Câu 1. Theo Đacuyn, loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của (A) theo con đường (B), (A) và (B) lần lượt là:

A. Đấu tranh sinh tồn, chọn lọc tự nhiên.

B. Chọn lọc tự nhiên, cách ly sinh sản.

C. Chọn lọc nhân tạo, phân li tính trạng.

D. Chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng.

Câu 2. Đóng góp nổi bật nhất của Đacuyn là:

A. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên.

B. Là người đầu tiên hiểu được cơ chế của di truyền và biến dị.

C. Phát hiện đặc điểm thích nghi của sinh vật chỉ có tính trạng tương đối.

D. Đề xuất khái niệm về biến dị có thể và biến dị xác định.

Câu 3. Quan niệm hiện đại là:

A. Không bác bỏ mà còn bổ sung thêm để làm sáng tỏ học thuyết của Đacuyn.

B. Bác bỏ hoàn toàn học thuyết của Lamac và Đacuyn

C. Chỉ bác bỏ học thuyết Lamac

D. Có nội dung hoàn toàn độc lập với thuyết tiến hóa cổ điển.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không đúng, so với học thuyết của Đacuyn?

A. Toàn bộ sinh giới tuy đa dạng nhưng đều xuất phát từ nguồn gốc chung.

B. Chọn lọc tự nhiên trên cơ sở tính biến dị, di truyền của sinh vật là nguyên nhân hình thành mọi đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống.

C. Trong quá trình chọn lọc, việc tích lũy các biến dị có lợi là chủ yếu còn mặt đào thải các biến dị bất lợi chỉ là thứ yếu.

D. Chọn lọc tự nhiên trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật, theo con đường phân li tính trạng dẫn đến hình thành tính đa dạng của sinh giới.

Câu 5. Kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên là:

A. Tạo ra nòi và thứ mới, thích nghi với môi trường sống.

B. Tạo loài mới, thích nghi với con người.

C. Tạo loài mới, thích nghi với môi trường sống.

D. Tạo ra nòi và thứ mới, thích nghi với con người.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không đúng theo quan niệm của Đacuyn?

I. Mọi vật nuôi và cây trồng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên hoang dại.

II. Tính thích nghi và đa dạng của vật nuôi, cây trồng là kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo.

III. Chọn lọc nhân tạo là động lực thúc đẩy toàn bộ sinh giới tiến hóa.

IV. Chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ khi có sự sống.

A. I, II

B. I, III

C. III, IV

D. II, IV

Câu 7. Theo Đacuyn, phân li tính trạng của vật nuôi, cây trồng là hiện tượng:

A. Bố mẹ cùng một tính trạng, con có sự phân li về kiểu hình khác với bố mẹ.

B. Từ một vài dạng tổ tiên hoang dại ban đầu đã hình thành các sinh vật rất khác xa nhau và khác xa tổ tiên ban đầu của chúng.

C. Hiện tượng phân tính của thế hệ sau, do bố mẹ mang gen dị hợp.

D. Không câu nào đúng.

Câu 8. Động lực xảy ra chọn lọc nhân tạo là:

A. Nhu cầu và thị hiếu của con người.

B. Do sự cạnh tranh của con người về sản xuất.

C. Do con người muốn tạo ra giống mới.

D. Đấu tranh sinh tồn với môi trường sống.

Câu 9. Theo Đacuyn, cơ chế của hiện tượng di truyền là:

A. Hoạt động tái sinh, phiên mã và giải mã.

B. Ông chưa giải thích được, do hạn chế của khoa học đương thời.

C. Hoạt động nhân đôi, phân li và tổ hợp của NST.

D. Kết hợp nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Câu 10. Đối với Lamac, nhân tố quan trọng nào đã thúc đẩy sinh giới tiến hóa?

A. Sự chọn lọc các biến đổi nhỏ thành các biến đổi lớn.

B. Xu hướng tự nâng cao mức tổ chức của sinh vật.

C. Sự thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động ở động vật.

D. Các đột biến xuất hiện trong tự nhiên.

Câu 11. Theo Lamac, loài mới được hình thành do:

A. Biến đổi từ từ, qua nhiều dạng trung gian, dưới tác động của nhân tố chọn lọc.

B. Biến đổi từ từ, qua nhiều dạng trung gian, dưới tác động của đấu tranh sinh tồn.

C. Tích lũy các đột biến có lợi.

D. Biến đổi từ từ, qua nhiều dạng trung gian, tích lũy các biến đổi nhỏ thành các biến đổi lớn, sâu sắc.

Câu 12. Thuyết tiến hóa cổ điển gồm:

A. Thuyết của Lamac và Đacuyn.

B. Thuyết của Lamac và thuyết tiến hóa tổng hợp.

C. Thuyết của Đacuyn và thuyết tiến hóa tổng hợp.

D. Thuyết tiến hóa tổng hợp và thuyết Kimura.

Câu 13. Theo Đacuyn, biến dị xác định là loại biến dị:

A. Xuất hiện đồng loạt, định hướng và di truyền học.

B. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, không quan trọng đối với sự tiến hóa.

C. Xuất hiện đồng loạt định hướng, rất quan trọng đối với tiến hóa.

D. Cá thể, vô hướng, quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

Câu 14. Theo Đacuyn, di truyền là:

A. Là sự kế thừa các tính trạng, xuất hiện nhờ sinh sản.

B. Sự truyền lại các gen của bố mẹ cho con.

C. Sự truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 15. Theo Lamac, dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là:

A. Sự phát triển có kế thừa lịch sử.

B. Trao đổi chất ngày càng hoàn thiện.

C. Hình thức sinh sản ngày càng hợp lí.

Cơ thể phát triển từ đơn giản đến phức tạp dần.

Câu 16. Theo quan niệm của Lamac, điều nào sau đây không đúng khi đề cập đến vai trò ngoại cảnh?

A. Ngoại cảnh có vai trò cung cấp năng lượng cho sinh vật.

B. Ngoại cảnh có tác động trực tiếp qua trao đổi chất, làm biến đổi cơ thể thực vật và động vật bậc thấp.

C. Ngoại cảnh có tác động gián tiếp qua hệ thần kinh, làm biến đổi cơ thể động vật bậc cao.

D. Ngoại cảnh làm sinh vật biến đổi từ từ, liên tục qua các dạng trung gian.

Câu 17. Theo Lamac, đặc điểm thích nghi của mọi sinh vật được hình thành do:

A. Tác động của ba nhân tố biến dị, di truyền, chọn lọc và mối quan hệ của nó.

B. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng biến đổi kịp Thời để thích nghi, do vậy không dạng sinh vật nào bị đào thải.

C. Tác động của ba nhân tố đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.

D. Quá trình sống sót của những dạng sinh vật thích nghi nhất.

Câu 18. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Lamac là:

A. Thấy được vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của sinh vật.

B. Thấy được vai trò của chọn lọc đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi.

C. Đưa ra học thuyết chọn lọc, giải thích sự đa dạng của các loài.

D. Chứng minh sinh giới ngày nay là sản phẩm của một quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp.

Câu 19. Tồn tại chủ yếu của học thuyết Lamac là gì?

A. Chưa hiểu rõ cơ chế của biến dị và di truyền.

B. Chưa giải thích được cơ chế xuất hiện các đột biến.

C. Chưa giải thích cơ chế tác động của ngoại cảnh và cho rằng các biến  dị tập nhiễm di truyền được.

D. Giải thích sự tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp, bằng khuynh hướng tiệm tiến vốn có của sinh vật.

Câu 20. Người đầu tiên xây dựng một học thuyết có hệ thống về sự tiến hóa của sinh giới là ai?

A. Đacuyn.

B. Lamac.

C. Kimura.

D. Linnê.

Câu 21. Người đầu tiên đưa ra khái niệm về biến dị có thể là:

A. Lamac.

B. Hacđi-Vanbec.

C. Kimura.

D. Đacuyn.

Câu 22. Theo Đacuyn, có các loại biến dị nào?

A. Biến dị thường biến và đột biến.

B. Biến dị xác định và biến dị cá thể.

C. Biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

D. Biến dị tổ hợp và đột biến.

Câu 23. Theo Đacuyn biến dị có thể là loại biến dị:

A. Xuất hiện cá thể, định hướng, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa .

B. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, ít có ý nghĩa

C. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, cung cấp nguyên liệu chọn lọc.

D. Xuất hiện cá thể, ngẫu nhiên, vô hướng.

Câu 24. Theo Đacuyn, loại biến dị không có vai trò quan trọng đối với tiến hóa là:

A. Biến dị không xác định.

B. Biến dị xác định.

C. Biến dị cá thể.

D. Biến dị tương quan.

Câu 25. Theo Đacuyn, loại biến dị có vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên là:

A. Biến dị cá thể

B. Biến dị xác định

C. Đột biến

D. Biến dị tổ hợp.

Câu 26. Nguyên nhân xuất hiện các biến dị, theo quan niệm của Đacuyn là:

A. Do ngoại cảnh.

B. Do lai hữu tính.

C. Do bản chất cơ thể khác nhau.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 27. Theo Đacuyn, di truyền có vai trò nào sau đây?

A. Truyền lại cho con các gen trong giao tử của bố, mẹ.

B. Biểu hiện các tính trạng của con, cháu được bố mẹ, tổ tiên truyền lại.

C. Ổn định các đặc điểm thích nghi.

D. Tích lũy, duy trì, củng cố các biến dị có lợi qua các thế hệ.

Câu 28. Theo Đacuyn, chọn lọc là quá trình gồm hai mặt được tiến hành song song gồm:

A. Đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi.

B. Đào thải tính trạng bất lợi, tích lũy tính trạng có lợi.

C. Đào thải cá thể kém thích nghi, tích lũy cá thể thích nghi.

Sàng lọc các biến dị có hại và có lợi.

Câu 29. Vật nuôi, cây trồng hiện nay có nguồn gốc là:

A. Hành tinh khác, du nhập vào quả đất.

B. Thượng đế sáng tạo.

c. Một vài dạng tổ tiên hoang dại ban đầu.

D. Kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên.

Câu 30. Theo Đacuyn, muốn giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của vật nuôi, cây trồng đối với nhu cầu con người phải dựa vào các nhân tố:

A. Biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo.

B. Đột biến, di truyền, chọn lọc nhân tạo.

C. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên.

d. Đột biến, giao phối, chọn lọc.

Câu 31. Theo Đacuyn, các nhân tố nào sau đây hình thành tính đa dạng của vật nuôi, cây trồng?

A. Biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo, cách ly.

B. Đột biến, giao phối, chọn lọc nhân tạo, cách ly.

C. Biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo, phân li tính trạng.

D. Biến dị, giao phối, chọn lọc nhân tạo, phân li tính trạng.

Câu 32. Nội dung nào sau đây sai đối với quan niệm của Đacuyn?

A. Chọn lọc tự nhiên là động lực thúc đẩy sinh giới tiến hóa.

B. Chọn lọc tự nhiên là quá trình sống sót của những dạng sinh vật thích nghi nhất với môi trường.

C. Chọn lọc tự nhiên là quá trình tích lũy các biến dị có lợi, đào thải biến dị bất lợi đối với sinh vật.

D. Chọn lọc tự nhiên là quá trình tạo ra các nòi và thứ mới trong phạm vi một loài.

Câu 33. Để giải thích sự tiến hóa của sinh giới, quan niệm hiện đại đã sử dụng các nhân tố nào sau đây?

A. Quá trình đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách ly.

B. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng.

C. Ngoại cảnh, tập quán hoạt động của động vật, sự di truyền các biến dị tập nhiễm.

D. Quá trình đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng

Câu 34. Nhân tố nào sau đây có vai trò chủ yếu trong việc làm thay đổi tần số các alen?

A. Quá trình đột biến tạo nguyên liệu ban đầu.

B. Quá trình chọn lọc tác động có định hướng làm tần số alen của quần thể thay đổi mạnh.

C. Quá trình giao phối làm phát tán các đột biến đó.

D. Quá trình cách ly ngăn cản sự tạp giao, tạo sự phân hóa các gen triệt để hơn.

Câu 35. Biến động di truyền là hiện tượng:

A. Kiểu gen của một cá thể nào đó đột ngột biến đổi.

B. Tần số tương đối các alen trong một quần thể vì nguyên nhân nào đó mà biến đổi một cách đột ngột.

C. Rối loạn cơ chế phân li NST trong quá trình nguyên phân hoặc giảm phân.

D. Xảy ra đột biến gen với tần số cao trong một quần thể nào đó.

Câu 36. Vai trò của chọn lọc ổn định là:

A. Duy trì đặc điểm thích nghi đã được ổn định.

B. Tiếp tục kiên định kiểu gen đã đạt được.

C. Hình thành các tính trạng trung bình.

D. Ổn định tạm thời một số đặc điểm của loài.

Câu 37. Nội dung nào sau đây đúng?

A. Thuyết Kimura cho rằng sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

B. Thuyết tiến hóa bằng đột biến trung tính đề cập đến vai trò các loại đột biến ở cấp độ tế bào.

C. Thuyết Kimura ra đời đã bác bỏ thuyết chọn lọc tự nhiên của Đacuyn.

D. Một trong các yếu tố chứng minh cho thuyết Kimura là sự đa dạng cân bằng trong quần thể.

Câu 38. Các nhân tố nào sau đây cùng với mối quan hệ của nó, tham gia quá trình hình thành loài mới?

A. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng.

B. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách li.

C. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng.

D. Biến dị, giao phối, chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách li.

Câu 39. Trong cùng một khu phân bố địa lí, các quần thể của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, hình thành nồi sau đó đến loài mới. Đây là phương thức:

A. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí

B. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa

C. Hình thành loài mới bằng con đường hóa học.

D. Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái

Câu 40. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thể tứ bội và song nhi bôi giống nhau.

B. Thể song nhị bội có tế bào mang hai bộ NST lưỡng bội của cả hai loài.

C. Thể tứ bội bao giờ cũng có năng suất cao hơn thể sọng nhị bội.

D. Thể song nhị bội có tế bào mang gấp đôi bộ lưỡng bội của một trong hai loài gốc.

Câu 41. Các mức độ tiến hóa được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao là:

A. Loài, họ, chi, bộ, lớp, ngành, giới.

B. Loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

C. Loài, chi, bộ, họ, lớp, giới, ngành.

D. Loài, chi, họ, bộ, ngành, lớp, giới

Câu 42. Nội dung phát biểu nào sau đây sai?

I. Các loài có nguồn gốc chung họp thành một chi.

II. Các chi có nguồn gốc chung họp thành một bộ.

III. Các bộ có nguồn gốc chung họp thành một lớp.

IV. Giới thực vật có chung nguồn gốc, giới động vật có chung nguồn gốc xuất phát từ tế bào tự dưỡng đầu tiên.

V. Toàn bộ sinh giới ngày nay đều có nguồn gốc chung.

A. I, II, III

B. I, II, III, IV, V

C. II, IV.

D. IV, V

Câu 43. Phương thức hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường được sử dụng ở:

A. Động vật nguyên sinh.

B. Động vật bậc thấp.

C. Động vật bậc cao.

D. Thực vật.

Câu 44. Loài được định nghĩa như sau:

Loài là một nhóm quần thể có những tính trạng chung về (A) có khu phân bố xác định, trong đó có các cá thể có khả năng (B) và được (C) với những nhóm quần thể khác. (A) và (B) lần lượt là:

A. Hình thái, sinh thái; cách li với nhau.

B. Hình thái, di truyền; giao phối với nhau.

C. Hình thái, sinh thái; giao phối với nhau cách li.

D. Địa lí, hình thái; cách li với nhau.

Câu 45. Trường hợp nào sau đây không thuộc hình thức thích nghi kiểu hình?

I. Vùng ôn đới, lá rụng nhiều vào mùa thu.

II. Người di cư lên cao nguyên, có hồng cầu tăng.

III. Bọ que có hình dạng, màu sắc giống que khô

IV. Bắp cải xứ lạnh có lá màu vàng nhạt, chuyển xứ nóng lá có màu xanh.

V. Rắn độc có màu sắc nổi bậc trên nền môi trường.

VI. Người ra nắng, da bị sạm đen.

A. I, II, III, V .

B. III, V

C . IV, V

D. III, IV, V.

Câu 46. Tiến hóa nhỏ là:

A. Sự tiến hóa ở vật nuôi, cây trồng do tác động của chọn lọc nhân tạo

B. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi của vật nuôi và cây trồng.

C. Quá trình hình nòi mới và thứ mới.

D. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể so với quần thể gốc và hình thành loài mới.

Câu 47. Tiến hóa lớn là: .

A. Quá trình hình loài mới khác với loài ban đầu.

B. Là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

C. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi ở môi trường sống mới

D. Là quá trình chọn lọc diễn ra trong toàn bộ sinh giới.

Câu 48. Về mặt di truyền, có các loại quần thể sau:

A. Quần thể giao phối và quần thể sinh sản.

B. Quần thể tự phối và quần thể giao phối.

C. Quần thể sinh học và quần thể sinh thái.

D. Quần thể nhân tạo và quần thể tự nhiên.

Câu 49. Về mặt sinh thái, quần thể được đánh giá bởi các đặc điểm:

A. Khu phân bố, số lượng cá thể, mật độ cá thể.

B. Thành phần kiểu gen, tần số các alen, áp lực của chọn lọc.

C. Thành phần tuổi, thành phần giới tính.

D. Câu A và C đúng.

Câu 50. Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là:

A. Đột biến gen.

B. Thường biến.

C. Biến dị tổ hợp.

D. Đột biến NST.

Câu 51. Các hình thức cách ly chủ yếu giữa các quần thể sinh vật gồm:

A. Cách ly địa lý, cách ly sinh sản, cách ly di truyền, cách ly sinh học.

B. Cách ly sinh thái, cách ly địa lý, cách ly sinh sản, cách ly di truyền.

C. Cách ly sinh thái, cách ly địa lý, cách ly sinh học, cách ly sinh sản.

D. Cách ly địa lý, cách ly di truyền, cách ly sinh thái, cách ly sinh học.

Câu 52. Đặc điểm của cách ly sinh thái là gì?

A. Khu phân bố trùng lên nhau và có điều kiện sống khác nhau.

B. Khác khu phân bố và có điều kiện sống như nhau.

C. Không câu nào đúng.

D. Cùng khu phân bố nhưng điều kiện sống khác nhau.

Câu 53. Nhân tố nào sau đây là điều kiện thúc đẩy sự tiến hóa?

A. Quá trình đột biến.

B. Quá trình giao phối.

C. Các cơ chế cách ly.

D. Quá trình chọn lọc tự nhiên.

Câu 54. Quan hệ giữa các nhân tố nào sau đây, hình thành đặc điểm thích nghi kiểu gen cho sinh vật?

Quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên.

B. Quá trình biến dị, quá trình di truyền, quá trình chọn lọc tự nhiên.

C. Quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách ly.

D. Quá trình đột biến, quá trình chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách ly.

Câu 55. Tên gọi khác của thích nghi kiểu hình là:

A. Thích nghi địa lí.

B. Thích nghi môi trường.

C. Thích nghi quần thể.

D. Thích nghi sinh thái

Câu 56. Tính tương đối của đặc điểm thích nghi được biểu hiện ở điều nào sau đây?

I. Sự tồn tại cơ quan thoái hóa ở động vật.

II. Đặc điểm thích nghi loài này bị hạn chế bởi đặc điểm thích nghi loài khác.

III. Khi đổi môi trường, đặc điểm thích nghi trở nên bất hợp lý

IV. Sự thay đổi màu da của động vật khi chuyển vùng cư trú.

A. I, IV

B. II, IV

C. IV

D . III, IV.

Câu 57. Mỗi tiêu chuẩn dùng phân biệt giữa hai loài thân thuộc chỉ có tính tương đối được biểu hiện ở:

I. Hai loài khác nhau có thể giống hệt nhau về hình thái.

II. Hai loài khác nhau có thể giống hệt nhau về bộ 2n, cách sắp xếp nuclêôtit trong các ADN

III. Hai loài khác nhau có thể giao phối với nhau và cho con cháu có khả năng sinh sản.

IV. Hai loài khác nhau có thể sống cùng khu phân bố hoặc cùng điều kiện sinh thái

A. I, II

B. I, III, IV

C. II.

D. II, III.

Câu 58. Vì nguyên nhân nào, có lúc con người phải sử dụng tổng hợp các tiêu chuẩn, để phân biệt hai loài thân thuộc?

A. Để biết chắc chắn hơn.

B. Sử dụng tiêu chuẩn đơn giản trước, phức tạp sau.

C. Mỗi tiêu chuẩn đều có tính tương đối.

D. Tiêu chuẩn di truyền là tiêu chuẩn cuối cùng dùng để khẳng định.

Câu 59. Hai loài có khu phân bố không trùm lên nhau gọi là:

A. Hai nòi địa lí khác nhau.

B. Hai nòi sinh thái khác nhau.

C. Hai nòi sinh học khác nhau.

D. Hai nòi khác nhau.

Câu 60. Nhân tố nào sau đây quan trọng nhất đối với sự tiến hóa?

A. Quá trình đột biến.

B. Quá trình giao phối.

C. Các cơ thể cách li.

D. Quá trình chọn lọc tự nhiên.

Câu 61. Nhân tố nào sau đây phân biệt sự giải thích quá trình hình thành đặc điểm thích nghi với quá trình hình thành loài mới?

A. Cách cơ chế cách li.

B. Quá trình đột biến.

C. Động vật bậc thấp.

D. Quá trình chọn lọc tự nhiên.

Câu 62. Thời gian hình thành loài mới có thể xảy ra ngắn hơn do:

A. Xảy ra biến động di truyền.

B. Lai xa kèm đa bội hóa.

C. Lại tế bào sinh dưỡng.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 63. Loài mới không xuất hiện với một đột biến mà thường có sự tích  lũy (A), loài mới không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà phải là một (B) tồn tại phát triển như một khâu trong hệ sinh thái, đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của (C). (A) và (B) lần lượt:

A. Nhiều đột biến, quần thể hay quần xã.

B. Một thường biến, quần thể hay quần xã.

C. Một thường biến, quần thể hay nhóm quần thể.

D. Nhiều đột biến, quần thể hay nhóm quần thể.

Câu 64. Đồng quy tính trạng là trường hợp nào sau đây?

A. Các loài khác nhau sống trong cùng một môi trường, có các đặc điểm khác nhau về hình thức.

B. Các loài xa nhau, sống cùng môi trường, có các đặc điểm giống nhau về hình thái.

C. Các loài thân thuộc sống cùng môi trường, có các đặc điểm giống nhau về hình thái.

D. Các loài xa nhau, sống cùng môi trường, có các đặc điểm hình thái, cấu tạo, di truyền hoàn toàn giống nhau.

Câu 65. Sự phát sinh và phát triển của sự sống đã trải qua các giai đoạn tiến hóa nào?

A. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.

B. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa hóa học.

C. Tiến hóa lý học, tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học.

D. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.

Câu 66. Từ các kết hợp vô cơ, đã tổng hợp thành các hợp chất hữu cơ nhờ sự có mặt của:

A. Năng lượng mặt trời, bức xạ nhiệt, tia lửa điện, sự phân rã các chất – phóng xạ.

B. Dung nham nóng bỏng của quả đất.

C. Các cơn mưa hàng ngàn name.

D. Các enzim xúc tác

Câu 67. Côaxecva không có đặc điểm nào sau đây?

A. Có thể hấp thụ chất hữu cơ có sẵn.

B. Trao đổi chất với môi trường.

C. Có thể phân chia nhỏ khi chịu tác động cơ học.

D. Có khả năng lớn dần và biến đổi cấu trúc.

Câu 68. Nội dung nào sau đây sai, khi đề cập đến quá trình phát sinh và phát triển sự sống?

A. Sự sống ban đầu xuất hiện ở nước, sau đó mới chuyển lên cạn.

B. Sinh vật ở nước chiếm ưu thế hơn so với sinh vật ở cạn.

C. Sự sống được chỉ lên cạn sau khi phương thức tự dưỡng xuất hiện

D. Sinh vật dị dưỡng có trước, tự dưỡng xuất hiện sau.

Câu 69. Đo thời gian bán rã của phóng xạ Urani sẽ xác định được tuổi của hóa thạch với sai số khoảng:

A. Vài trăm triệu name.

B. Vài trăm năm.

C. Vài triệu năm.

D. Vài chục năm.

Câu 70. Nội dung nào sau đây sai?

A. Sự sống đã xuất hiện ở đại tiền Cambri.

B. Sự sống ở đại Tân sinh đã giống như ngày nay.

C. Vào đại Cổ sinh, sự sống đã phát triển tương đối, sự phát triển đã đến giai đoạn giữa so với từ đầu đến nay.

D. Khi quả đất vừa được hình thành, sự sống chưa được xuất hiện.

Câu 71. Tảo ngự trị ở biển và bắt đầu phát sinh thực vật là đặc điểm của kỷ và đại nào?

A. Kỷ Giura, đại Trung sinh.

B. Kỷ Xilua, đại Cổ sinh.

C. Kỷ thứ ba, đại Tân sinh.

D. Kỷ Ocđôvi, đại Cổ sinh.

Câu 72. Khí hậu của kỷ Đêvôn thuộc đại cổ sinh có đặc điểm:

A. Ấm và ẩm.

B. Ấm ướt

C. Khô và lạnh.

D. Lục địa khô hanh, đại dương ẩm ướt.

Câu 73. Dạng vượn người nào thường gặp ở châu Phi?

A. Tinh tinh và đười ươi.

B. Khỉ Gorila và tinh tinh.

C. Đười ươi và vượn.

D. Vượn và khỉ Gorila.

Câu 74. Những điểm giống nhau và khác nhau giữa người và vượn người cho phép ta kết luận điều gì?

A. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.

B. Vượn người ngày nay và loài người có nguồn gốc chung, tiến hóa theo hai nhánh khác nhau.

C. Vượn người này nay và loài người cùng chung một chi.

D. Vượn người ngày nay và loài người xuất hiện một lần trên quả đất và sống ở hai môi trường khác nhau.

Câu 75. Hóa thạch được phát hiện đầu tiên vào năm 1927, tại Trung Quốc là:

A. Xinantrop.

B. Nêandectan.

C. Pitêcantrop.

D. Crômanhôn.

Câu 76. Người hiện đại Crômạnhôn sống cách đây khoảng:

A. Từ 6 đến 20 vạn năm.

B. Từ 3,5 đến 5 vạn năm.

C. Từ 50 đến 70 vạn năm.

D. Từ 60 đến 80 vạn năm.

Câu 77. Ở giai đoạn vượn người, có hóa thạch chủ yếu nào?

A. Crômanhôn.

B. Pitêcantrôp, Xinantrôp.

C. Driôpitec, Ôxtralôpitec.

D. Nêandectan.

Câu 78. Trong các hóa thạch của người Homo, dạng người có thể tích hộp sọ từ 600 – 800 cm?

A. Homo habilis.

B. Homo erectus.

C. Pitêcantrộp

D. Xinantrôp.

Câu 79. Người cổ Java có thể tích hộp sọ khoảng:

A. 600 – 900cm3

B. 900 – 950cm3

C. 450 – 750cm3

D. 1400cm3

Câu 80. Người Ximantrôp xuất hiện cách đây:

A. 5 vạn – 20 vạn năm.

B. 1,6 – 2 triệu năm.

C. 50 – 70 vạn năm.

D. 3,5 – 5 vạn năm.

Câu 81. Đặc điểm sinh hoạt nổi bật nào sau đây, xuất hiện ở người cận đại Neanđectan?

A. Sống trên mặt đất, đi lom khom.

B. Dùng lửa thành thạo, tiếng nói đã phát triển.

C. Đã có mầm mống sản xuất, tôn giáo, nghệ thuật.

D. Sống trên cây, tay có khả năng cầm, name.

Câu 82. Khi nghiên cứu về công cụ lao động của các dạng hóa thạch, kết luận nào sau đây hoàn chỉnh nhất?

A. Công cụ ngày càng phức tạp và hiệu quả hơn như bắt đầu từ côn, gậy, đá.

B. Công cụ lao động ngày càng tinh xảo, nên con người ngày càng bớt lệ thuộc vào thiên nhiên.

C. Công cụ lao động ngày càng phức tạp, tinh xảo, chứng tỏ não bộ ngày càng hoàn thiện, xuất hiện các trung tâm điều khiển.

D. Từ chỗ sử dụng công cụ thô sơ như côn, gập, đá, đến dùng da thú, búa có lỗ, móc câu bằng xương.

Câu 83. Nghiên cứu hóa thạch chứa trong các lớp đất đá giúp con người biết được điều gì?

A. Lịch sử xuất hiện của sinh vật.

B. Giai đoạn hưng thịnh hay diệt vong của mỗi dạng sinh vật.

C. Lịch sử phát triển của sinh vật.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 84. Phương pháp nghiên cứu địa tầng học là gì?

A. Nghiên cứu các nguyên tố khoáng chứa trong đất

B. Nghiên cứu những tầng đất nào trong thạch quyển có chứa hóa thạch.

C. Nghiên cứu chu kì bán rã của chất phóng xạ trong các lớp đất khác nhau của thạch quyển.

D. Nghiên cứu thời gian lắng đọng của các lớp trầm tích phủ lên nhau từ nông đến sâu.

Câu 85. Dùng phương pháp đo thời gian bán phân rã của cacbon 14 có thể xác định tuổi của lớp đất:

A. Cũ lâu năm, với sai số vài trăm năm.

B. Mới, với sai số vài trăm năm.

C. Mới, với sai số vài năm.

D. Cũ, với sai số vài triệu năm

Câu 86. Phương pháp xác định tuổi bằng đồng vị phóng xạ cho phép có sai số khoảng:

A. Trên 10%

B. Dưới 10%

C. Dưới 5%

D. Dưới 20%.

Câu 87. Các kỷ trong đại Cổ sinh được xếp theo thứ tự là:

A. Ocđôva – Cambri – Xilua – Đêvôn – Than đá – Pecmi.

B. Cambri – Ocđôva – Đêvôn – Xilua – Than đá – Pecmi.

C. Cambri – Ôcđôva – Xilua – Đêvôn – Than đá – Pecmi

D. Xilua – Ôcđôva – Cambri – Đêvôn – Than đá – Pecmi.

Câu 88. Kỷ nào sau đây không thuộc đại Cổ sinh?

A. Than đá.

B. Ôcdôvi.

C. Tam Điệp.

D. Cambri.

Câu 89. Nghĩa của Côaxecva là:

A. Sự phân tán.

B. Sự phân giải.

C. Sự đông tụ.

D. Sự phân li.

Câu 90. Trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, sự kết hợp hai loại hợp chất lipit và prôtêin thành màng có vai trò:

A. Giúp Coaxecva trao đổi chất được.

B. Phân biệt Côaxecva với môi trường.

C. Hình thành các bào quan trong Côaxecva.

Cả A và B đều đúng.

Câu 91. Phát biểu nào sau đây có nội dung sai?

A. Giai đoạn tiến hóa hóa học là giai đoạn phức tạp hóa các hợp chất của cacbon theo con đường hóa học.

B. Các hợp chất hữu cơ xuất hiện trong giai đoạn tiến hóa hóa học do kết hợp 4 loại nguyên tố C, H, O, N trong những điều kiện nhất định.

C. Các hợp chất vô cơ được hình thành trong điều kiện nhiệt độ cao, | áp suất lớn và được cung cấp nguồn năng lượng. .

D. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, chất hữu cơ có trước, sau đó mới xuất hiện các hợp chất vô cơ.

Câu 92. Prôtêin, axit nuclêic xuất hiện trong giai đoạn tiến hóa hóa học do sự kết hợp giữa nguyên tố:

A. C, H

B. C, H, O

C. C, H, O, N.

D. C, H, N

Câu 93. Thời gian bán phân rã của đồng vị phóng xạ là thời gian:

A. Hóa thạch tồn tại trong đất kể từ lúc cheat.

B. Thời gian hóa thạch bị phân hủy phần mềm.

C. 50% lượng chất phóng xạ ban đầu bị phân rã.

D. 50% số thời gian tính từ lúc sinh vật chết đến khi hình thành hóa thạch.

Câu 94. Đặc điểm nào sau đây không đúng đối với kỷ Phấn trắng, đại Trung sinh?

A. Chưa xuất hiện đại diện cây hạt kín.

B. Bò sát khổng lồ tiếp tục thống trị.

C. Bắt đầu cách đây 145 triệu năm.

D. Thú có vú tiến hóa mạnh.

Câu 95. Sự phát triển của cây hạt kín thuộc kỷ Thứ ba, dẫn đến sự phát triển của:

A. Hệ thực vật.

B. Bò sát ăn thực vật.

C. Sâu bọ ăn lá, mật hoa, phấn hoa và nhựa cây.

D. Động vật ăn cỏ cở lớn.

Câu 96. Trong lịch sử phát triển sinh giới, dạng sinh thái xuất hiện sau cùng là:

A. Thực vật hạt kín và loài người.

B. Thực vật hạt trần và loài người.

C. Thực vật hạt kín và bộ khỉ.

D. Thực vật hạt kín và chim, thú.

Câu 97. Giữa người và vượn người có những điểm khác nhau cơ bản nào sau đây?

I. Tầm vóc, dáng đứng.

II. Bộ xương, số đôi xương sườn, xương cụt.

III. Số lượng NST trong bộ lưỡng bội.

IV. Kích thước và hình dạng tinh trùng.

V. Độ lớn của xương sườn, xương ức, xương chậu,

VI. Cấu tạo nhau thai, chu kỳ kinh nguyệt, thời gian mang thai.

VII. Khả năng tư duy.

VIII. Nhóm máu và công thức răng.

IX. Sự phân thùy, rãnh ở bán cầu não.

X. Sắp xếp nội quan và chức năng từng nội quan.

XI. Cấu tạo da, mắt, tai.

A. III, V, VII, IX

B. II, III, V, VII, IX

C. I, II, III, V, VII, IX

D. I, III, V, VII, VIII, IX, X.

Câu 98. IIóa thạch cổ nhất của giai đoạn người vượn hóa thạch là:

A. Nêandectan.

B. Oxtralôpitec.

C. Pitêcantrop.

D. Crômanhôn.

Câu 99. Dạng người vượn hóa thạch Driôpitec có tuổi địa chất:

A. 18 triệu năm.

B. 30 triệu năm.

C. 5 triệu năm.

D. 2 triệu năm

Câu 100. Hóa thạch nào đại diện cho giai đoạn người vượn:

A. Ôxtralôpitec

B. Pitêcantrôp, Xinantrop.

C. Nêandectan

D. Crômanhôn.

Câu 101. Sinh hoạt lao động của người Neanđectan chưa có đặc điểm nào sau đây?

1. Sống thành đàn 50 – 100 người trong hang động.

2. Đời sống văn hóa phát triển, xuất hiện nghệ thuật tôn giáo.

3. Đã biết dùng lửa thông thạo.

4. Công cụ chủ yếu bằng đá silic, được chế tạo thành dao sắc, rìu mũi nhọn.

A. 1, 2

B. 2

C. 3, 4

D. 2, 4.

Câu 102. Có chiều cao khoảng 180cm, nặng khoảng 70kg là đặc điểm của cấu tạo của dạng người nào?

A. Nêandectan.

B. Pitêcantrôp.

C. Crômạnhân.

D. Heidenbec.

Câu 103. Đặc điểm phát triển ở động vật là phân hóa cá xương và phát sinh lưỡng cư thuộc kỷ và đại nào?

A. Kỷ Đêvôn, đại Cổ sinh.

B. Kỷ Pecmi, đại Cổ sinh.

C. Kỷ Tam Điệp, đại Trung sinh.

D. Kỷ Phấn trắng, đại Trung sinh.

Câu 104. Bò sát được phân hóa mạnh vào kỷ và đại nào?

A. Kỷ Giura, đại Trung sinh.

B. Kỷ Pecmi, đại Cổ sinh.

C. Kỷ Than đá, đại Cổ sinh.

D. Kỷ thứ ba, đại Tân sinh.

Câu 105. Khí hậu của kỷ Pecmi, đại Cổ sinh có đặc điểm:

A. Khí hậu lục địa khô lạnh, duyên hải ẩm ướt.

B. Biển tiến vào lục địa, khí hậu ẩm.

C. Đầu kỷ ẩm, cuối kỷ khô và lạnh.

D. Các đại lục liên kết với nhau. Băng hà, khí hậu khô và lạnh.

Câu 106. Đại diện hạt trần đầu tiên xuất hiện ở:

A. Kỷ Pecmi, đại Cổ sinh

B. Kỷ Than đá, đại Cổ sinh.

C. Kỷ Tam Điệp, đại Trung sinh.

D. Kỷ Ôcđôvi, đại Cổ sinh.

Câu 107. Ở kỷ Tam điệp đại Trung sinh có sự phân hóa của dạng sinh vật nào?

A. Bò sát khổng lồ

B, Bò sát.

C. Lưỡng cư

D. Côn trùng.

Câu 108. Chim và thú được phát sinh ở kỷ và đại nào?

A. Kỷ Giura, đại Trung sinh.

B. Kỷ phấn trắng, đại Trung sinh.

C. Kỷ Tam Hiệp, đại Trung sinh.

D. Kỷ thứ ba, đại Tân sinh.

Câu 109. Đặc điểm nào sau đây không đúng với kỷ Thứ ba, đại Tân sinh?

A. Đầu kỷ khí hậu ấm, giữa kỷ khí hậu khô và ôn hòa.

B. Ở giới thực vật cây hạt kín chiếm ưu thế.

C. Ở động vật, bò sát thống trị hoàn toàn ở nước và trên cạn.

Cuối kỷ khí hậu lạnh, xuất hiện các đồng cỏ và động vật đồng cỏ.

Câu 110. Loài thú điển hình ở kỷ Thứ ba, đại Tân sinh là:

A. Voi răng trụ, hổ răng kiếm và tê giác khổng lồ.

B. Voi răng trụ, hổ răng kiếm và hươu nai.

C. Voi răng trụ, tê giác khổng lồ và sơn dương

D. Hổ răng kiếm, tê giác khổng lồ và chuột túi.

Câu 111. Hiện tượng lại tổ ở người là trường hợp:

A. Xuất hiện ở các cơ quan thoái hóa giống với động vật.

B. Lặp lại quá trình phát triển của động vật.

C. Xuất hiện cơ quan giống với động vật.

D. Xuất hiện một số đặc điểm giống động vật, khi phôi đang phát triển.

Câu 112. Nội dung nào sau đây sai?

Các bằng chứng giải phẫu, hóa sinh, phôi sinh học, góp phần chứng minh người có nguồn gốc chung với động vật có xương.

B. Trong bằng chứng sinh hóa còn có dữ kiện, ADN và máu của người giống hầu hết động vật có xương.

C. Các bằng chứng giải phẫu so sánh bao gồm: cấu tạo chung, bộ xương, nội quan, cơ quan thoái hóa, hiện tượng lại giống tổ tiên.

D. Bằng chứng cổ sinh học cho thấy, đây là giai đoạn phát triển trung gian giữa vượn người và người.

Câu 113. Các bằng chứng hóa thạch cho phép ta kết luận, quá trình phát sinh loài người qua các giai đoạn lần lượt là:

A. Vượn người hóa thạch, người cổ, người tối cổ, người hiện đại, người cận đại.

B. Vượn người hóa thạch, người Neanđectan, người Pitecantrôp và người Crômạnhôn.

C. Vượn người hóa thạch, người Crômanhộn, người Pitecantrôp, người Nêandectan.

D. Vượn người hóa thạch, người tối cổ, người cổ, người cận đại, người hiện đại.

Câu 114. Hóa thạch gần nhất là (A), được tìm thấy ở (B), (A) và (B) lần lượt là:

A. Crômạnhôn; Pháp.

B. Pitecantrôp; Inđônêxia.

C. Nêanđectan, Đức.

D. Xinantrôp; Trung Quốc.

Câu 115. Điều nào không phải là đặc điểm của người khéo léo?

A. Hóa thạch đầu tiên được tìm thấy từ 1991 – 19964.

B. Cao khoảng 1 – 1,5m, nặng 25 – 50kg.

C. Sống cách đây 1,6 – 2 triệu năm.

D. Đã xuất hiện lồi cằm.

Câu 116. Hóa thạch của người cận đại Nêanđectan được phát hiện đầu tiên ở đâu, vào năm nào?

A. Ở Đức, năm 1856.

B. Ở Nam Phi, năm 1924.

C. Ở pháp, năm 1868.

D. Ở Inđônêxia, năm 1891.

Câu 117. Các loại nhân tố chi phối quá trình phát triển loài người gồm:

A. Nhân tố vô cơ và nhân tố hữu cơ.

B. Nhân tố sinh học và nhân tố hóa học.

C. Nhân tố vật lý, nhân tố hóa học và nhân tố sinh học.

D. Nhân tố sinh học và nhân tố xã hội.

Câu 118. Các nhân tố xã hội đóng vai trò chủ đạo, phát huy tác dụng ngày càng mạnh mẽ vào giai đoạn nào, trong quá trình phát sinh loài người?

A. Từ người cổ Homo đến người hiện đại.

B. Từ vượn người đến người cận đại.

C. Từ người cận đại đến người hiện đại.

D. Từ vượn người đến người cổ Homo.

Câu 119. Tư thế đi thẳng dần dần xuất hiện do:

A. Tư thế lao động, đòi hỏi nhu cầu đi thẳng.

B. Phải tìm thức ăn trên cao.

C. Sự củng cố các biến dị tập nhiễm.

D. Tích lũy biến dị có lợi ở môi trường sống mới.

Câu 120. Hệ thống tín hiệu thứ hai, xuất hiện từ giai đoạn người hiện đại là:

A. Các thông tin liên lạc của đời sống xã hội.

B. Giọng nói và chữ viết.

C. Sự xuất hiện tôn giáo, khoa học, nghệ thuật.

D. Nền văn minh của xã hội.

Câu 121. Nội dung nào sau đây đúng đối với quan niệm hiện đại của Machusin, khi đề cập đến quá trình phát sinh loài người?

A. Chất phóng xạ làm tăng tần số các đột biến, tăng áp lực chọn lọc tự nhiên, dẫn đến tăng tốc độ cải biến di truyền của tổ tiên loài người.

B. Quá trình phát sinh loài người không chịu tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

C. Chỉ có tác nhân vật lý gây đột biến ở tổ tiên loài người, mới có vai – trò chủ yếu.

D. Thuyết hiện đại không công nhận cách giải thích của Đacuyn và Ăngghen đối với quá trình phát sinh loài người.

Câu 122. Khi nghiên cứu các dạng hóa thạch về cấu tạo cơ thể, kết luận nào sau đây hoàn chỉnh nhất?

A. Tầm vóc ngày càng cao, đi thẳng, cột sống uốn cong chữ S.

B. Ngày càng bớt dần tính chất của động vật và phát triển theo hướng thành người.

C. Xương chậu ngày càng rộng, xương sườn, xương ức cũng như răng và hàm ngày càng bớt thô, răng nanh tiêu giảm.

D. Hộp sọ ngày càng lớn, lồi cằm rõ dần, xương vành mày ngày càng tiêu giảm.

ĐÁP ÁN

Câu 1. D Câu 42. C Câu 83. D
Câu 2. A Câu 43. D Câu 84. D
Câu 3. A Câu 44. C Câu 85. B
Câu 4. C Câu 45. B Câu 86. B
Câu 5. C Câu 46. D Câu 87. C
Câu 6. C Câu 47. B Câu 88. C
Câu 7. B Câu 48. B Câu 89. C
Câu 8. A Câu 49. D Câu 90. D
Câu 9. B Câu 50. A Câu 91. D
Câu 10. C Câu 51. B Câu 92. C
Câu 11. D Câu 52. D Câu 93. C
Câu 12. A Câu 53. C Câu 94. A
Câu 13. B Câu 54. A Câu 95. C
Câu 14. A Câu 55. D Câu 96. A
Câu 15. D Câu 56. C Câu 97. A
Câu 16. A Câu 57. B Câu 98. B
Câu 17. B Câu 58. C Câu 99. A
 Câu 18. D Câu 59. A Câu 100. A
Câu 19. C Câu 60. D Câu 101. B
Câu 20. B Câu 61. A Câu 102. C
Câu 21. D Câu 62. D Câu 103. A
Câu 22. B Câu 63. D Câu 104. B
Câu 23. D Câu 64. B Câu 105. C
Câu 24. B Câu 65. A Câu 106. A
Câu 25. A Câu 66. A Câu 107. A
Câu 26. D Câu 67. B Câu 108. C
Câu 27. D Câu 68. B Câu 109. C
Câu 28. A Câu 69. C Câu 110. A
Câu 29. C Câu 70. C Câu 111. B
Câu 30. A Câu 71. D Câu 112. B
Câu 31. C  Câu 72. D Câu 113. D
Câu 32. D Câu 73. B Câu 114. A
Câu 33. A Câu 74. B Câu 115. B
Câu 34. B Câu 75. A Câu 116. A
Câu 35. B Câu 76. B Câu 117. D
Câu 36. B Câu 77. C Câu 118. A
Câu 37. A Câu 78. A Câu 119. D
Câu 38. B  Câu 79. B Câu 120. B
 Câu 39. D Câu 80. C Câu 121. A
Câu 40. B Câu 81. B Câu 122. B
Câu 41. B Câu 82. C

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Sinh học 12 – Ôn tập câu hỏi về Tiến hóa
5 (100%) 1 vote