A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

– Biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên là ba nhân tố cơ bản và có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tiến hoá của sinh vật.

– Biến dị và di truyền là hai mặt đối lập, nhưng mang tính đồng nhất và tồn tại song song trong cơ thể sống.

* Biến dị và di truyền liên quan chặt chẽ với điều kiện sống.

– Dưới tác dụng của điều kiện sống, sinh vật xuất hiện các biến dị. Chúng được tích lũy và củng cố trong những điều kiện sống thuận lợi và thông qua sự sinh sản mà truyền lại cho thế hệ sau.

– Mối quan hệ môi trường biến dị – di truyền phát triển ngày càng hoàn thiện dẫn đến sự đa dạng và phong phú của giới sinh vật.

* Biến dị, di truyền là cơ sở của quá trình tiến hoá, nguyên liệu của quá trình chọn lọc.

– Sinh vật không ngừng phát sinh biến dị dưới tác động của điều kiện sống. Tuy nhiên chỉ những biến dị có lợi cho sinh vật và phù hợp với điều kiện sống mới được bảo tồn và tích lũy, còn những biến dị có hại sẽ bị đào thải.

– Mọi thay đổi lớn của sinh vật đều bắt nguồn từ những biến dị nhỏ, trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên chậm chạp nhưng lâu dài. Quá trình đó dẫn đến hình thành loài mới.

* CLTN là động lực chủ yếu của quá trình tiến hoá

– CLTN tích lũy các biến dị nhỏ, cá biệt thành những biến đổi lớn phổ biến cho cả loài.

– CLTN tác động thông qua những đặc tính biến dị, di truyền của sinh vật, là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.

– CLTN dẫn đến sự phân ly tính trạng trong sự hình thành loài mới từ một loài ban đầu. Loài mới được hình thành dần thông qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN. Kết quả của CLTN đã chứng minh rằng toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của một quá trình tiến hoá từ . một nguồn gốc chung.

Tóm lại biến dị, di truyền và CLTN là ba nhân tố cơ bản có quan hệ mật thiết trong quá trình tiến hoá của sinh vật. Trong đó, biến dị và di truyền là cơ sở của quá trình chọn lọc. CLTN là động lực chủ yếu của quá trình tiến hoá của sinh giới.

B. TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ GIẢI BÀI TẬP 

1. Hãy sưu tập các hình ảnh về các đặc điểm thích nghi và giải thích đặc điểm đó đem lại giá trị như thế nào đối với sinh vật đó.

Trả lời

– Sâu gạo màu trắng sống trong môi trường gạo màu trắng. Màu trắng của nó phù hợp với màu môi trường, giúp kẻ thù khó phát hiện, tăng khả năng sống sót.

– Con vạc sành có cơ thể màu xanh lá và cánh có hình dạng giống hệt lá có giúp kẻ thù khó phát hiện vì nó dễ lẫn với cỏ..

2. Hãy đưa ra một giả thuyết giải thích quá trình hình thành một quần thể cây có khả năng kháng lại một loài côn trùng từ một quần thể ban đầu bị sâu phá hoại.

Trả lời 

Do đột biến gen hoặc biến dị tổ hợp 1 số cây trồng tình cờ sinh ra 1 Số chất độc (sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất). Chất này được tích lũy lại trong không bào.

Khi có loài côn trùng phải xuất hiện thì hầu hết các cây khác bị tiêu diệt, chỉ còn lại 1 số cây có chất độc trong lá hoặc thân có thể tồn tại và phát triển được. Số cây này nhanh chóng phát triển thành quần thể cây trồng có khả năng kháng lại 1 loài côn trùng nếu áp lực chọn lọc ngày càng tăng.

3. Tại sao các loài nấm độc lại thường có màu sắc sặc sỡ?

Trả lời

Màu sặc sỡ của nấm độc là sự thích nghi về màu sắc, có ý nghĩa báo hiệu chúng có chất độc làm kẻ thù xa lánh, giúp chúng sống sót tốt hơn.

4. Một số loài sinh vật có các đặc điểm giống các đặc điểm thích nghi của loài sinh vật khác, người ta gọi đó là các đặc điểm “bắt chước”. Ví dụ một số loài côn trùng không có chất độc lại có màu sắc sặc sỡ giống màu sắc của loài côn trùng có chứa chất độc. Đặc điểm bắt chước đó đem lại giá trị thích nghi như thế nào đối với côn trùng không có chất độc tự vệ?

Trả lời

Đặc điểm “bắt chước” có màu sắc sặc sỡ của 1 số loài côn trùng không có chất độc là đặc điểm thích nghi, có ý nghĩa báo hiệu làm kẻ thù nhầm tưởng chúng là những loài côn trùng có chất độc tự vệ mà xa lánh, giúp chúng sống sót tốt hơn

5. Tại sao lúc đầu dùng một loại hóa chất thì diệt được tới trên 90% sâu tơ hại bắp cải nhưng sau nhiều lần phun thuốc thì hiệu quả diệt sâu của thuốc diệt lại giảm dần?

Trả lời

Lúc đầu ta dùng 1 loại hóa chất thì diệt được tới 90% sâu tơ hại bắp cải nhưng sau nhiều lần phun thuốc thì hiệu quả diệt sâu của thuốc diệt lại giảm dần vì:

Khi phun thuốc diệt lần đầu thì diệt được hơn 90% sâu, đó là những cá thể không mang đột biến kháng thuốc.

Trong môi trường có thuốc thì những cá thể đột biến tỏ ra có ưu thế hơn, do đó chúng chiếm tỷ lệ ngày càng cao.

Chính thuốc là nhân tố chọn lọc các cá thể đột biến có tính kháng thuốc. Liều lượng thuốc càng tăng nhanh thì áp lực chọn lọc càng mạnh, kiểu gen kháng thuốc càng nhanh chóng thay thế kiểu gen không kháng thuốc. Kết quả là hình thành nên quần thể sâu kháng thuốc. Vì thế mà thuốc mất dần tác dụng.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Sinh học 12 – Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi
Đánh giá bài viết