A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

 1. Đại Thái cổ

Sự sống mới hình thành tiến từ tổ chức cơ thể không bào đến đơn. bào rồi đa bào. Ở đại này sự sống tập trung dưới nước.

2. Đại Nguyên sinh

Sự sống vẫn còn tập trung dưới nước.

3. Đại Cổ sinh

– Đầu kỉ Xilua trở về trước, sinh vật vẫn sống ở nước. Cuối kỉ có nhiều đợt tạo núi, xuất hiện thực vật ở cạn nhưng thân lá còn thô sơ.

– Ở kỉ Đêvôn có thời kì khô hạn kéo dài, thực vật di cư lên cạn hàng loạt, xuất hiện quyết có rễ, thân có mạch dẫn, biểu bì có khí khổng.

– Sự quang hợp của thực vật đã giải phóng ôxi tự do tạo điều kiện cho sự ra đời của động vật ở cạn, đó là cá phổi và cá vây, chân vừa hô hấp bằng mang vừa hô hấp bằng phổi, thích nghi điều kiện sống cả nước lẫn trên cạn.

– Cuối kỉ Đêvôn từ cá vây chân xuất hiện lưỡng cư đầu cứng, có đôi vây ngực biến thành chi có 5 ngón.

– Kỉ Than đá. Vào cuối kỉ khí hậu nóng ẩm chuyển sang khô hạn. Xuất hiện dương xỉ có hạt thụ tinh không cần nước. Một số động vật lưỡng cư thích nghi với đời sống trên cạn đã biến thành bò sát có vảy sừng, tim, phổi hoàn thiện. Xuất hiện một số sâu bọ thích nghi điều kiện khô. .

– Kỉ Pecmơ: xuất hiện các dãy núi lớn hình thành các đới khí hậu, có vùng khô hạn, quyết hiếm dần, cây hạt trần xuất hiện. Có thể nói, sự kiện quan trọng nhất của đại Cổ sinh là sự chuyển từ đời sống ở dưới nước lên cạn làm cho bộ mặt sinh giới có những bước chuyển mới về lượng và chất.

4. Đại Trung sinh

– Kỉ Tam điệp: đại lục chiếm ưu thế, có nhiều vùng khô, thực vật hạt trần phát triển mạnh và đóng vai trò chủ yếu. Cá xương xuất hiện, bò sát phân hóa. Động vật có vú đầu tiên xuất hiện từ bò sát răng thú, tương tự thú mỏ vịt.

– Kỉ Giura: những đại diện đầu tiên của chim xuất hiện còn giữ đặc điểm của bò sát.

– Kỉ Phấn trắng: không khí khô, nắng gắt dẫn đến sự xuất hiện của cây hạt kín và thú đẻ con.

5. Đại Tân sinh

Động vật có bộ mặt giống ngày nay.

– Kỉ thứ 3: cây hạt kín phát triển mạnh. Khí hậu lạnh đột ngột làm cho bò sát chết hàng loạt, nhường chỗ cho chim và động vật có vú thích nghi hơn với khí hậu lạnh và có hình thức sinh sản hoàn thiện hơn.

– Kỉ thứ 4: vượn từ đời sống trên cây chuyển dần xuống đất, tiến đến vùng xa, hoàn thiện dần dáng đi thẳng, sử dụng công cụ có sẵn và chế tạo công cụ lao động, chuyển biến lớn về chất. Xuất hiện tư duy ý thức, hình thành đời sống có xã hội, đánh dấu sự phát sinh loài người.

B. TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ GIẢI BÀI TẬP

1. Hóa thạch là gì? Nêu vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử tiến hóa của sinh giới.

Trả lời

– Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất. Di tích của sinh vật để lại có thể dưới dạng các bộ xương, những dấu vết của sinh vật để lại trên đá (vết chân, hình dáng,..) xác các sinh vật được bảo quản gần như nguyên vẹn trong các lớp hổ phách hoặc trong các lớp băng…

– Vai trò của hóa thạch nghiên cứu.

2. Dựa vào đầu người ta phân chia lịch sử trái đất thành các niên đại?

Trả lời

Người ta phân chia lịch sử trái đất thành các niên đại dựa vào những biến đổi về địa chất kéo theo biến đổi về khí hậu của các lục địa dẫn đến sự xuất hiện và tiến hóa của các loài sinh vật và dựa vào các hóa thạch.

3. Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến hóa của sinh giới?

Trả lời

Hiện tượng trôi dạt lục địa dẫn đến thay đổi rất mạnh điều kiện khí hậu trái đất, do vậy có thể dẫn đến những đợt đại tuyệt chủng hàng loạt các loài và sau đó là thời điểm bùng nổ phát sinh các loài mới.

4. Bò sát khổng lồ phát triển mạnh vào thời kì nào? Động vật có vú đầu tiên xuất hiện khi nào?

Trả lời

 – Đại Trung sinh đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát vì vào thời kì này có rất nhiều loài bò sát phát triển, trong đó có các loài bò sát khổng lồ như khủng long.

– Động vật có vú đầu tiên phát sinh ở kỉ Tam Điệp, cách nay 245 triệu năm, thuộc đại Trung sinh.

5. Khí hậu của trái đất sẽ như thế nào trong những thế kỉ và thiên niên kỉ tới? Cần làm gì để ngăn chặn nạn đại diệt chủng có thể xảy ra do con người?

Trả lời

Khí hậu của Trái đất sẽ biến đổi theo chiều hướng ngày càng xấu hơn trong những thể kỉ và thiên niên kỉ tới.

Con người phải giảm và ngưng gây ô nhiễm môi trường mới có thể ngăn chặn nạn đại tuyệt chủng do con người gây ra.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Sinh học 12 – Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
5 (100%) 1 vote