PHÂN BIỆT NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM Ý

1 Muốn biết hàm ý câu này cần hiểu tình huống: anh thanh niên bộc lộ sự luyến tiếc nhưng không nói thẳng ra. Có thể anh ngại ngùng, muốn che giấu tình cảm của mình.

2 Câu này không chứa hàm ý.

LUYỆN TẬP

1 a) Câu Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy cho thấy họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên.

b) Thái độ của cô gái được thể hiện qua các từ ngữ:

Mặt đỏ ửng (ngượng ngùng).

Nhận lại chiếc khăn (không tránh được).

Quay mặt đi (ngượng ngùng, không muốn người khác biết tâm trạng thật của mình).

Qua các chi tiết này ta đoán ra: cô gái cố tình “bỏ quên” chiếc khăn mùi soa làm kỉ niệm, nhưng anh thanh niên vì quá thật thà (hay lúng túng mà xử trí sai) nên gửi trả lại.

2 Câu nói của bác lái xe ngụ ý: họa sĩ già thích uống nước trà nhưng sáng nay chưa kịp uống.

3 Câu Cơm chín rồi, bé Thu muốn mời anh Sáu vào ăn cơm, vì nó cố tránh gọi tiếng “ba”

4 Những câu này không chứa hàm ý. Câu Hà, nắng gớm, về nào! là câu nói lảng (nói sang đề tài khác để tránh đề tài đang bàn). Câu Tôi thấy người ta đồn… là câu nói dở dang.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ văn 9 Tập 2 – Bài 24: Tiếng việt: Nghĩa tường minh và hàm ý
Đánh giá bài viết