A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ 

1. Thuyết tiến hoá của LAMAC

Từ thế kỷ XVII trở về trước, người ta đã quan niệm Thượng đế đã sáng tạo ra toàn bộ sinh giới cùng một lần, những đặc điểm thích nghi hợp lý từ đầu đến giờ không có gì thay đổi. J.B. Lamac, nhà tự nhiên học người Pháp (1744-1829) là người đầu tiên xây dựng học thuyết có hệ thống về sự tiến hoá của sinh giới. Theo Lamac:

– Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân làm cho các loài biến đổi. Từ những biến đổi nhỏ được tích luỹ qua thời gian đã tạo nên những biến đổi sâu sắc trên cơ thể sinh vật.

– Tiến hoá không là sự biến đổi mà là sự phát triển có tính kế thừa lịch sử, tổ chức cơ thể được biến đổi từ đơn giản đến phức tạp.

Lamac cho rằng những biến đổi trên cơ thể sinh vật là do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật và đều di truyền, tích lũy qua các thế hệ. Do hạn chế của khoa học đương thời nên Lamac không phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

– Lamac cũng chưa giải thích được các đặc điểm thích nghi của sinh vật một cách đúng đắn. Ông cho rằng ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật kịp thích nghi và có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi điều kiện môi trường, mọi cá thể đều nhất loạt phản ứng giống nhau trước đều kiện mới của ngoại cảnh.

2. Học thuyết tiến hoá của ĐAUYN

S.R. Đacuyn (1809-1882) là nhà tự nhiên học người Anh, đã đặt nền móng vững chắc cho học thuyết tiến hóa.

a. Biến dị có thể

Ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị có thể gọi là biến dị để chỉ những đặc điểm sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.

– Ông cho rằng tác động trực tiếp của ngoại cảnh hay của tập quán hoạt động của động vật chỉ gây nên những biến đổi đồng loạt theo cùng một hướng xác định, ít có ý nghĩa với tiến hoá và chọn giống. Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản từng cá thể riêng lẻ theo những hướng không xác định mới là nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.

b. Chọn lọc nhân tạo

Vật nuôi và cây trồng xuất hiện những biến dị. Những cá thể nào mang biến dị có lợi cho người thì được giữ lại để nhân giống, snhững cá thể mang biến dị không có lợi cho người thì bị loại bỏ, hạn chế sinh sản. Đó là một quá trình bao gồm hai mặt song song, vừa đào thải những biến dị không có lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi phù hợp cho nhu cầu của con người.

– CLNT là nhân tố chính để giải thích vật nuôi cây trồng thích nghi cao độ với một nhu cầu xác định của con người.

– CLNT có thể được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau, ở mỗi hướng con người đi sâu khai thác một đặc điểm có lợi cho mình, giữ lại những dạng nổi bật nhất, loại bỏ những dạng trung gian, kết quả là dẫn đến sự phân ly tính trạng, giải thích nhiều giống vật nuôi hay cây trồng thuộc phạm vi của mỗi loài đều có nguồn gốc từ một hoặc vài dạng tổ tiên có lợi ban đầu.

c. Chọn lọc tự nhiên.

– Tác nhân gây ra chọn lọc tự nhiên là những điều kiện khí hậu, đất đai, thức ăn, kẻ thù.

– Những cá thể nào mang những biến dị có lợi cho bản thân chúng thì sống sót, phát triển ưu thế, sinh sản nhiều con cháu ngày một đông. Trái lại những cá thể mang những biến dị có hại cho chúng thì ít có khả năng tồn tại, kém phát triển, con cháu hiếm dần.

– Vậy CLTN đã tác động qua các đặc tính biến dị di truyền là nhân tố chính hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật.

– Với quy mô rộng thời gian lịch sử lâu dài, dưới tác động của CLTN đã dẫn tới quá trình phân ly tính trạng hình thành nhiều loài mới từ một loài ban đầu.

Tóm lại thuyết CLTN của Đacuyn đã giải thích khá thành công về sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật và cũng đã chứng minh rằng toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của một quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.

B. TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ GIẢI BÀI TẬP

1. Hãy trình bày các luận điểm chính của học thuyết Lamac.

Trả lời

Dưới tác động của môi trường này tập quán hoạt động đã làm cho các loài sinh vật được biến đổi từ loài này thành loài khác. Cơ chế làm cho loài biến đổi (tiến hóa) là do sinh vật tự thay đổi để thích nghi với môi trường sống và những đặc điểm thích nghi như vậy được di truyền từ đời này sang đời khác.

2. Hãy trình bày nội dung chính của học thuyết Đacuyn.

Trả lời

– Thế giới sinh vật thống nhất trong đa dạng; điều này có nghĩa là các loài sinh vật có nhiều đặc điểm giống nhau là do chúng được tiến hóa từ 1 tổ tiên chung và chúng đa dạng là do có được những đặc điểm thích nghi với các môi trường sống khác nhau.

– Cơ chế tiến hóa dẫn đến hình thành loài là do CLTN. CLTN là quá trình đào thải các sinh vật có các biến dị không thích nghi và giữ lại các biến dị di truyền giúp sinh vật thích nghi. Kết quả của CLTN là hình thành nên các quần thể/loài có các đặc điểm thích nghi với môi trường.

3. Nêu những khác biệt giữa học thuyết Đacuyn với học thuyết Lamac.

Trả lời

Học thuyết Đacuyn đã nêu được cơ chế tiến hóa chính hình thành nên các loài CLTN. Còn học thuyết Lamac mặc dù có thừa nhận loài có biến đổi nhưng lại không nêu được cơ chế giải thích cho quá trình biến đổi của loài.

4. Trình bày sự khác biệt giữa CLTN và CLNT.

Trả lời

Chọn lọc tự nhiên Chọn lọc nhân tạo
1. Cá thể nào có các biến dị làm tăng khả năng sống sót, sinh sản thi cá thể đó tồn tại nhân lên thế hệ sau 1. Cá thể nào có đặc điểm phù hợp với sở thích của con người thì được giữ lại và nhân giống.
2. Xảy ra chậm. 2. Xảy ra nhanh hơn nhiều so với CLTN.

5. Câu nào trong số các câu dưới đây nói về CLTN là đúng với quan niệm của Đacuyn?

a. CLTN thực chất là sự phân hóa về khả năng sống sót của các cá thể.

b. CLTN thực chất là sự phân hóa về khả năng sinh sản của các kiểu gen.

c. CLTN thực chất là sự phân hóa về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau

d. Cả a, b và c

Trả lời

Đáp án: c

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Sinh học 12 – Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
5 (100%) 1 vote