I. RÈN LUYỆN ĐỂ BIẾT RÕ NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁCH DÙNG TỪ

Ý kiến của cố Thủ tướng, nhà văn hóa Phạm Văn Đồng có hai ý quan trọng:

a) Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu đẹp, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người Việt.

b) Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi vốn từ của mình, biết vận dụng vốn từ một cách nhuần nhuyễn.

II. RÈN LUYỆN ĐỂ LÀM TĂNG VỐN TỪ

Tìm hiểu ý kiến của nhà văn Tô Hoài: Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.

Việc trau dồi vốn từ mà Tô Hoài đề cập đến được thực hiện theo hình thức học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết.

III. LUYỆN TẬP

1. Chọn cách giải thích đúng:

Hậu quả là: kết quả xấu.

Đoạt là: chiếm được phần thắng.

Tinh tú là: sao trên trời (nói khái quát).

2. Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt:

a) Tuyệt:

– dứt, không còn gì: tuyệt chủng (bị mất hẳn nòi giống), tuyệt giao (cắt đứt giao thiệp), tuyệt tự (không có người nối dõi), tuyệt thực (nhịn đói, không chịu ăn để phản đối – một hình thức đấu tranh).

– cực kì, nhất: tuyệt đỉnh (điểm cao nhất, mức cao nhất), tuyệt mật (cần được giữ bí mật tuyệt đối), tuyệt tác (tác phẩm văn học, nghệ thuật hay, đẹp đến mức coi như không còn có thể có cái hơn), tuyệt trần (nhất trên đời, không có gì sánh bằng).

b) Đồng:

– cùng nhau, giống nhau: đồng âm (có âm giống nhau), đồng bào (những người cùng một giống nòi, một dân tộc, một Tổ quốc với hàm ý có quan hệ thân thiết như ruột thịt), đồng bộ (phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng), đồng chí (người cùng chí hướng chính trị), đồng dạng (có cùng một dạng như nhau), đồng khởi (cùng vùng dậy dùng bạo lực để phá ách kìm kẹp), đồng môn (cùng học một thầy hoặc cùng môn phái), đồng niên (cùng một tuổi), đồng sự (cùng làm việc ở một cơ quan – nói về những người ngang hàng với nhau).

– trẻ em: đồng ấu (trẻ em khoảng 6,7 tuổi), đồng dao (lời hát dân gian của trẻ em), đồng thoại (truyện viết cho trẻ em).

– (chất) đồng: đồng tiền (nghĩa hiện dùng: đơn vị tiền tệ của một nước; nghĩa cũ: tiền cũ thời trước, bằng đồng hoặc kẽm đúc mỏng, hình tròn, giữa có lô vuông, trên mặt có ghi tên triều đại đã đúc ra; …)

3. Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau:

a) Vào đêm khuya, đường phố rất in lặng. Dùng sai từ im lặng. Từ này dùng để nói về con người, về cảnh tượng của con người. Có thể thay thế im lặng bằng yên tĩnh, vắng lặng…

b) Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới. Dùng sai từ thành lập. Từ này có nghĩa là “lập nên, xây dựng nên một tổ chức như nhà nước, đảng, hội, công ty, câu lạc bộ…”. Quan hệ ngoại giao không phải là một tổ chức. Tiếng Việt thường sử dụng cụm từ thiết lập quan hệ ngoại giao.

c) Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc. Dùng sai từ cảm xúc. Từ này thường được dùng như danh từ, có nghĩa là “sự rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì” như “Bài thơ gây cảm xúc rất mạnh”. Đôi khi nó được dùng như động từ, có nghĩa là “sự rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì” như: Cô ấy là người dễ cảm xúc. Người Việt không nói X khiến Y rất cảm xúc, mà nói X khiến Y rất cảm động (hoặc xúc động, cảm phục…).

d) Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây 2500 năm. Dùng sai từ dự đoán. Từ này có nghĩa là “đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai”. Vì thế ở đây chỉ có thể dùng những từ như phỏng đoán, ước đoán, ước tính,...

4. Bình luận ý kiến của Chế Lan Viên

Tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp. Điều đó được thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của những người nông dân. Muốn gìn giữ sự trong sáng và giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc phải học tập lời ăn tiếng nói của họ.

5. Để làm tăng vốn từ về mặt số lượng, cần:

– Chú ý quan sát, lắng nghe tiếng nói hàng ngày của những người xung quanh và trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình.

– Đọc sách báo, nhất là những tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng.

– Ghi chép lại những từ ngữ mới đã nghe được, đọc được. Gặp những từ ngữ khó không tự giải thích được thì tra cứu từ điển hoặc hỏi người khác, nhất là hỏi thầy cô giáo.

– Tập sử dụng những từ ngữ mới trong những hoàn cảnh giao tiếp thích hợp

6. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu. .

a) Đồng nghĩa với “cứu cánh”mục đích cuối cùng.

b) Đồng nghĩa với “nhược điểm” là điểm yếu.

c) Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là đề đạt.

d) Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là láu táu.

e) Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là hoảng loạn.

g) Đồng nghĩa với câu tục ngữ “kiến tha lâu đây tổ” tích tiểu thành đại.

7. Phân biệt nghĩa của những từ ngữ sau và đặt câu với mỗi từ ngữ.

a) Nhuận bút là “tiền trả cho người viết một tác phẩm”; còn thù lao là “trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra” (động từ) hoặc “khoản tiền trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra” (danh từ). Như vậy, nghĩa của thù lao rộng hơn nghĩa của nhuận bút rất nhiều

b) Tiêu chí là “tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại” còn tiêu chuẩn là “điều quy định làm căn cứ để đánh giá”.

c) Tay trắng là “không có chút vốn liếng, của cải gì”, còn trắng tay là “bị mất hết tất cả tiền bạc, của cải, hoàn toàn không còn gì”.

d) Kiểm điểm là “xem xét đánh giá lại từng cái hoặc từng việc để có được một nhận định chung”, còn kiểm kê là “kiểm lại từng cái, từng món để xác định số lượng và chất lượng của chúng”.

e) Lược khảo là “nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết”, còn lược thuật là “kể, trình bày tóm tắt”.

8. Trong tiếng Việt, có nhiều từ phức (từ ghép và từ láy) có các yếu tố cấu tạo giống nhau và nghĩa, về cơ bản, không khác nhau.

– Tìm năm từ ghép: đấu tranh – tranh đấu

   bảo đảm – đảm bảo

   thương yêu – yêu thương

   ngợi ca – ca ngợi

   đơn giản – giản đơn

– Tìm năm từ láy: mịt mờ – mờ mịt

 xác xơ – xơ xác

 giữ gìn – gìn giữ

 bề bộn – bộn bề

 dào dạt – dạt dào

9. Tìm hai từ ghép có yếu tố Hán Việt cho trước:

bất (không, chẳng): bất biến, bất bình đẳng, bất chính, bất công, bất diệt…

(kín): bí mật, bí danh, bí ẩn, bí hiểm, bí quyết, bí truyền,…

đa (nhiều): đa cảm, đa dạng, đa diện, đa giác, đa khoa, đa nghi, đa nghĩa…

đề (nâng, nêu ra): đề án, đề bạt, đề cao, đề cập, đề cử, đề đạt, đề nghị, đề xuất… .

gia (thêm vào): gia cố, gia công, gia giảm, gia hạn, gia vị…

giáo (dạy bảo): giáo án, giáo dục, giáo khoa, giáo vụ, giáo viên, giáo sư…

hồi (về, trở lại): hồi hương, hồi phục, hồi sinh, hồi tâm, hồi tỉnh, hồi xuân…

khai (mở, khơi): khai bút, khai chiến, khai giảng, khai hóa, khai hoang, khai mạc…

quảng (rộng, rộng rãi): quảng canh, quảng cáo, quảng đại, quảng giao, quảng trường…

suy (sút kém): suy đồi, suy nhược, suy tàn, suy thoái, suy vi…

thuần (ròng, không pha tạp): thuần chủng, thuần khiết, thuần . nhất, thuần túy…

thủ (đầu, đầu tiên, đứng đầu): thủ đô, thủ khoa, thủ lĩnh, thủ phủ, thủ trưởng…

thuần (thật, chân thật, chân chất): thuần hậu, thuần phác…

thủy (nước): thủy chiến, thủy điện, thủy lôi, thủy lợi, thủy lực, thủy sản, thủy tạ, thủy thủ, thủy triều, thủy văn

(riêng): tư hữu, tư lợi, tư thù, tư thục… –

trữ (chứa, cất): trữ lượng, dự trữ, lưu trữ, tàng trữ, tích trữ…

trường (dài): trường ca, trường chinh, trường cửu, trường kì, trường sinh, trường thiên, trường thọ, trường tồn…

trọng (nặng, coi nặng, coi là quý): trọng âm, trọng dụng, trọng đại, trọng điểm, trọng tâm, trọng thương, trọng thưởng, trọng trách...

(không, không có): vô biên, vô bổ, vô can, vô chủ, vô cùng, vô danh, vô dụng, vô duyên, vô đề, vô địch, vô điều kiện, vô định, vô giá, vô giá trị, vô hại, vô hiệu, vô hình, vô học, vô ích, vô lại, vô lí…

xuất (đưa ra, cho ra): xuất bản, xuất chinh, xuất gia, xuất giá, xuất hành, xuất khẩu, xuất ngũ, xuất siêu, đề xuất, trục xuất…

yếu (quan trọng): yếu điểm, yếu lược, yếu nhân, chính yếu, cốt yếu, cơ yếu, trích yếu, xung yếu…

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ Văn 9 Tập 1 – Bài 7: Tiếng việt: Trau dồi vốn từ
5 (100%) 1 vote