ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1 Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân mỗi con người trong mùa xuân lớn đất nước, thể hiện khát vọng được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.

Có thể xác định bố cục của bài thơ gồm 4 đoạn:

– Khổ đầu (6 dòng thơ): cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.

2 Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời:

– Có phải chính giây phút giáp mặt với cái chết, giây phút giáp mặt giữa mùa đông lạnh giá và mùa xuân ấm áp đã khiến tâm hồn con người bừng lên sức sống khiến ngòi bút nhà thơ nở hoa:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc”.

Bức tranh xuân đơn sơ, giản dị mà đẹp đẹp vô cùng. Màu xanh của dòng sông Hương, màu xanh của sự sống, hay chính là tín hiệu báo mùa xuân đang về? Mùa xuân đang trải êm đềm trên dòng sông dịu mát. bỗng mọc lên ở giữa “một bông hoa tím biếc”. Cũng một gam màu lạnh nhưng sắc tím của bông hoa nổi trội, đậm đà nồng ấm cả dòng sông. Bông hoa là có thật hay cũng là dáng hình của niềm tin, là sắc màu quen thuộc của quê hương xứ Huế. Chỉ từng ấy mà với nghệ thuật dựng hình, đảo cấu trúc, tác giả đã thể hiện được cả một vẻ đẹp tươi sáng một sức sống tràn trề của thiên nhiên khi mùa xuân đến.

– Thiên nhiên vốn hào phóng sẵn sàng ban tặng cho con người mọi vẻ đẹp nếu con người biết mở rộng tấm lòng. Thanh Hải điểm một vài bức tranh đẹp nữa:

“Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời”

 Tiếng hót trong vắt của chim làm xao động cả không gian, đem đến cho mùa xuân niềm vui rạo rực. Từ cảm thán “ơi” để gọi chú chim đang bay tít trên bầu trời xanh. Rồi hỏi “hót chi mà” nghe sao thân thương trìu mến quá! Như ngỡ ngàng, thích thú, như vui đùa níu kéo. :

– Tiếng chim đang vang xa bỗng lại gần:

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”.

Tiếng chim như kết tinh thành những giọt sương long lanh màu sắc rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi nhân để rồi ông đón nhận bằng tất cả giác quan của mình. Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác thật tài tình đạt đến độ tinh vi, biểu hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất trước cảnh đất trời vào xuân.

– Chỉ bằng vài nét phác họa Thanh Hải vẽ ra được cả không gian cao rộng với khung cảnh có “Dòng sông”, có “mặt đất bầu trời bao la”, có cả sắc tươi thắm của mùa xuân, sắc “xanh” của sông, sắc “tím biếc” của hoa, màu tím đặc trưng của xứ Huế, cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện.

3 a) Hình ảnh mùa xuân của cách mạng

“Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ”

 – Từ mùa xuân của thiên nhiên, trời đất, nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước với hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng đất nước. Hình ảnh “lộc” non của mùa xuân gắn với người cầm súng, người ra đồng. Mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh “lộc non”, đã theo cùng người cầm súng và người ra đồng, hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.

– Đoạn thơ có nhiều hình ảnh đẹp: vòng lá ngụy trang của người chiến sĩ như đang mang những chồi non lộc biếc, như đang mang cả mùa xuân ra trận với niềm tin chiến thắng. Như ra đồng, như gieo hạt mùa xuân trên đồng ruộng hứa hẹn vụ mùa bội thu.

– Hai câu tiếp theo là nhịp sống khẩn trương, tự giác của mọi người:

“Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao”.

 Tiết tấu trở nên nhanh, gấp, nhịp thơ 2/3 kết hợp với điệp ngữ “tất cả” và từ láy gợi tả hình ảnh, âm thanh “hối hả” “xôn xao” tạo thành một bản hòa ca biểu hiện không khí khẩn trương của nhân dân ta trong mùa xuân mới. Sức sống thanh xuân đang trỗi dậy, trào dâng, giục giã thôi thúc lòng người.

→ Chốt chuyển ý

b) Hình ảnh mùa xuân của đất nước .

“Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”. 

– Từ mùa xuân của thiên nhiên của con người, nhà thơ nghĩ về đất nước: “Đất nước… gian lao”. Lời thơ lắng xuống suy tư về truyền thống bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta với cả niềm thương cảm và tự hào: Thương cảm về một đất nước luôn phải đương đầu với chiến tranh, với thiên tai. Tự hào về một dân tộc nghèo tiền, nghèo của cải nhưng không nghèo nhân nghĩa, không nghèo ý chí vươn lên, giàu phẩm chất anh hùng, luôn chứng tỏ được mình trước bao thử thách.

– Vì vậy hai câu tiếp theo mở ra, bay bổng với hình ảnh hào hùng: “Đất nước phía trước”.  Đó là hình ảnh của một đất nước hiện tại và tương lai: Hình ảnh “vì sao” vốn là hình ảnh thực của lá cờ Tổ quốc nhưng ở đây có nghĩa tượng trưng, là hình ảnh của vinh quang, của quy luật phát triển “cứ đi lên phía trước”. Rõ ràng trong cảm xúc của tác giả vẫn chứa đựng một niềm lạc quan, tin tưởng vào sức sống bất diệt của Tổ quốc trong quá trình đi lên để khẳng định tên tuổi của mình trên thế giới.

4 Bài thơ có nhịp điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca. Đặc điểm ấy có được là nhờ nhà thơ sử dụng các yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, cách gieo vần, cách sử dụng các điệp từ, điệp ngữ rất hiệu quả.

– Thể thơ năm chữ gắn liền với các điệu dân ca, nhất là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Cách gieo vần liền giữa các khổ thơ cũng góp phần tạo nên sự liền mạch cho cảm xúc.

– Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị (bông hoa tím, tiếng chim hót, vì sao…) với các hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát, (đất nước như vì sao).

– Tứ thơ xoay quanh hình ảnh mùa xuân, từ mùa xuân của đất trời. đến mùa xuân của quê hương đất nước. Các cấu tứ như vậy khiến cho ý thơ luôn tập trung, cảm xúc trong thơ không bị dàn trải.

– Giọng điệu của bài thơ thể hiện đúng tâm trạng của tác giả, biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn: vui, say sưa ở đoạn đầu, trầm lắng, thiết tha khi bộc bạch tâm niệm, sôi nổi, tha thiết ở đoạn kết.

6 Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Nhiều nhà thơ đã viết về mùa xuân với những sắc thái khác nhau: Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Xuân ý, xuân lòng (Tố Hữu)… Trong bài thơ này, ý nguyện của tác giả là muốn làm một mùa xuân những chỉ là một mùa xuân nho nhỏ – đóng góp sức nhỏ bé của mình làm đẹp thêm mùa xuân đất nước.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ Văn 9 Tập 2 – Bài 23: Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ
Đánh giá bài viết