ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1 Sự biến đổi của đất trời sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu chuyển mùa: ngọn gió sẽ mang theo hương ổi.. những sự biến đổi đó mang đến tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng được thể hiện qua các từ bỗng, hình như…

2 Khổ 1: Hữu Thỉnh đã góp vào truyện tập thơ mùa thu của đất nước một bài thơ hay, bài thơ mà ông tâm đắc nhất về mùa thu, với một góc nhìn khá mới mẻ.

Ô? Hay buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi vàng rơi thu mênh mang.

– Nếu như hai câu thơ trên của Bích Khê mang một nét hoài niệm, một công thức mang tính ước lệ mà bao nhà thơ trước vẫn thường làm. Thì ta sẽ cảm nhận được sự chuyển mình vừa tinh tế vừa mang nét bút phá trong thời khắc đang chuyển mùa của Hữu Thỉnh. Mở đầu bài thơ, tác giả đã cho ta cảm nhận được một sự bất ngờ từ mùa thu:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

– Hình như các sự vật trong bài thơ cũng vậy, chúng đang chuyển mình vào thu một cách đầy chủ động:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se”

+ “Bỗng nhận ra”, một trạng thái chưa hề được chuẩn bị, như là vô tình như là sửng sốt, như là cơ duyên để từ đây nhà thơ có thể quan sát xuất hiện của mùa thu trong trời đất bằng tất cả các giác quan và . cũng chính từ góc nhìn này, hình ảnh của cả sự vật sang thu được nhà thơ đưa vào ống kính. Từ “bỗng” thể hiện một trạng thái bất ngờ, tư tưởng dường như chưa có một sự chuẩn bị gì cho mùa thu. Nhưng có lẽ sự bất ngờ đó, đã tạo nên cơ duyên may mắn, khi ông có dịp quan sát được sự chuyển giao từ mùa hạ sang mùa thu.

+ Tiếp theo là làn hương thật đặc biệt của mùa thu: hương ổi – phả vào gió buổi sớm. Đó là một mùi hương vô cùng quen thuộc của người dân miền Bắc, một nét đặc trưng riêng mà không nơi nào có được:

Hương ổi. Một mùi hương đặc trưng của mùa thu, nếu như với Hữu Thỉnh là hương ổi, thì với Nguyễn Đình Thi trong bài thơ “Đất nước” lại là một mùi hương khác – hương cốm.

“Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu, hương cốm mới”.

+ Trở lại với ý thơ ta thấy, “hương ổi” được phả vào trong làn gió se se lạnh, nhưng tại sao nhà thơ lại không dùng từ “hòa quyện”, “hòa vào” mà lại là “phả vào”. “Phả” – một động từ mang ý nghĩa chủ động tác động được dùng như một cách để khẳng định sự xuất hiện của hơi thu trong không gian. Sự chọn lọc từ ngữ cho ta thấy được một sự chọn lọc kĩ càng của nhà thơ, sự tinh tế của thi sĩ.

– Hai đặc điểm để cảm nhận mùa thu “hương ổi”, “làn sương” không phải là những hình ảnh đã trở nên ước lệ nữa, mà là một chi tiết thật mới mẻ, bất ngờ. Có lẽ, chỉ với Hữu Thỉnh làn hương ổi rất quen với người Việt Nam mà rất lạ với thơ đã được đưa vào thơ một cách hết sức tự nhiên.

– Nối tiếp hình ảnh “hương ổi”, “gió se” là sự xuất hiện của làn sương đầu thu: .

“Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

– “Chùng chình” nghĩa là cố ý lại. Làn sương kia hình như chưa muốn rời khỏi, cố ý đi chậm lại, để níu kéo một thứ gì đó. Sương giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm.

– Sự góp mặt của màn sương buổi sớm cùng với hương ổi đã làm con người chợt giật mình thảng thốt.

Hình như thu đã về.

– “Hình như” cho ta thấy sự cảm nhận chưa dứt khoát, ông vẫn chưa chắc chắn về mùa thu. Câu thơ như một lời thầm hỏi, ngỡ ngàng, chưa thể tin được. Đây là ấn tượng tổng hợp từ những cảm giác riêng ở trên nhưng vẫn suy đoán bằng cảm giác bảng lảng, mơ hồ, hợp với cảnh giao mùa chưa rõ rệt. Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của tạo vật.

Khổ 2: Từ sự cảm nhận ở khổ một là vô hình, qua khổ hai là một sự cảm nhận hữu hình. Bức tranh thu được miêu tả ở tầm xa hơn, cao hơn, từ mặt đất hướng lên bầu trời:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt của mình sang thu”

– Trời mùa thu, dòng sông cũng trôi chậm lại, dòng sông cứ thế trôi nhẹ nhàng, thong thả, không phải những cơn mưa mùa hạ hối thúc nữa. “Dềnh dàng” là chậm rãi, thong thả, từ từ, lững lờ trôi như đang bị lắng lại, trầm xuống. Đối lập với cảnh ấy làm những đàn chim bắt đầu “vội vã” nhưng chỉ là cái “vội vã” mới chớm, mới bắt đầu: Những đàn chim đua nhau chạy tìm nơi trú ẩn ở phương Nam để tránh rét, không như dòng sông chậm rãi kia. Từ ngữ đối lập “dềnh dàng” với “thong thả” cho ta hiểu được: tất cả cảnh vật trong hai câu thơ, dù đang trạng thái “chậm rãi”, “ngập ngừng” nhưng chúng lại mang một sự ngập ngừng đầy chủ động.

– Cảm giác giao mùa lại được nhà thơ được diễn tả đầy thú vị.

“Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”.

Dù đã sang mùa thu những đám mây kia vẫn mang một sự luyến tiếc. Nghệ thuật nhân hóa, thể hiện sự níu kéo, cho thời gian hãy trôi chậm lại, khoan hãy bước sang mùa thu. Hình ảnh này có tính tạo hình trong không gian nhưng có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian. Mây là thực, ranh giới mùa là ảo, đó là sản phẩm của trí tưởng tượng rất nên thơ và độc đáo của thi nhân. Cùng một cảm xúc đó, ta sẽ bắt gặp trong thơ của Hồ Dzếnh (tư liệu).

– Mây đã vắt nửa mình sang thu. Lối diễn đạt của tác giả thật độc đáo. Hình như trong đám mây đó còn lại một làn nắng ấm mùa hè nên mới “vắt nửa mình”. Thu về làm cho bao cảnh vật thay đổi và làm mây cũng khác lạ.

Khổ 3: Đến khổ cuối ta chợt nhận ra vẻ đẹp của bài thơ chính là vẻ đẹp của sự chuyển mùa, vẻ đẹp của tâm hồn con người gần gũi, giao cảm với thiên nhiên để lắng nghe và dự cảm:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

– Và có thể, đó là một quá khứ đầy sôi nổi, vui vẻ, nên tạo cho không gian hiện tại một nỗi niềm nuối tiếc:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa”

Sang hạ rồi, những tia nắng cuối hạ vẫn còn nồng, vẫn còn sáng như đã phai nhạt dần, trong những ngày giao mùa này, trời cũng đã . bắt đầu bớt đi những cơn mưa ào ạt, Nắng – mưa, hai hình ả tương phản, tia nắng kia đang là hiện tại nhưng mưa lại là quá khứ. Chính hai hình ảnh đầy tương phản này, đã một lần nữa thấy được sự ngập ngừng đầy chủ động của vạn vật trước thời gian. Nhưng cho dù vạn vật có ngập ngừng đến đâu thì thời gian kia vẫn trôi qua một cách vô tình, không hề để tâm đến những sự níu kéo.

– Nắng – hình ảnh cụ thể của mùa hạ – đang là hiện tại nhưng mưa mùa hạ đã trở thành quá khứ. Trạng thái này này của thời tiết lại một lần nữa như khẳng định sự ngập ngừng đầy chủ động của vạn vật trước thời gian. Song, dẫu có ngập ngừng thì thời gian vận bước những bước đi vô tình của nó, và hàng cây sẽ bớt bất ngờ nếu mọi ngày xanh là thế mà giờ đây đã trở thành “hàng cây đứng tuổi”.

3 Lúc sang thu, tiếng sấm đã không làm cho những hàng cây kia bất ngờ, hay giật mình. Hàng cây đứng tuổi, gợi cho ta về hình tượng con người đã trải qua bao sóng gió, đã là là con người từng trải; sấm chính là những tác nhân ngoại cảnh bất ngờ:

“Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”.

Đã cho ta thấy, khi đã là một người từng trải qua bao nhiêu khó nhọc của cuộc sống sẽ không bị lay động bởi những tác động ngoại cảnh đầy bất ngờ. Hữu Thỉnh có lần đã tâm sự với những hình ảnh có giá trị tả thực về phong cảnh, thiên nhiên “khi con người ta đã từng trải thì sẽ vững vàng hơn, trước những tác động của ngoại cảnh bất ngờ”.

Hàng cây đứng tuổi – hình ảnh gợi lên của người đọc nhiều liên tưởng về tuổi tác và tâm trạng con người. Thời gian trôi nhanh qua cửa, cuộc đời mỗi con người là một chứng minh nhìn mùa thu đi qua. Bởi thế, nuối tiếc vẫn mãi là cảm xúc của con người trước thời gian. Tâm trạng ấy đã được nhà thơ gửi vào cảnh vật, gửi vào trạng thái của thiên nhiên nhằm khắc họa thời khắc mà mọi vật đang chuyển mình sang thu. Điều này lí giải vì sao tất cả các sự vật đều được khắc họa bằng động từ trạng thái với sắc thái nghiêng chủ động. Phải chăng những sự vật đang “Sang thu” chứ không phải “đây mùa thu tới” hay “mùa thu đã tới rồi”

Trước đây, khi đọc những bài thơ, ta thấy mùa thu luôn gắn liền với cây ngô đồng, ngõ phố đầy xác lá, hay lá vàng rơi, nhưng khi đọc, bài “Sang thu” ta mới nhận ra được hương ổi, sương, mây, dòng sông, tia nắng, cơn mưa… cũng đã tạo lên được một nét gì đó, rất riêng của mùa thu miền Bắc, mùa thu của nước ta.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ Văn 9 Tập 2 – Bài 24: Văn bản: Sang thu
Đánh giá bài viết