I. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

1. Câu hỏi chuẩn bị bài 

Vấn đề 1. Ngành Thân mềm có những đặc điểm chung gì?

Trả lời

Vấn đề 2. Hoàn thành bảng Ý nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm (trang 72 SGK)

STT Ý nghĩa thực tiễn Tên đại diện thân mềm có ở địa phương
1 Làm thực phẩm cho người  Mực, ngao, sò, hến, trai, ốc,..
2 Làm thức ăn cho động vật khác Sò, hến, ốc,… và trứng, ấu trùng của chúng
3 Làm đồ trang sức Ngọc trai
4 Làm vật trang trí Xà cừ, vỏ ốc, vỏ trai, vỏ sò…
5 Làm sạch môi trường nước Trai, sò, hầu, vẹm…
6 Có hại cho cây trồng Các loài ốc sên
7  Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán Ốc ao, ốc mút, ốc tai,..
8 Có giá trị xuất khẩu Mực, bào ngư, sò huyết,
9 Có giá trị về mặt địa chất Hóa thạch một số vỏ ốc, vỏ sò,…

Vấn đề 3. Điểm khác nhau cơ bản giữa giun đất và trai sông là gì?

Giun đất Trai sông
– Thuộc ngành Giun đốt

– Sống trong đất ẩm.

– Cơ thể chia đốt, thon dài, không có vỏ cứng.

– Vận chuyển bằng thể xoang và co rút cơ thể.

– Ăn mùn đất, vụn cây.

– Hô hấp bằng da.

– Cơ thể lưỡng tính.

– Thuộc ngành Thân mềm.

– Sống trong môi trường nước ngọt (ao, hồ, sông…).

– Cơ thể có vỏ cứng gồm hai mảnh đá vôi bảo vệ.

– Vận chuyển nhờ chân thò ra ngoài vỏ.

– Ăn các vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh.

– Hô hấp bằng mang.

– Cơ thể phân tính.

2. Ghi nhớ

Trai, sò, ốc sên, ốc vặn, ngao, hến, mực,… có môi trường sống và lối sống rất khác nhau nhưng cơ thể đều có đặc điểm chung là: thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản. Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển. Trừ một số thân mềm có hại, còn hầu hết chúng đều có lợi về nhiều mặt.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 

Câu 1: Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?

Hướng dẫn trả lời

Vì chúng có đặc điểm giống nhau:

– Thân mềm, cơ thể không phân đốt.

– Có vỏ đá vôi bảo vệ cơ thể.

– Có hệ tiêu hóa phân hóa.

– Có khoang áo phát triển.

Câu 2: Ở các chợ ở địa phương em có các loại thân mềm nào được bán làm thực phẩm? Loại nào có giá trị xuất khẩu?

Hướng dẫn trả lời

Nói chung ở các chợ địa phương trong cả nước thường gặp các loại ốc, trai, hến. Chợ vùng biển còn có thêm mực (mực khô và mực tươi). Đó là những thực phẩm có giá trị xuất khẩu.

Câu 3. Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm.

Hướng dẫn trả lời

Vỏ của các loài thân mềm thường được dùng trong thực tiễn như sau:

– Đồ trang sức.

– Vật trang trí.

– Đồ mỹ nghệ.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Sinh học Lớp 7 – Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm
Đánh giá bài viết