ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1 Thông qua lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ thể hiện ý tưởng đó theo hai đoạn:

– Đoạn 1 (từ đầu đến câu “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”): con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và quê hương.

– Đoạn 2 (còn lại): lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương.

Theo bố cục, nhất là theo diễn biến tâm trạng của nhà thơ, có thể thất nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.

2 Mở đầu bài thơ bằng những lời tâm tình với con, Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người. Gia đình quê hương là cái nôi êm, để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm hồn: .

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười”.

– Lời cha thủ thỉ bên tai như kể cho con những năm tháng ấu thơ con sống trong sự bảo bọc che chở của gia đình. Con sinh ra là con người miền núi, lớn lên trong một gia đình miền núi. Rồi con học ăn, học nói, học đi. Những bước chân đầu đời con đã biết hướng về cha mẹ “Chân trái tới mẹ, chân phải tới cha” bởi con cảm nhận được trong vòng tay cha mẹ con sẽ được nâng niu và yêu thương hết mực. Chân phải con tới cha bởi, cha là trụ cột gia đình, là “núi thái sơn”, là người luôn chiếm vị thế cao nhất trong lòng con. Cha dũng cảm, mạnh mẽ, hiên ngang là tấm gương cho con noi theo.

– Nhưng cha “nói với con” đâu chỉ nói về cha. Ở Y Phương ông còn khéo léo nhắc về mẹ cũng công dưỡng dục như trời bể. Cả cha và mẹ mới hoàn thành cả nhân cách lẫn vóc dáng cho con. Từ tăng tiến, “một bước”, “hai bước” như kể về sự lớn khôn của con, con biết nói, biết cười là niềm vui cho gia đình. Con gắn bó thân thiết với gia đình.

– Tuy nhiên đằng sau lối nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát thành một điều to lớn hơn, có tính chất chiêm nghiệm: con lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đón, vỗ về, mong chờ của cha mẹ. Những hình ảnh ấm êm với cha và mẹ, những âm thanh sống động, vui tươi với tiếng nói, tiếng cười là những biểu hiện của không khí gia đình đầm ấm, quấn quít, hạnh phúc tràn đầy. Không khí gia đình đầm ấm, thân thương ấy là một hành trang quí báu đối với cuộc đời, tâm hồn con. Đó cũng là yếu tố đầu tiên hình thành những phẩm chất tâm hồn mỗi con người.

Không chỉ sống cùng gia đình, đứa con gắn bó với quê hương dân . tộc mình. Bên cạnh tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, quê hương

và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con người trưởng thành, giúp tâm hồn con người được bồi đắp thêm lên. Ở khổ thơ tiếp theo này, tác giả đã sử dụng những cách nói, những hình ảnh của người miền núi – nơi sinh dưỡng của chính mình – để nói những điều chân thực về quê hương:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa –

Con đường cho những tấm lòng”

– Khi tâm tình với con về cuộc sống lao động của người đồng mình, tác giả đã lựa chọn đưa vào những hình ảnh đẹp đẽ nan lờ “cài đan hoa” và vui tươi “vách nhà ken câu hát”. Những động từ “đan”, “ken”, “cài” bên cạnh việc giúp cho con người đọc hình dung được những công việc của con người trên quê hương còn ngợi ra tính chất gắn bó, hòa quyện, quất quýt của con người và của quê hương xứ sở. Phải chăng đó chính là nguồn cội nuôi dưỡng tâm hồn con người?

– Rừng không chỉ cho sản vật, hoa quả quí, con đường không chảy dài, dài đến các sông suối, buôn làng khác mà ở đó còn có tình cảm quê hương đang vun đắp, nâng cánh cho tâm hồn, ước mơ của con. Từ đó, cha “nói với con” rằng đừng bao giờ quên đi cội nguồn sinh dưỡng của mình bởi ở đó con đã sinh ra lớn lên, được thương yêu che chở và chấp cánh cho con vào đời:

“Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng”

– Khi đọc những lời thơ này, chắc hẳn nhiều người liên tưởng đến một bài thơ quen thuộc: bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân. Không chọn cách nói hoàn toàn giống Y Phương trong “Nói với con”, song những điều tư tưởng muốn nói lại có những điểm tương đồng. Tác giả đã đi đến định nghĩa quê hương hàng loạt những cấu trúc khẳng định, Quê hương là chùm khế ngọt / đường đi học / cánh diều / còn đò nhỏ / cầu tre nhỏ / đêm trăng tỏ. Nếu là những hình ảnh núi rừng được Y Phương chấm phá trong “Nói với con” thì hình ảnh một miền quê mang đậm cảnh sắc nông thôn yên ả cũng hiện ra trông bài thơ “Quê hương…” Trong “Nói với con” chỉ vài câu thơ ngắn, bài thơ giản dị nhưng đã mở những ý thức sâu xa, thâm trầm gần như được nâng lên tầm triết lí: Thiên nhiên ban tặng cái đẹp cho con người và chở che, nuôi dưỡng con người về tâm hồn, lối sống.

– Quê hương còn hiện trong những gì gần gũi, thân thương với con. Đó cũng chính là một nguồn yêu thương vẫn tha thiết chảy trong hồn mỗi người, bởi con đường cho những tấm lòng. Vẻ thơ mộng ấy của thiên nhiên, nghĩa tình sâu đậm ấy của những tấm lòng đã che ch nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn cũng như lối sống của con. Và ở đó cha mẹ đã từng sống một cuộc sống hạnh phúc cùng con.

“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

3. Hơn nữa cha nhắc nhở con về những phẩm chất và vẻ đẹp của dân tộc mình qua lời tâm tình với con:

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn.

Sống trên đá không chê đá ghập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Lên thác xuống ghềnh.

Không lo cực nhọc”

– Từ “người đồng mình” được lặp lại nhưng không còn là “yêu” nữa là mà “thương”. Người cha thương buôn làng còn nghèo đói, còn vất vả nhưng cũng chính từ thiếu thốn vất vả đó người cha “nói với con” tự hào với sức sống dân tộc mình và có ý chí vươn lên mạnh mẽ từ trong cuộc sống.

– Lấy những trắc trở về địa lí “cao”, “xa” thể hiện những khó khăn còn trước mặt và động từ “đo”, “nuôi” là những lạc quan, là khát vọng để “nuôi chí lớn”, để thành công mai sau. Trách nhiệm này cha gánh vác và cha muốn nhắn nhủ con cũng sẽ sống là một người xứng đáng cũng yêu quý và phát triển quê hương như cha. Đó hãy còn là tương lại, trước mắt cha muốn con phải chịu rèn ý chí và nghị lực “không chỉ thung nghèo đói”, “không chỉ đá gập ghềnh”. Từ những hình ảnh giàu tính biểu tượng “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói” dưới ngòi bút chân thật của Y Phương, cuộc sống con người miền núi hiện ra còn rất khó khăn, vất vả trăm bề. Tác giả dùng nhiều hình ảnh cụ thể để gợi ra cuộc sống nơi quê hương còn vất vả cực nhọc, đói nghèo. Nhưng đó chưa phải là tất cả những gì tác giả muốn gợi ra và nhắc tới. Điệp từ “sống” và nhịp thơ tuôn chảy, mạnh mẽ gợi lên sức sống mãnh liệt bền bỉ của con người trước cuộc sống nhiều gian truân, vất vả. Tác giả tự hào về người đồng mình với những đức tính cao quí: khoáng đạt, mạnh mẽ, tình cảm thủy chung gắn bó với quê hương dâu còn bao nhiêu khó khăn cực nhọc. “Người đồng mình” đầy nghị lực và lạc quan để vươn lên, vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt và đầy lòng. yêu mến tự hào về quê hương.

– Qua đó, cha mong mỏi và tin tưởng ở con vẫn sẽ yêu quý mảnh đất của mình, sẽ sống mạnh mẽ can trường, chấp nhận khó khăn, thử thách “sống như sống như núi”, “lên thác xuống ghềnh”, lời thơ là những so sánh, ẩn dụ “thác”, “ghềnh” càng rực cháy hơn những khao khát, tin tưởng của cha về con.

Tình cha thật mạnh mẽ, mãnh liệt xuyên suốt từ đầu bài thơ đều muốn nhắn nhủ con hãy sống có ích và đừng quên đi cội nguồn mình:

“Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục”. 

 – Điệp từ “người đồng mình” lại hiện ra bên những vẻ đẹp về tâm hồn mà cha muốn “nói với con”. Mặc dù “thô sơ da thịt” nhưng “chẳng mấy ai nhỏ bé” so sánh đối lập càng làm toát ra mạnh mẽ vẻ đẹp không phải ở bên ngoài mà tiềm ẩn bên trong của con người miền núi “không nhỏ bé” thể hiện qua tâm hồn và sức sống, một tay gây dựng nên quê hương rồi từ chính mảnh đất đó làm nên những “phong tục” rất riêng của chính mình không cần nhờ vả ai. Chính những con người ấy bằng sự lao động cần cù đã làm nên quê hương với truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp. Hình ảnh thơ đoạn này vừa cụ thể vừa mang nghĩa thực, vừa khái quát vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu xa.

– Càng lúc hình ảnh, lời nói của cha hiện ra càng lớn lao càng nhanh chóng thôi thúc con trên đường đời.

“Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con”

– Một lần nữa lời cha đầy tin tưởng vào con. Vẫn so sánh đối lập “thô sơ da thịt” nhưng “không nhỏ bé”. Thật vậy, cha tin ở con sẽ phát . huy được truyền thống quê hương, sẽ nhớ đến lời cha dạy sẽ không bao giờ có thể nhỏ bé dù đi bất cứ nơi đâu, sẽ không quên đi cội nguồn. Lời cha tha thiết nghe sao mà ấm cúng và trìu mến quá “nghe con”, tất cả thốt ra từ đáy lòng cha mong con hãy luôn gắn bó với truyền thống dân tộc mình, mong con luôn vươn lên bất chấp khó khăn, gian khổ. Gửi trong những lời tự hào không giấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người con phải tiếp nối, phát huy truyền thống để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thủy chung với quê hương đồng thời muốn con biết yêu quý, tự hào với truyền thống của quê hương, về phẩm chất anh em, dân tộc. Không chỉ gửi ước mong của mình đầy tự hào, người cha còn bộc lộ trực tiếp niềm mong ước này tác giả lời thủ thỉ dặn dò con tha thiết, trìu mến.

Lời người cha chứa chan tình cảm trìu mến và niềm tin tưởng. Điều cha tâm tình với con vượt lên tình cảm gia đình đã trở thành lời tạo gởi riêng giữa các thế hệ.

4 Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng, điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời,

5 Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.

Ngoài ra, còn có thể kể đến bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt rất tự nhiên của tác giả.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ văn 9 Tập 2 – Bài 24: Văn bản: Nói với con
Đánh giá bài viết