A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau tạo thành những thế hệ mới (trừ những loài sinh vật vô tính hay sinh sản). Trinh sản: trứng nở không cần thụ tinh).

1. Quan hệ hỗ trợ

a. Quan hệ cộng sinh: là mối quan hệ cần thiết, có lợi cho cả hai bên về dinh dưỡng hoặc nơi ở.

Thí dụ: Tảo lam và nấm tạo thành địa y. Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần rễ cây họ đậu. Trùng roi trichomonas sống trong ruột mối. Hải quỳ bám trên vỏ ốc của tôm kí sinh.

b. Quan hệ hợp tác: là dạng quan hệ sống chung có lợi cho cả hai bên, tuy nhiên không nhất thiết cần sự tồn tại của chúng.

Thí dụ: Nhạn bể và cò làm tổ bầy đàn.

c. Quan hệ hội sinh: là hiện tượng ở gởi của nhiều loại động vật không xương sống, chỉ có lợi cho một bên.

Thí dụ: Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến và tổ mối.

2. Quan hệ đối địch 

a. Quan hệ cạnh tranh: cạnh tranh nhau về nơi ở hay thức ăn.

Thí dụ: Thỏ và cừu cạnh tranh nơi ở của thú túi tại châu Úc. Cạnh tranh giữa cỏ dại và cây trồng.

b. Quan hệ một mất một còn giữa thú ăn thịt và con mồi.

c. Quan hệ sống bám: là dạng một sinh vật này sống bám trên cơ thể một sinh vật khác bằng cách ăn mô hoặc thức ăn đã được tiêu hoá của vật chủ mà không giết chết sinh vật chủ.

Thí dụ: Giun tròn kí sinh ở người, tầm gửi, dây tơ hồng trên các cây xanh.

d. Quan hệ ức chế – cảm nhiễm: là dạng một sinh vật tiết chất kìm hãm đối với sự sinh trưởng của các sinh vật khác.

– Thí dụ: Tảo tiểu cầu tiết chất kìm hãm sự phân chia và quá trình thẩm thấu của rận nước.

B. TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ GIẢI BÀI TẬP

1. Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có thể có ở . một quần thể sinh vật?

a. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.

b. Quần thể là tập hợp của cá thể cùng loài.

c. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.

d. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.

e. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.

g. Quần thể có thể có khu vực phân bố rất rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông, núi, eo biển…

h.Trong quá trình hình thành quần thể, tất cả các cá thể cùng loại đều thích nghi với môi trường mới mà chúng phát tán tới.

Trả lời

Đáp án: b, c, g, h

2. Hãy nêu các ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong các quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định?

Trả lời

Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định:

– Ví dụ về hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể: Ngoài các ví dụ đã nêu ở các câu hỏi trên, học sinh có thể quan sát trong tự nhiên và đưa ra nhiều ví dụ khác như hỗ trợ kiếm thức ăn giữa các cá thể trong đàn kiến, ong… hỗ trợ nhau tìm đường di cư trong đàn chim di cư.

– Ví dụ về cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: Các con hổ, báo cạnh tranh nhau giành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống (vùng lãnh thổ) của từng cặp hổ, báo bố mẹ. Cá mập khi thiếu thức ăn chúng cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé ăn thịt chính đồng loại của mình), cá con nở ra trước ăn phôi non hay trứng còn chưa nở.

– Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển hưng thịnh

– Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn.

– Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể tốt hơn.

– Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bổ của cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khỏe và đào thải các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình CLTN

3. Đàn bò rừng tập trung nhau lại như trong hình 36.5 SGK biểu hiện mối quan hệ nào trong quần thể? Lối sống bầy đàn ở động vật đem lại cho quần thể những lợi ích gì?

Trả lời

Đàn bò rừng tập trung nhau lại như trong hình 36.5 SGK biểu hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thế, nhờ đó bò rừng cảnh giác với kẻ thù rình rập xung quanh và chống lại chúng tốt hơn.

– Lối sống bầy đàn ở động vật đem lại cho quần thể những lợi ích:

– Việc tìm mồi, tìm nơi ở và chống lại kẻ thù hiệu quả hơn. Chim kiếm ăn theo đàn dễ tìm thấy thức ăn hơn đi riêng rẽ, các con trong đàn kích thích nhau tìm mồi, báo hiệu cho nhau nơi có nhiều thức ăn, thông báo cho nhau kẻ thù sắp tới, nơi có luồng gió trái hoặc nơi trú ẩn thuận tiện.

– Ngoài ra, sống trong bầy đàn khả năng tìm gặp của con đực và con cái dễ dàng hơn, đảm bảo cho sự sinh sản thuận lợi.

Trong một số đàn có hiện tượng phân chia đẳng cấp, những cá thể thuộc đẳng cấp trên (như con đầu đàn) luôn chiếm ưu thế và những cá thể thuộc đẳng cấp dưới luôn lép vế, sự phân chia này giúp cho các cá thể trong đàn nhường nhịn nhau, tránh ẩu đả gây thương tích. Sự chỉ huy của con đầu đàn còn giúp cả đàn có tính tổ chức và vì vậy thêm phần sức mạnh chống lại kẻ thù, những con non được bảo vệ tốt hơn.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Sinh học 12 – Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Đánh giá bài viết