A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Hình thành loài bằng con đường sinh thái.

– Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở động vật và thực vật ít di động như thân mềm.

– Trong cùng một khu phân bổ địa lý, các quần thể của loài đã được chọn lọc theo hướng thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau, đã hình thành nên các nòi sinh thái rồi tới sự hình thành loài mới.

2. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.

– Lai xa và đa bội hoá bằng con đường hình thành loài mới, thấy phổ biến ở thực vật, rất ít gặp ở động vật, vì ở động vật cơ chế cách ly sinh sản giữa hai loài khác nhau rất phức tạp. Đặc biệt những nhóm động vật có hệ thần kinh phát triển thì sự đa bội hoá thường gây nên những rối loạn giới tính.

– Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ NST đơn bội của hai loài. Do hai bộ NST đơn bội này không tương đồng nên không xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp NST ở kỳ đầu của lần giảm phân thứ nhất, gây trở ngại cho việc phát sinh giao tử. Do đó, cơ thể lại chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng mà không sinh sản hữu tính.

– Nếu đa bội hoá từ 2n thành 4n thì sự giảm phân lại tiến hành được cho giao tử 2n. Sự tái tổ hợp giữa các giao tử đó cho hợp tử 4n chứa cả hai bộ NST 2n của cả hai loài bố mẹ được gọi thể song nhị bội thể.

– Tóm lại, loài mới không xuất hiện với một đột biến mà thường là sự tích lũy một tổ hợp nhiều đột biến. Loài mới không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà là hình thành một quần thể hay một nhóm quần thể tồn tại phát triển dưới tác dụng của CLTN. Loài mới được hình thành là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới, cách ly sinh sản với quần thể gốc.

1. Từ một loài sinh vật, không có sự cách li về mặt địa lí có D. thể hình thành nên các loài khác nhau được không? Giải thích.

Trả lời

Từ 1 loài sinh vật, không có sự cách li về mặt địa lí cũng có thể hình thành nên các loài khác nhau khi giữa các quần thể có các trở ngại dẫn đến cách li sinh sản.

2. Loài bông trồng ở Mỹ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 NST gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mỹ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Hãy giải thích cơ chế hình thành loài bông trồng Mỹ có bộ NST 2n = 52.

Trả lời

 

 3. Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa.

Trả lời

Nhiều loài thực vật có họ hàng gần gũi có thể thụ phấn cho nhau tạo nên con lại có sức sống. Tuy nhiên, con lai khác loài hầu hết đều bất thụ. Các loài cây tứ bội có thể lai với loài lưỡng bội cho ra con lai tam bội. Con lai tam bội bị bất thụ nhưng nếu chúng ngẫu nhiên có được khả năng sinh sản vô tính thì quần thể cây tam bội cũng là 1 loài mới. Một số loài động vật như loài thằn lằn C.sonorae được hình thành bằng cách này và gồm toàn các con cái tam bội có kiểu gen y hệt nhau do chúng sinh sản theo kiểu trinh sản. Các con cái tam bội đẻ ra trứng rồi từ trứng phát triển thành con non mà không cần có sự thụ tinh.

Trường hợp con lai khác loài được đột biến làm nhân đôi toàn bộ số lượng NST (đa bội hóa hay còn gọi là song nhị bội hóa) thì cũng xuất hiện loài mới. Loài mới lúc này thật sự có các bộ NST lưỡng bội của cả loài bố và loài mẹ nên chúng có thể giảm phân bình thường và hoàn toàn hữu thụ. Loài mới đa bội sẽ trở nên cách li sinh sản với hai loài bố và mẹ vì khi giao phối trở lại chúng sẽ tạo ra các con lai bất thụ.

4. Tại sao lại phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thủy?

Trả lời

Phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thủy vì đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về loài và các hệ sinh thái của trái đất, giữ cho khí hậu được  ổn định, góp phần bảo vệ nguồn nước, tăng độ màu mỡ của đất, điều hòa dòng chảy và tuần hoàn nước, điều hòa ôxi trong khí quyển.

Bảo vệ đa dạng sinh học trước hết cần có biện pháp bảo vệ các loài sinh vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

Ngoài ra, bảo vệ đa dạng sinh học để chúng ta có thể khai thác những gen quý hiếm từ chúng hoặc tạo ra các giống cây trồng mới.

5. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất .

Từ quần thể 2n, người ta tạo ra được quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là một loài mới vì:

a. Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST.

b. Quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n.

c. Quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bị bất thụ.

d. Quần thể cây 4n có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể 2n.

Trả lời

Đáp án: c

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Sinh học 12 – Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)
5 (100%) 1 vote