăn + + +
3 Dệt lưới bẫy mồi +
4 Cộng sinh để tồn tại +
5 Sống thành xã hội + +
6 Chăn nuôi động vật khác +
7 Đực – cái nhận biết nhau bằng tín hiệu +
8 Chăm sóc thế hệ sau + + +

Vấn đề 3. Nêu vai trò của Chân khớp đối với con người

Trả lời

STT Tên đại diện có ở địa phương Có lợi Có hại
1 Lớp Giáp xác Tôm càng xanh  Thực phẩm
Tôm sú Xuất khẩu
Tôm hùm Xuất khẩu
2 Lớp Hình Nhện Nhện chăng lưới Bắt sâu bọ có hại
Nhện đỏ Hại cây trồng
Bọ cạp Bắt sâu bọ có hại
3 Lớp Sâu Bướm Thụ phấn cho cây Hại cây (sâu non
Ong mật Thụ phấn cho cây, sản sinh mật ong
Kiến Bắt sâu bọ có hại

2. Ghi nhớ

Chân khớp có các đặc điểm: có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở; các chân phân đốt khớp động; qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể. Nhờ sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau mà Chân khớp rất đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính. Chúng có lợi về nhiều mặt như: chữa bệnh, làm thực phẩm, thụ phấn cho cây trồng… nhưng cũng gây tác hại không nhỏ như: hại cây trồng, hại đồ gỗ trong nhà, truyền lan nhiều bệnh nguy hiểm.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 

Câu 1: Trong số các đặc điểm của Chân khớp thì các đặc điểm nào ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của Chân khớp?

Hướng dẫn trả lời

– Vỏ kitin (bộ xương ngoài) chống lại sự thoát hơi nước, thích nghi với môi trường cạn.

– Chân có khớp và phân đốt linh hoạt trong di chuyển, một số Chân khớp có cánh thích nghi với đời sống bay.

Câu 2: Đặc điểm cấu tạo nào khiến Chân khớp đa dạng về: tập tính và về môi trường sống?

Hướng dẫn trả lời

– Hệ thần kinh và giác quan phát triển. Đó là trung tâm điều khiển mọi hoạt động phức tạp và đa dạng của Chân khớp.

– Cấu tạo phân hóa phù hợp với các chức năng khác nhau, giúp chân khớp thích nghi được nhiều môi trường khác nhau.

Ví dụ, chân bơi, chân bò, chân đào bới… phần phụ miệng thích nghi với kiểu nghiền, kiểu hút,… thức ăn.

Câu 3: Trong số ba lớp của Chân khớp: Giáp xác, Hình nhện, Sâu bọ thì lớp nào có giá trị thực phẩm lớn nhất? Cho ví dụ.

Hướng dẫn trả lời

Trong 3 lớp của ngành Chân khớp thì lớp Giáp xác có giá trị thực phẩm lớn nhất là vì hầu hết các loài tôm, cua ở biển và ở nước ngọt đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với khối lượng lớn. Nên có một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho con người và xuất khẩu.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Sinh học Lớp 7 – Bài 29: Đặc điểm chung và vài trò của ngành Chân khớp
Đánh giá bài viết