I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ.

Các đề 1, 3, 10 là đề có mệnh lệnh. Các đề còn lại là đề mở, không có mệnh lệnh. Tuy nhiên sự khác biệt ở hai dạng đề này không lớn lắm. Đề có mệnh lệnh cần thiết khi đối tượng bình luận là một tư tưởng thể hiện trong một truyện ngụ ngôn. Còn khi đề chỉ nêu lên một tư tưởng đạo lí là đã ngầm ý đòi hỏi người viết bài nghị luận lấy tư tưởng, đạo lí ấy làm nhan đề để viết một bài nghị luận.

II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

1. Tìm hiểu đề này, cần lưu ý ý nghĩa của hai chữ “suy nghĩ”. “Suy nghĩ” ở đây là thể hiện sự hiểu biết, đánh giá ý nghĩa của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Muốn giải quyết đề này, ta vừa phải biết cách giải thích đúng câu tục ngữ, vừa phải có kiến thức về đời sống, vừa phải biết cách nêu ý kiến, tức là phải biết cách suy nghĩ. Cách suy nghĩ sẽ thể hiện ở bước sau là “tìm ý”. . – Tìm ý cho bài làm.

+ Giải thích nghĩa bóng: “Nước” là mọi thành quả mà con người được hưởng thụ, từ các giá trị của đời sống vật chất (như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, điện thắp sáng, nước dùng và cả non sông gấm vóc, thống nhất, hòa bình…) cho đến các giá trị tinh thần (văn hóa, phong tục, tín ngưỡng, nghệ thuật…). “Nguồn” là những người làm ra thành quả, là lịch sử, truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả. “Nguồn” là tổ tiên, xã hội, dân tộc, gia đình…

– Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí của người hưởng thụ thành quả đối với “nguồn” của thành quả.

“Nhớ nguồn” là lương tâm, trách nhiệm đối với nguồn.

“Nhớ nguồn” là sự biết ơn, giữ gìn và tiếp nối sáng tạo.

“Nhớ nguồn” là không vong ân bội nghĩa.

“Nhớ nguồn” là học “nguồn” để sáng tạo những thành quả mới.

– Đạo lí này là sức mạnh tinh thần gìn giữ các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc.

– Đạo lí này là một nguyên tắc làm người của người Việt Nam.

2 Lập dàn bài :

Dàn ý mở bài

Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí: đạo lí làm người, đạo lí cho toàn xã hội.

Dàn ý thân bài

a) Giải thích câu tục ngữ:

– “Nước” là gì? Cụ thể hóa các giá trị của “nước”.

– “Nguồn” là gì? Cụ thể hóa nội dung “nguồn”.

– “Nhớ” là thế nào? Cụ thể hóa những cách “nhớ”.

b) Nhận định, đánh giá:

– Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.

– Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

– Câu tục ngữ nêu một nền tảng tư duy trì và phát triển của xã hội.

– Câu tục ngữ là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn.

– Câu tục ngữ khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, dân tộc.

Dàn ý kết bài

Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam.

III. LUYỆN TẬP

Ví dụ: Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng . của một người nào đó. Do đó mọi sự học luôn luôn là tự học. Ai học thì người ấy có kiến thức. Không có chuyện ai học hộ cho ai được. Bởi vậy chỉ có nêu cao tinh thần tự học mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người. Nếu một số tấm gương tự học…

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ Văn 9 Tập 2 – Bài 22: Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
5 (100%) 1 vote