A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

B. TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ GIẢI BÀI TẬP

1. Hãy điền tiếp những nội dung phù hợp về ảnh hưởng của các nhân tố vật lí và hóa học tới đời sống của sinh vật vào ô trống trong bảng 35.1 và lấy ví dụ minh họa những ảnh hưởng đó.

Bảng 35.1.

Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vật lí và hóa học tới sinh vật.

Nhân tố sinh thái (đơn vị) Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái. Dụng cụ đo.
Nhiệt độ môi trường (°C) Nhiệt độ ảnh hưởng tới trao đổi chất và năng lượng, khả năng sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Nhiệt kế
Ánh sáng (lux) Máy đo cường độ và thành phần quang phổ của ánh sáng.
Độ ẩm không khí Ẩm kế.
Nồng độ các lọai khí: O, CO,… (%) Máy đo nồng độ khi hòa tan
…*

* Học sinh có thể điền tiếp những nhân tố sinh thái khác vào trong bảng

Trả lời

Nhân tố sinh thái (đơn vị) Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái. Dụng cụ đo
Nhiệt độ môi trường (°C) Nhiệt độ ảnh hưởng tới trao đổi chất và năng lượng, khả năng sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Nhiệt kế
Ánh sáng (lux) Cường độ chiếu sáng và thành phần quang phổ ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật và khả năng quan sát của động vật.
Máy đo cường độ và thành phần quang phổ của ánh sáng.
Độ ẩm không khí (%).  Độ ẩm không khí có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thoát nước của sinh vật. Ấm kế
Nồng độ các loại khí O2, CO2… (%) Nồng độ O2 ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của sinh vật.

CO2 tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật, tuy nhiên nồng độ CO2 quá cao thường gây chết đối với hầu hết các loài sinh vật.

Máy đo nồng độ khí hòa tan
Độ pH Độ pH ảnh hưởng nhiều tới khả năng hút khoáng của thực vật và do đó ảnh hưởng tới sinh trưởng của chúng Máy đo pH hoặc giấy đo pH

2. Thế nào là giới hạn sinh thái? Lấy ví dụ minh họa về giới hạn sinh thái của sinh vật.

Trả lời

– Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của 1 nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

– Một số ví dụ về giới hạn sinh thái của sinh vật:

+ Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6°C đến 42°C. Nhiệt độ 5,6°C gọi là giới hạn dưới, 42°c gọi là giới hạn trên. Nhiệt độ thuận lợi cho các chức năng sống của cá rô phi từ 20°C đến 35°C.

3. Hãy lấy ví dụ về các ổ sinh thái. Nêu ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái trong các ví dụ đó.

Trả lời

– Trên 1 cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, loài dưới thấp hình thành các ổ sinh thái khác nhau.

– Giới hạn sinh thái ánh sáng của mỗi loài cây là khác nhau. Một số loài cây có tán lá vươn lên cao thu nhận nhiều ánh sáng mặt trời, một số loài lại ưa sống dưới tán của các loài cây khác, hình thành nên ổ sinh thái của các loài cây trong rừng.

– Ý nghĩa của sự phân hóa ổ sinh thái trong các ví dụ trên là tránh cạnh tranh giữa các loài.

4. Hãy liên tiếp vào bảng 35.2 những đặc điểm của thực vật do tác động của ánh sáng và ý nghĩa thích nghi của các đặc điểm đó.

Bảng 35.2. Tác động của ánh sáng tới thực vật

Tác động của ánh sáng Đặc điểm của thực vật. Ý nghĩa thích nghi của đặc điểm
Ánh sáng mạnh, nơi có nhiều cây gỗ mọc dày đặc
Ánh sáng yếu, ở dưới bóng cây khác
Ánh sáng chiếu nhiều về một phía của cây
Cây mọc trong điều kiện ánh sáng dưới đáy hồ, ao

* Những đặc điểm của thực vật về hình thái lá, thân, cách xếp lá trên cây,… hiện tượng tỉa thưa tự nhiên.

Trả lời

Tác động của ánh sáng Đặc điểm của thực vật. Ý nghĩa thích nghi của đặc điểm
Ánh sáng mạnh, nơi có nhiều cây gỗ mọc dày đặc – Thân cao, thẳng,

– Lá nhỏ, xếp xiên, tán lá thưa

– Màu lá nhạt

– Mặt trên lá có lớp cutin dày, bóng

– Có hiện tượng tự tỉa thưa tự nhiên

– Có cường độ quang hợp và hô hấp cao

– Cây vươn lên tầng trên nơi có nhiều ánh sáng

– Lá xếp xiên tránh bớt được các tia sáng chiếu thẳng về bề mặt lá làm cho lá đỡ bị đốt nóng

– Lá màu nhạt do hạt lục lạp nằm sâu trong thịt lá, tránh bị đốt nóng

– Giảm bớt tia sáng xuyên qua lá đốt nóng lá

– Làn kích thước quần thể giảm phù hợp với điều kiện môi trường.

Ánh sáng yếu, ở dưới bóng cây khác – Cây nhỏ

– Lá to xếp xen kẽ

– Màu lá sẫm

Có khả năng quang hợp dưới ánh sáng yếu, cường độ hô hấp yếu

– Sống dưới tán cây khác  

– Giúp tiếp nhận được nhiều ánh sáng 

– Hạt lục lạp nằm sát biểu bì lá, nhờ đó là lấy được nhiều ánh sáng và duy trì quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu.

Ánh sáng chiếu nhiều về một phía của cây – Thân cây vươn về phía có nhiều ánh sáng.

– Tán lá vươn về phía có nhiều ánh sáng

Để nhận được nhiều ánh sáng hơn
Cây mọc trong điều kiện ánh sáng dưới đáy hồ, ao – Có nhóm sắc tố phicôbilin hấp thụ được ánh sáng dưới nước sâu.
– Lá cây không có mô giậu hoặc mô giậu kém phát triển, diệp lục phân bố cả trong biểu bì lá và có đều ở 2 mặt lá.
 Giúp cây quang hợp được ở điều kiện dưới tán rừng hoặc dưới các lớp nước sâu

5. Hãy giải thích vì sao động vật hằng nhiệt (thuộc cùng loài hay có quan hệ họ hàng gần nhau) sống ở vùng ôn đới (nơi có nhiệt độ thấp) có kích thước cơ thể lớn hơn kích thước cơ thể của động vật hằng nhiệt ở vùng nhiệt đới ấm áp, đồng thời các động vật hằng nhiệt vùng ôn đới có tai, đuôi và chi… nhỏ hơn tai, đuôi, chi của động vật hằng nhiệt vùng nhiệt đới. Lấy ví dụ minh họa cho quy tắc về kích thước cơ thể và quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi,… của cơ thể

Trả lời

– Động vật hằng nhiệt (ví dụ: gấu, hươu, thỏ..) sống ở vùng ôn đới lạnh có kích thước cơ thể lớn sẽ có diện tích bề mặt cơ thể nhỏ (tính trên tỉ lệ với thể tích), điều đó có ý nghĩa trong việc giảm diện tích tỏa nhiệt của cơ thể.

– Ngược lại, động vật sống ở vùng nhiệt đới nóng có kích thước cơ thể nhỏ sẽ có diện tích bề mặt cơ thể lớn (tính trên tỉ lệ với thể tích), điều đó có ý nghĩa trong việc tăng diện tích tỏa nhiệt của cơ thể.

– Tai, đuôi và các chi của các động vật ở vùng lạnh có kích thước bé sẽ hạn chế được sự tỏa nhiệt của cơ thể.

– Động vật hằng nhiệt vùng nhiệt đới nóng có tai, đuôi, chi… lớn có ý nghĩa trong việc tăng cường diện tích tỏa nhiệt của cơ thể.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Sinh học 12 – Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Đánh giá bài viết