THAM KHẢO MỘT SỐ BÀI SAU

NHỮNG QUE DIÊM

Gấp cuốn Truyện cổ An-đéc-xen lại, nó bỗng thấy hoàn cảnh của cô bé bán diêm sao giống mình đến thế. Nó đã mất mẹ, giờ thì bà nó cũng đã ra đi, Bố nó lại bận suốt ngày, cứ về tới nhà là lại mắng mỏ, trách móc nó. .

Bỗng nhiên, trong đầu nó, một ý nghĩ chợt lóe lên: Sao nó không làm như “cô bé bán diêm” nhỉ?

Chẳng bao lâu, trước mặt nó đã có ba bao diêm. Nó lặng lẽ tắt đèn và ra ngồi bên cửa sổ. Ánh trăng tròn và sáng, nhưng lại quá lạnh lẽo. Nó hơi sờ sợ. Tay run run, nó cầm que diêm đầu tiên lên và quẹt. Que diêm bừng sáng. Đó là thứ ánh sáng kì diệu giữa đêm đông giá lạnh. Một cơn gió thổi qua, que diêm vụt tắt. Vậy là nó lấy liền một lúc thật nhiều diêm. Những que diêm bừng cháy sáng. Lần này, thứ ánh sáng ấy lại thật ấm áp. Nhưng đến tận khi những que diêm cháy hết, nó vẫn không thấy bà và mẹ đâu cả.

A, đúng rồi! Nó chợt nghĩ ra một điều gì đó. Rồi lại lặng lẽ, nó cầm những que diêm ra cửa. Nó ngồi xuống nền sân thấm hơi sương, khép cửa và quẹt diêm. Cứ như thế, như thế, những que diêm lần lượt cháy hết cho tới khi nó dần dần chìm vào giấc ngủ êm đềm.

Nó dụi mắt tỉnh dậy, bỗng thấy mình nằm ở trên giường. Và người đầu tiên mà nó nhìn thấy không phải là mẹ, là bà mà lại là bố. Bố đến bên nó, cầm bát cháo tía tô nóng hổi. Lần đầu tiên kể từ ngày mẹ mất, nó thấy bố mỉm cười với mình.

– Con gái bố đã dậy rồi đấy à? Bố xin lỗi nhé! Hôm qua bố về muộn quá, bắt con gái phải ngồi chờ ở cửa.

Bố đặt bát cháo lên chiếc bàn cạnh giường của nó:

– Nào, để bố bón cho nhé!

– Nó ôm chầm lấy bố, và nó khóc.

Bố vuốt tóc nó và nói:

– Sao ngốc thế? Lại chờ bố ở ngoài sân để cho sương nó thấm vào người, rồi ốm. Giờ mệt lắm phải không?

– Giờ đây nó mới thấy mình còn sung sướng hơn cô bé bán diêm nhiều lắm. Nó còn có một người bố tốt cơ mà. Nó lại đưa mắt nhìn ra. phía cửa. Ngoài sân, những que diêm đã tắt bày la liệt. Và cũng ở đó, nó nhìn thấy cô bé bán diêm trong truyện cổ đang mỉm cười…

Phạm Mai Phương Linh

 

GẶP MẸ TRONG MƠ

[..] Tiếng đồng hồ tủ đứng ở buồng bên nổi những tiếng như chuông như khánh báo hiệu rồi điểm năm tiếng. Huệ Chi chợp hẳn mắt. Năm giờ mười lăm… Năm giờ rưỡi. Chợt có tiếng gọi văng vẳng:

– Huệ Chi! Huệ Chi!

Huệ Chi choàng dậy:

– Mę ơi! Mę ơi!

Nước mắt Huệ Chi giàn ra. Cùng những giọt lệ, hình ảnh người mẹ đã khuất từ năm Huệ Chi còn cặp tóc tới nay vừa đúng mười lăm năm vừa lay gọi Huệ Chi và khi Huệ Chi mở mắt nhìn, thì lại thoắt biến mất! Huệ Chi lảo đảo đứng dậy, xoay xoay năm đâm cửa sổ. Gióng sắt vặn không chặt lắm, nhưng bàn tay gân xanh lằn hết lên, không sao giật được. Huệ Chi ngước đầu nhìn mắc áo, từ từ đi đến lấy chiếc áo bằng lụa bạch vẫn mặc đi lễ, xỏ tay rồi mở cửa buồng đi ra…

– Mẹ nhỉ! Con không lấy ông ta đâu! Cả ba và mẹ chắc cũng không đời nào cho con lấy ông ta, vậy thì con lấy ông ta thế nào được? Tối hôm nay ông ta đến xem mặt con và ngỏ lời với con, con sẽ nói với ông ta. Chúa sẽ soi sáng cho ông ta nghe ra mà không giận không hờn gì với chú Tú cả! Cầm bằng ông ta mà giận hờn không che chở cho nhà ta, để nhà binh Nhật sung công tất cả gia tài thì cứ sung công, và nếu có bắt thì con xin chịu bắt thay cho cả nhà… Con yếu đuối hiền lành như thế này thì người ta cũng phải thương chứ, mà xét xẻ cho nếu thật là nhà ta có tội! Ông ta là người có học, đỗ những hai bằng Luật khoa tiến sĩ, Văn khoa tiến sĩ, dạy ở ba trường cao đẳng to nhất Đông Kinh… và sang đây chỉ để nghiên cứu và viết sách viết báo cơ mà!

Huệ Chi đi lên cầu thang. Một làn hương hoa thân thuộc hút lấy Huệ Chi cùng với một làn hơi ẩm lạnh mờ ảo. Tấm thảm nhung màu huyết dụ cuồn cuộn xoay xoáy trải suốt lên sân thượng. Từng quãng từng quãng mô tay vịn đã có một chậu hoa sen hay một bình hoa hồng, lại còn cài thêm những bó hoa huệ theo những con song tiện, tưởng như mỗi quãng là một cụm hoa trồng ở phía trong trồi ra. Hoa sen thì gần như ngập cả thảm lót. Bước chân Huệ Chi càng không thấy tiếng động, chập chờn, bập bằng thêm, đôi bước còn như ngập lún rồi hất lên những cánh hoa nhỏ nõn mát rượi.

– Mẹ lại dắt tay con lên thang như cả khi con khỏe đây! Tay mẹ cứ nâng đỡ cho con từng bước, chỉ lo cho con khuỵu chân vì mỏi tay, chóng mặt vì gió!

– Mẹ còn choàng lấy lưng con, sát sát mặt, mũi, má mình vào tóc vào trán con mà thủ thỉ: “Trưa nay, tối nay, ngày mai… mẹ lại nấu chè ngô non, chè đỗ đãi, mẹ lại thổi xôi hoa cau, lại luộc ngồng cải, lại chưng mắm cáy, lại rang tép riu cho con ăn nhé!”… .

Mẹ cứ nắn nắn cánh tay con mà xuýt xoa: “Ai bảo con cậy khỏe dám cuốc vườn với cậu Khòa? Ai bảo con cậy khỏe dám tưới rau với cậu Khòa. Tối nay, con để mẹ bóp rượu chổi và lại gối tay mẹ mà ngủ!”.

Sắp qua cửa buồng Thi San và Giáng Hương, Huệ Chi mắt như mờ đi nhưng vẫn bước qua đúng ba bậc thang để lên tầng trên. Tới đây, gió trên sân thượng thổi cuộn xoáy, hương hoa như dội thành từng lớp sương lên người Huệ Chi.

– Ngay khi mẹ có thằng Hùng, mẹ vẫn chỉ ngủ với con mẹ nhỉ! Mẹ còn đọc thêm kinh khi con đã vào mà. Lắm đêm, mẹ ngồi bên con tới sáng chỉ để nhìn con ngủ mà con thì chỉ có nóng âm âm hay lại bỏ cơm chiều. Vậy mà khi mẹ ốm nặng thì mẹ lại không cho con ngồi lâu bên mẹ. và khi mẹ sắp lâm chung thì mẹ…

Nếu như mọi khi, Huệ Chi không ngã chúi thì cũng loạng choạng vì làn gió và sự xuất hiện choáng vập nọ. Huệ Chi đã nhô dần khỏi bực cuối cùng lên gác thượng. Cả khoảng lộ thiên lan can bao chung quanh đều bày các thứ đồ sứ, pha lê, đồng hun, bạc đựng hoa. Vẫn toàn huệ trắng, sen trắng và hồng bạch. Một dãy bàn phủ khăn trắng và hai dãy ghế nệm nhung màu tím hoa sim và bọc một phần bằng sa tanh màu nguyệt bạch, kê giữa sân. Hai đầu có hai cụm hoa không biết bao nhiêu chậu, bao nhiêu gốc, còn trên bàn thì bày rải rác đĩa hoa, bát hoa, bình hoa và các cụm nền pha lê. Những đèn điện bóng che rất khéo trong các khóm hoa và cụm nến đều kết thêm dải sa tanh, cẩm châu màu nguyệt bạch và tím hoa sim…

Một vành trăng lá lan đang hé hé trên cao. Gió ù ù. Hương hoa càng như sương toả.

– Mẹ ơi! Kia là quê mẹ đấy! Nhà bà ở gần biển, có năm bị bão nước vỡ đê, cậu Khòa phải cõng mẹ bơi qua những ngọn sóng tung hai người lên quá cả ngọn tre, mãi mới vào được trong làng mẹ nhỉ! Mẹ chỉ kể chuyện quê mình cho các con nghe, cho mình con nghe, và đã hẹn khi nào con lớn, có dịp thì đưa cả con và hai em về… Lạ chưa kìa! Hơn năm giờ, gần sáu giờ rồi, sao ngoài Đồ Sơn lại sáng như thế kia, sáng hơn cả buổi sáng ấy. Hay giờ đây đang là buổi sáng, mà mẹ thì về ở đây từ mười lăm năm nay…

Người mẹ vấn khăn tóc đuôi gà, gương mặt ngăm ngăm nâu, mắt bồ câu nửa vui nửa buồn, răng hạt huyền, người nhỏ bé, mặc áo the màu gụ, quần nái, từ từ đến giờ giơ tay lên ngăn đón và bỗng hét lên:

– Huệ Chi! Giêsuma! Huệ Chi! Con tôi chết rồi!… Lạy Chúa tôi rất từ và lòng lành vô cùng. Thế là con tôi chết rồi! Giêsuma lạy Chúa tôi!…

Huệ Chi đã mở cửa lan can sân gác thượng tầng gió thổi hun hút, lờ đờ bước ra, thả người xuống một vùng thăm thẳm mờ mờ, ầm ầm ù ù, và hương hoa lộng ngát…

(Nguyên Hồng, Cửa biển, Tập IV: Khi đứa con ra đời, NXB Văn học, Hà Nội, 1976)

 

BÓNG MÁT KHUYẾT DANH…

Sáu năm sau từ ngày tôi rời ngôi trường đại học này, tôi có dịp trở lại cổng trường. Tôi đứng chờ cháu tôi ở cổng. Chợt tôi nhận ra mình và nhiều người đang đứng dưới bóng mát một cây bồ đề. Tôi nhớ lại chuyện cũ…

Anh làm nghề bơm vá xe. Ít ai để ý đến anh trừ khi chiếc xe đạp hay xe máy của mình có vấn đề. Anh làm việc trên lề đường, trước cổng một trường đại học lớn của thành phố. Vỉa hè một quãng dài cháy nắng vì không một bóng cây. Cái nóng như dữ dội vì đây là con đường chính dẫn vào cảng, nhiều cây. Cái nóng như dữ dội vì đây là con đường chính dẫn vào cảng, nhiều xe qua lại. Những người chờ nhau trước cổng trường vẫn chịu đựng tình cảnh ấy.

Một ngày kia anh đi làm và mang theo một cây bồ đề bé tí. Anh trồng nó xuống vỉa hè. Đám sinh viên chúng tôi ngồi gần đấy. Có đứa yên lặng nể phục công việc tình nguyện của anh nhưng cũng có đứa lắc đầu thương cảm cho cái anh vá xe lẩn thẩn, rằng: “Hơi đâu . làm chuyện công quả, bao nhiêu năm sau mới được hưởng bóng mát, mà có ai ghi công đâu cơ chứ?”

Rồi chúng tôi ra trường. Tôi cũng quên bằng chuyện đó qua bao nhiêu ngày tháng. Cây bồ đề lặng lẽ thuộc về mọi người. Những người khách ghé qua cần anh giúp đỡ, có ai biết anh còn giúp đỡ cả bóng mát nữa không?

Giờ đây, cây bồ đề cao lớn tỏa bóng râm. Nhiều vết mé nhánh của nhân viên cây xanh đường phố cho biết giờ đây nó thuộc về Nhà nước.

Anh vẫn ngồi đó dưới bóng cây “của mình”. Thỉnh thoảng nhẹ nhàng anh bưng cái hộp sắt đựng đồ nghề lùi vào trong nhường chỗ cho người khác.

Tôi và bạn vẫn quen hưởng một cái gì có sẵn hơn là tạo ra nó phải không – nhất là tạo ra nó một cách vô tư? Ta vẫn quen đòi hỏi hơn là cho đi, và khi cho đi vẫn quen được công nhận hơn là vô danh? Tôi nhớ văn hào Geoth đã nói “cây đời mãi mãi xanh tươi”. Cuộc đời có biết bao nhiêu là lòng tốt ẩn danh, biết bao bóng mát khuyết danh.

Nhật Thanh

 

VỊ TƯỚNG VỀ THĂM TRƯỜNG CŨ

Tiếng vỗ tay như sấm dậy

Ran ran tưởng vỡ hội trường

Ông bào chắp tay đáp lễ

Tươi cười. Mái tóc pha sương.

Bộ quân phục màu cỏ úa

Theo Ông đánh giặc một đời

Không mang quân hàm Đại tướng

Giản dị. Ông như mọi người.

Tiếng vỗ tay nổi ran ran

Nhớ bài Sủ nào Ông giảng

Xót xa nước mất nhà tan

Đêm đen đã nhen đốm sáng

Từ thuở dao găm, súng kíp

Bữa ăn nướng củ sắn rừng

Đến khi thắng ba đế quốc

Ông về thăm trường Thăng Long.

Không có hàng quân danh dự

Không xe, không pháo uy nghi

Đón Ông: một rừng khăn đỏ

Một trời mắt đen thiếu nhi.

Cũng chẳng cần nhiều hoa đâu

Mặt người là hoa rồi đấy

Tiếng vỗ tay cứ ran dài

Tay ửng, hồn say, vỗ mãi…

Nguyễn Bùi Vợi 

 

LỚP TRƯỞNG BÉ NÂU

Ở giữa chợ, xuất hiện một hàng rau mới. Bán hàng là một con nhỏ trang trạc tui, chừng tám chín tuổi. Sáng, bà mẹ tất tả bày ra một núi rau dưa, rồi con nhỏ ngồi vắt vẻo trên cái ghế đòn, bán từ sáng đến chiều. Người ở chợ thấy em nó gọi Bé Nâu thì cũng gọi theo. Da nó nâu sẫm như cục đường mía, người lũn cũn tròn ỉn.

Nhà tui bán hàng khô. Thi thoảng, mẹ Bé Nâu sai nó chạy qua mua hàng. Con nhỏ đứng từ ngoài cửa, chõ miệng vô nói dõng dạc:

– Béc Chố bán cho coong hưa chăm bánh ché, ba chăm bò nhò!

Ba tui đứng ngẩn ra. Má tôi ráng sức dịch, nhưng cũng đành chào thua. Bé Nâu vò đầu bứt tóc bỏ đi. Một lúc sau, nó quay lại, chìa ra một tờ giấy: “Bác Cố bán cho con hai trăm bánh tráng, ba trăm bột ngọt”. Ba má tui thở ra cười nhẹ nhõm. Kể từ đó, mỗi khi thấy bóng nhỏ Bé Nâu xẹt ngang qua, tui ngoác miệng nhái to giọng nói độc quyền của nó. Con nhỏ trợn mắt nhìn tui, ức lắm!

Một bữa, Bé Nâu lại bị mẹ sai mua hàng nhà tui. Tui nhảy xổ ra, gào: “Bánh ché ăn với bò nhò!”. Bé Nấu lao vào tui, nện thẳng giữa mũi. Tui rú lên: “Nhỏ ngọng giết con, má ơi!” Ai dè, mà lại túm lấy tui, quất luôn vài cán chổi, quát lớn: “Giọng nói người ta trời sinh ra thế. Cớ gì chọc phá!”. Rồi suốt cả buổi tối, má ngồi kể tốt Bé Nâu. Nào nhỏ xíu đã biết phụ mẹ. Nào đụng chuyện cực khổ mấy cũng cười. Nhất là cái tính thiệt thà, có lần má đưa lầm tờ bạc mười ngàn thay vì tờ năm trăm, nó kiếm má, trả bằng được.

Hết hè, tui phải đi học. Trời xui đất khiến, nhỏ Bé Nâu cũng lót | tót chui vô lớp. Lớp bầu lớp trưởng mới. Mọi người đẩy qua đẩy lại, ồn ào. Bỗng dưng, nhỏ Bé Nâu đứng vọt lên, đưa tay: “Em nờ câu!” (Em nè cô!). Cả lớp nín re, ngó nghiêng. Cô xem học bạ, rồi đồng ý chọn cô học trò mới và can đảm làm lớp trưởng.

Nhỏ Bé Nâu học giỏi nhì lớp. Nếu nó đọc bài bằng giọng dễ nghe, chắc nó giành hạng nhất từ lâu rồi. Tui học dở tệ. Cô giáo kêu nó kèm tui. Nó nhận liền. Nó mang theo trong cặp cây thước bự chảng. Sau giờ học, nó kêu tui ở lại lớp làm hết bài mới về. Thấy cây thước nhịp nhịp, tui ngán, không dám bỏ trốn. Nó ít giảng, sợ tui không hiểu. Nó ghi bài lên bảng. Cách giải toán của nó rất rành mạch, tui nhẩm theo, mấy lần thì nhớ. Dần dần, tui học cũng khá lên. Má tui mừng lắm, những lời khen dành cho Bé Nâu càng thêm dài dòng..

Một buổi sáng, gần tới cổng trường, tui bị một thằng nhóc đầu gấu giựt cặp, vở viết tung toé. Chát! Tui nhắm tịt mắt. Nhưng đó là tiếng thước lớp trưởng Bé Nâu “xử” tên nhóc du côn. Bé Nâu lượm vở viết phụ tui, an ủi:

Tao là lớp trưởng! Có chiện gì thì kiu tao, thâu nín! Theo tao quào . lớp, ngầu quài nẫu cử cho!

Tui khóc thút thít, nhưng vẫn hiểu nó nói gì: Tao là lớp trưởng! Có chuyện gì thì kêu tao, thôi nín! Theo tạo vào lớp, ngồi hoài chúng nó cười cho..

Tui và Bé Nâu thành bạn thân, có bữa đi học còn rủ nhau ăn xâu (xôi) chung. Sau này lớn lên, mỗi khi nghe ai nói giọng quê của Bé Nâu, tui lại nhớ nó ghê gớm. Mỗi vùng đất có giọng nói riêng. Nếu quý ai đó, bạn sẽ thương luôn cả giọng nói nói đó. Giống như tui với Bé Nâu vậy.

Thảo Anh (254 Phan Bội Châu, TP Qui Nhơn – Bình Định)

 

THẠCH SANH CHÉM XÀ TINH

Trải qua mấy dặm rừng hoang,

Tới nơi phút thấy rõ ràng miếu thiêng.

Bốn bề vắng vẻ êm đềm,

Trời vừa sẩm tốt chàng liền nghỉ chân.

Giở ra, cơm nắm toan ăn,

Hay đâu gió thổi ầm ầm rung cây.

Lại thêm gầm rú ghê thay,

Trông ra thấy một vật nay dị kì.

Thạch Sanh chẳng biết một chi,

Trắng, đen, xanh, đỏ, hoe hoe cả mình,

Hung hăng giơ vuốt nhăn nanh, 

Phòng toan làm dữ như hình mọi khi.

Thạch Sanh hóa phép tức thì,

Búa rìu liền phóng một khi yêu xà.

Mắng rằng: “Mày giống tà ma,

Họi người tao chẳng dung tha mày nào!”.

 Xà tinh liền nhảy xốc vào,

Thạch Sanh liền lấy thần đao chém liền.

Ai ngờ rắn có phép thiêng,

Hóa ra lửa cháy bốn bến đỏ ngòm,

Thạch Sanh hóa phép mưa tuôn,

Tự nhiên lửa tắt, linh hồn và tinh.

Lại e yêu nghiệt tàng hình

Trốn đi nơi khác thật mình uổng công.

Bổ Dây lưới sắt bịt bụng,

Nguyên hình, rắn phải đùng đùng hóa ngay,

Chàng dùng dao báu chém ngay.

Rõ ràng con rắn vừa tày một gian.

Lấy dầu đốt xác vừa an,

Báu tên với một cung càng hiện ngay.

Thạch Sanh thấy lạ cầm tay,

Cảm ơn trời đất cho nay vật kì.

Mai ngày phát tích có khi,

Suối vàng cha mẹ ắt thì ngậm vui.

Chém xong rồi mới canh hai,

Xách đầu chạy thẳng một lợi về nhà.

(Trích truyện thơ Nôm Thạch Sanh)

 

“MÁ ĐÁNH RỒI!”

(…) Rổ khoai đã gần hết, con Bé chưa kịp nói ý nghĩ thương má của mình với đàn em thì từ phía Bà Mi, bỗng súng nổ rộ lên, bắt đầu là những tiếng súng thường nghe chắc nịch. Bà cháu kéo cả ra sân. Không gian lặng hẳn lại. Nhường cho tiếng súng dội về mỗi lúc mỗi căng. Lũ trẻ đứng dòm chị, Con Bé nghiêng tai, vành môi cong cong của nó hơi động đậy rồi thình lình mở to:

– Má đánh rồi!

Lập tức nó leo lên ngọn dừa. Bà Sáu can không kịp. Bà lọng cọng gom mấy đứa nhỏ lại rồi cũng đứng nhóng lên, chờ tin nó. Khói đã che mất cái chuồng cu bót Bà Mi, chỉ còn cái nóc nhà thờ nhọn hoắt đâm lên giữa đám khói như một cái đinh.

– Đúng má đánh rô ô ồ i…

Con Bé thét lên lanh lảnh, cả xóm đều nghe. Nó không nhìn thấy má nhưng nghe tiếng súng gần hơn, rõ hơn. Đúng là má rồi! Má đang bắn, đang đốt lên những đống lửa kia. Lằn sông cái bị khói che mất một khúc. Cánh đồng cạnh đó đen lại.

– Má đốt bót rô ô ồ ì…

Súng nhỏ nổ rát hơn. Tiếng súng lớn dồn dập nghe lồng lộng. Cả xóm đổ ra nhóng lên ngọn dừa. Tiếng reo của con Bé bay xuống, lẫn vào trong tiếng dọn dẹp của bà Sáu, tiếng bơi xuồng vội vã trên rạch và tiếng gọi con ơi ới của các bà bên xóm chợ. Đám khói lúc càng bốc cao. Đó, con Bé lại nhìn thấy một chấm đen vụt qua trong đám khói. Từ đây đến đó xa lắm, con sông Hậu chỉ nhìn thấy một lần nhỏ vàng rực, nhưng biết đâu cái chấm đen đen ấy chẳng phải là một con người? Có ai cãi lại với nó đó không phải là má đâu?

– Má xung phong rồi nghen! Tiến lên má… á… á. Nó kéo dài, văng vẳng. Chắc má đã chạy vào trong đám khói rồi. Các cô du kích đang chạy theo má. Cô Thà, cô giáo ở cái trường làng bị giặc đốt, đang chạy lên, một chút bụi phấn trắng còn vương trên vai áo. Súng nổ rộ hơn.

Tiếng súng quân ta xung phong…

Con Bé tuột xuống tới gốc thì đàn em đã sẵn sàng. Thằng Hiền ôm tiểu liên, con Anh vác súng máy, con Thanh đeo “bá đỏ”, thằng em nhỏ cầm cờ. Nhánh trâm bầu vẫn dựng sẵn ở gốc dừa, con Bé cầm lấy, đó là cây cạc bin.

Nắng chiều viền quanh đám khói, hắt ra chung quanh những tia lửa đỏ rực. Bắt đầu từ vách lá sau nhà, lũ trẻ xung phong vọt qua bờ mương, núp sau gốc dừa trước ngõ, nổ súng về phía trước thật dữ dội.

Sáng hôm sau, giữa lúc máy bay đang quần đảo, có một người đàn bà vác súng, tay cầm lá ngụy trang, bước vào trong xóm. Tiếng cười đi trước, con người đi sau, cả xóm len theo bóng cây ro nghe chuyện chiến đấu của chị. Chị vắt tấm choàng lên vai, trao súng cho con Bé, cây súng có treo chùm bánh ú, rồi ôm lấy mấy đứa con. Đi vài bước, chị lại dừng lại để trả lời cô bác. Cả xóm ai cũng muốn hỏi thăm chị một câu. Tiếng chị kéo dài trên đường xóm. Thằng nhỏ trên tay chị bị bộ, cạy những miếng bùn khô dính trên vai áo mẹ. Lũ trẻ chạy theo chị như lũ gà con.

Con Anh chạy lon ton lên trước chắn mẹ như sợ mấy đứa kia sẽ tranh hết phần mẹ của mình. Nó nói:

– Con thấy má xung phong mừ…

– Con cũng thấy má nữa… Thằng Hiền nói theo.

– Thấy làm sao? – Người mẹ hỏi.

– Thấy má vậy nè….

Nó chụm hai chân, nhảy tới một bước như kiểu má nó vẫn nhảy qua bờ mương trước cửa.

Thấy thằng Hiền được mẹ hỏi, con Anh vội níu lấy áo mẹ:

– Con cò lót ổ cây da heng má, má đi đánh giặc cho con, không phải cho thằng Hiền heng má?

Thằng Hiền vội níu lấy tay mẹ, như đánh đu:

– Con… cò… ót ổ cây da, cho con nữa heng má?

Người mẹ cười, xoa mớ tóc tròn ủm của đàn con:

– Ừa, cho hết mấy đứa.

(Trích Mẹ vắng nhà – Nguyễn Thi)

 

XE TĂNG XUNG TRẬN 

[…] Anh biết không, chúng tôi vừa chỉ kịp triển khai đội hình, tôi nhìn ra đã thấy xe tăng địch từ phía sau cái mỏm đồi thấp, bò ra. Tôi hét lên: “Đồng chí trung uý”. “Con cọp!”. “Tiến lên, – trung uý quát, : hết tốc độ!…”. Tôi cho xe lẩn vào khu rừng thông non, ngoặt sang phải, rồi sang trái… “Con cọp” chĩa nòng pháo ra như thằng mù, thành ra bắn trượt…. Còn trung uý, trung uý đã nện ngay một phát vào sườn tăng địch, mảnh vụn bắn tung toé! Anh ấy bồi tiếp một phát nữa vào tháp pháo – thế là nòng pháo chống ngược lên, tới phát thứ ba thì khỏi phì ra từ các khe hở và một ngọn lửa bùng lên cao đến trăm mét… Mấy thằng lính Đức bỏ ra qua cửa phụ… I-van Láp-sin quất một tràng súng máy, chúng nó nằm đờ ra, giãy giụa.. anh có hiểu không, với chúng tôi, thế là đường đã thông. Chỉ năm phút sau, xe tăng chúng tôi đã xông thẳng vào làng. Ở đây tôi đến chết mệt vì buồn cười. Bọn phát xít bạ đứa nào đứa nấy chạy… Anh. có biết không, đường làng thì lầy lội, có thằng đã vắng mất cả ủng chỉ còn độc bít tất, nó chạy như ma đuổi! Chúng nó ùa về phía kho cỏ. Đồng chí trung uý ra lệnh cho tôi: “Phóng hỏa về phía kho cỏ”. Tôi quay tháp pháo trở lại, mở hết ga. Cha mẹ ơi! Những rầm xà, những tấm ván, gạch – ngói rơi xuống thành xe loảng xoảng, mấy thằng chó chết đang chúi đầu trong kho. Tôi nhấn ga cho xe lướt qua chà xát, mấy cánh tay chới với – thế là mấy thằng Hít-le đi đời.”. Đấy, trung uý Ê-gô Đrê-mốp đã chiến đấu anh dũng như thế cho đến khi có chuyện rủi ro xảy ra với anh. Trong chiến dịch Cuốc-xcơ, khi bạn phát xít Đức đã kiệt sức và run rẩy, thì xe tăng của trung uý Đrê-mốp đang ở trên cái gò giữa cánh đồng lúa mì bị trúng đạn sau phát đạn thứ hai – xe tăng bốc cháy. Hai người trong kíp chiến đấu hi sinh. Chiến sĩ lái Tsu-xi-lép đã chui ra khỏi xe tăng qua cửa trước, nhưng rồi anh lại trèo lên xe kịp kéo trung uý Đrê-mốp đã ngất, quần áo cháy sém ra khỏi xe. Tsu-xi-lép chỉ vừa kịp lôi Đrê-mốp ra, thì chiếc xe tăng đã nổ tung, mạnh tới mức làm tháp pháo xe văng ra xa tới năm mươi thước.

(Trích Tính cách Nga  A.Tôn-xtôi)

 

TRẬN ĐÁNH TRÊN KHÔNG

Cảm giác đầu tiên của Quỳnh là khi nhìn thấy những chiếc máy bay địch không phải là sự căm thù mà là một sự ghê tởm. Nó giống như lúc anh bắt gặp một con chuột cống rất to đang đùa nghịch trên tấm chăn bông sạch sẽ của mình.

Chúng không giống với những mô hình Quỳnh thường nhìn hàng ngày. Không phải đó là những chiếc máy bay. Đó là những con thú rất lạ mắt vừa sổng ra khỏi rừng.

Quỳnh ra lệnh:

– Chú ý phía sau!

– Rõ – Giọng Gấu con nho nhỏ, rất bình tĩnh.

Quỳnh thét to:

– Đánh hai chiếc đi đầu! Tất cả bám sát tôi!

Quỳnh tăng của đấu, bay thẳng về phía địch. Anh đưa dần mục tiêu vào vòng ngắm. Đôi mắt anh căng ra. Chợt anh thấy một vệt sáng lao vụt trong khoảng không. Huân đã nổ súng. Quỳnh vội thét:

– Không được bắn xa! Vào gần nữa!

Địch cũng đã nhìn thấy ta. Chúng bắt đầu bay theo những đường gấp khúc.

Máy bay tạ mở hết tốc độ, lượn theo địch như trẻ con chơi trò rồng rắn. Chợt Quỳnh nghe tiếng Phương lí nhí:

– Báo cáo: bốn chiếc phía sau!

Mặc kệ nó, Quỳnh nghĩ. Vị và Phương sẽ đối phó với nó. Mình phải tiêu diệt thằng địch ở phía trước. Một chiếc chấm đen đã lọt vào tầm ngắm. Anh cố thít chặt lấy nó trong tám cái chấm súng. Con thú rừng đã to lắm rồi. Quỳnh thét:

– Bắn!

Cùng lúc với tiếng hô, tay phải Quỳnh siết chặt cò súng. Thân bay vụt về phía trước máy bay địch. Mình bắn trượt mất rồi! Nhưng ngay lúc đó anh thấy có một luồng đạn khác bọc lấy con thú rừng. Chắc là loạt đạn của Huấn.

Thằng địch chúi xuống. Quỳnh lập tức đẩy cần lái tiếp lao theo nó, A cố đặt nó trở lại vào vòng ngắm. Anh biết là đồng tử của mình đang ” mở rất to. Lần này thì nó không thể nào thoát được. Quỳnh siết cò bắn loạt đạn thứ hai. Những chớp sáng biến mất khi bay tới mục tiêu.

Chiếc máy bay địch lật ngửa, phơi bụng trông như một con cá heo. Nó còn cố xoay trở lại tư thế bình thường, nhưng toàn thân nó đã rung lên trước mắt anh. Một luồng khói đen tỏa ra. Quỳnh nghe nhiều tiếng ồn ào:

– Cháy rồi!

– Rơi rồi!

Chiếc máy bay địch lúc lắc rơi xuống, kéo theo một luồng khói đen. Luồng khói đen đổi nhanh sang màu trắng xanh có lẫn ánh lửa đỏ khè. Máy bay địch rơi trong khoảng không như một chiếc lá bàng.

Hữu Mai

(Trích Vùng trời – tập I)

 

THĂM QUÊ TIẾT THANH MINH

Xa quê mấy chục năm, lần này tôi quyết định chọn tiết Thanh minh đưa con trai 12 tuổi cùng về thăm quê. Hai mục đích lớn tôi đề ra trong chuyến về lần này là: thăm quê hương, thăm bà con thân thích họ tộc và thắp nén hương viếng mộ ông bà tổ tiên bày tỏ tấm lòng thành kính “uống nước nhớ nguồn”.

Về tới làng, tôi sửng sốt và ngạc nhiên trước sự thay đổi của quê hương. Làng xóm, nhà cửa được quy hoạch từng dãy dọc ngang thắng tắp, bê tông hóa toàn bộ đường đi lối lại kiên cố sạch sẽ. Các cửa hàng cửa hiệu tuy còn đơn sơ, song mọc lên san sát hai bên trục giữa đường làng. Tiếng máy xay xát cùng với tiếng xập xình trong cửa hiệu bán rađiô cát xét vọng ra rộn rã vui tai. Tôi cảm thấy cơ sở hạ tầng ở quê không kém gì nơi tôi đang sống hiện tại ở một thị xã tận miền Nam xa xôi.

Ông trưởng họ đưa hai cha con tôi ra thắp hương viếng mộ Tổ ngoài nghĩa địa. Trên cánh đồng làng, người đi lại thanh minh tấp nập đông vui như trẩy hội.

Sau khi thắp hương xong ngôi mộ Tổ và các cụ trong họ tộc, ông trưởng họ dẫn cha con tôi đi chầm chậm vừa đi vừa chỉ tay nói:

– Ngôi mộ to mới xây quét màu xanh kia là mộ cụ Tổ Bùi Khảm, dài đằng cụ Bùi Khái, Bùi Khâm… Ông mặc quân phục đang thắp hương kia là thiếu tướng Bùi Khiêm con cụ Bùi Khâm, cháu năm đời của cụ Tổ Bùi Khảm. Ông ấy là quân đoàn trưởng của một quân đoàn nào đó Tây Nguyên, Thanh minh năm nào ông cũng về quê viếng mộ. Xong ông lại chỉ tay sang hướng Tây Nam nói:

– Ngôi mộ quét màu vàng, con cháu đang đứng đông đúc kia là mộ cụ Tổ Đỗ Luận dài đằng cụ Đỗ Lợi, Đỗ Long, mấy anh chị mặc com lê, áo da đang đứng bên cạnh chiếc xe Cam ri là con cụ Đỗ Lâm cháu bốn đời cụ Đỗ Luận toàn là giáo sư tiến sĩ dạy Đại học ở Hà Nội về.

Ông dẫn hai cha con tôi đi vòng quanh nghĩa địa một lần, vừa đi vừa giới thiệu cho con cháu biết mối quan hệ, ruột và máu mủ giữa những người hiện diện và người đã khuất – với sự thành thật của con cháu và ý nghĩa đằng sau cái chết của ông cha.

Viếng mộ xong, ông trưởng họ đưa hai cha con tôi về thắp hương Từ đường cụ Tổ. Từ đường họ tội thuộc loại to nhất trong làng, tuy mới xây nhưng nhìn rất cổ kính, từ đường nét hoa văn đến chữ Hán viết trên các câu đối hoành phi đều cân đối theo thẩm mĩ cổ điển Trung Quốc. Đặc biệt hai chiếc panô dựng trước cửa quét màu nhũ vàng, một chiếc viết bằng chữ Hán, một chiếc viết chữ Quốc ngữ có nội dung giống nhau là: “Vong luân, bại lí bất khả nhập Từ đường”. Con trai tôi đọc xong hỏi:

– Nghĩa là gì ba? Tôi trả lời:

– Nghĩa là người nào không đủ đạo đức thì không được vào viếng thăm Từ đường. Con tôi nói tiếp:

– Như thằng Chín trước cửa nhà mình ở trong Nam mới ăn cắp bị công an đưa vào trường giáo dưỡng giá có ở đây cũng không được vào Từ đường ba nhỉ? Tôi xoa đầu con trai “à” một tiếng tỏ thái độ nhất trí.

Trên chuyến tàu Thống Nhất trở về Nam, hai cha con ngồi cạnh nhau tuy mỗi người theo đuổi một ý nghĩ, song dường như đều có tâm trạng chung là nhớ quê hương. Bỗng con trai tôi hỏi:

– Quê mình đẹp và thơ mộng thế sao ngày xưa ba không ở lại mà lại vô miền Nam sinh sống? Tôi cười và nói với con:

– Ba đi bộ đội rồi gặp má con ở chiến trường… À, mà chuyện dài lắm, về nhà ba kể lí do ở lại miền Nam cho con nghe.

Chuyến về thăm quê thời gian tuy ngắn ngủi, song cả hai cha con đều thu hoạch được những điều bổ ích ngoài sức tưởng tượng, đặc biệt là hiểu thêm về những nét đẹp truyền thống quê hương. Mấy “tiết học” thực tế ngoài trời ở nghĩa trang quê nhà mà ông trưởng họ tôi trực tiếp làm “giáo sư” hướng dẫn và ý nghĩa câu nói ghi ở ngoài Từ đường họ thực sự đã gây ấn tượng mạnh, có khi còn hơn cả đọc hàng trăm trang giáo trình lí thuyết dài dòng với những lời giáo huấn nhạt nhẽo, buồn tẻ.

Hoàng Ngọc Trúc

 

NGÔI MỘ TRONG RỪNG GIÀ

Được tin có hai thanh niên đi tìm trầm hương phát hiện một ngôi mộ liệt sĩ nằm sâu trong rừng già Trường Sơn, hội viên Chữ thập đỏ Trần Lê Kim Dũng, 15 tuổi, đề nghị với bố, Chi hội trưởng Chi hội Chữ thập đỏ phường Vĩnh Trung, thành phố Đà Nẵng, một đại tá đặc công về hưu, cùng đi tìm.

Sáng ngày 8-6-1991, hai bố con lên xe nhắm hướng huyện đội Đại Lộc. . Đến đây có thêm 5 người nữa cũng tình nguyện cùng bố con Dũng “đi tìm đồng đội”. Ba giờ sáng 9-6, cả đoàn bắt đầu tiến vào rừng già và sau 5 giờ xuyên rừng, họ lên đến đỉnh một ngọn núi cao. Cả một vùng trận địa trước kia hiện ra trước mắt. Vị trí đang đứng là cao điểm Bằng Du. Phía Tây Nam, cao điểm 1500. Phía Đông Bắc, cao điểm 1062. Hố bom vẫn còn nhiều và sâu hoắm. Kia rồi! Một tấm bia mộ hiện ra sau đám cỏ rậm. Bia đựng bằng vỏ đạn pháo sáng, có nét khắc bằng mũi dao găm. Thời gian mưa nắng xoá gần hết nét khắc, chỉ còn lại mấy chữ:

Liệt sĩ … Mai… Hai

Sinh … 1953.

Hi sinh: 26-12-1974

Cả đoàn đứng lặng bên mộ, xúc động. Dũng liếc nhìn đồng hồ: 9 giờ kém 15. Đại tá Trần Hùng kể lại những ngày tháng ấy.

Tháng 11-1974, quân đoàn 2 giải phóng Thượng Đức. Địch điều 5000 quân ra hàng đánh chiếm lại khu vực này. Ta phản kích bắn cháy, bắn rơi 23 máy bay, thu 12 pháo, 2000 súng các loại. Sư đoàn giặc bỏ chạy, tạo đà cho quân dân Quảng Nam – Đà Nẵng nổi dậy . giải phóng quê hương. Trên bia ghi ngày hi sinh, 26-12-1974. Có thể đây là người lính trinh sát của sự đoàn 304 trước trận giải phóng Đà Nẵng.

Sau chuyến đi, đại tá Trần Hùng đã nhắn về Ban chính sách Sư. đoàn 304 và nhờ có chuyến đi tìm mộ này mà thân nhân liệt sĩ là Mai Văn Minh ở làng Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã tìm được hài cốt của liệt sĩ.

Hôm bốc mộ, bên cạnh hài cốt có một chiếc cối giã trầu bọc kĩ trong một chiếc túi khâu bằng vỏ bao súng lục. Chiếc cối có màu đen nhánh, đánh bóng đi lại sáng như gương. Chiếc cối giã trầu của người mẹ già mà người con chiến sĩ đã đem theo làm kỉ niệm ra trận.

(Tường thuật theo vài viết của Đoàn Công – Hoa học trò – số 3-1991)

 

ĐI THĂM ÔNG NỘI

Đi tàu Thống Nhất khoái cực kì! Đêm trước lên tàu ở ga Hàng Cỏ Hà Nội, rồi ngủ. Chẳng nhớ là mấy giấc, năm, mười, mười lăm, hai mươi… mở mắt ra đã thấy Thành phố Hồ Chí Minh sáng bách! Đi tàu Thống Nhất, những lúc ngủ thì được lắc như đưa võng, những lúc thức thì lại được nằm võng mà coi phim bộ. Khung cửa sổ toa tàu mở ra như màn hình tivi. Màn hình hiện lên khi thì núi cao, khi thì biển rộng. Lại có khi phim đang chiếu, màn hình bỗng phụt tắt, tối mò! Đây là lúc tàu chạy xuyên qua núi, thôi chiếu phim, chuyển qua diễn trò ảo thuật, biến ngày thành đêm! Rồi phim tàu Thống Nhất lại chiếu, màn hình cửa sổ nối rừng xanh với cát trắng, cát trắng với rừng xanh. Có những lúc phim chiếu chậm dần rồi dừng hẳn, màn hình cửa sổ tàu Thống Nhất hiện ra, cùng với những lời mời ngọt ngào, khi thì kẹo mè xửng Huế, khi thì nho Mường Mán, khi thì củ đậu Tháp Chàm… thứ gì cũng ngon, lại rẻ nữa! Những lúc cái loa trên sân ga nhắc đoàn tàu sắp sửa chuyển bánh lại càng rẻ! Đi tàu Thống Nhất, đã ngon miệng, lại vui mắt!

Hè này, bé Quậy đi những ba tàu Thống Nhất! Một tàu vào thành phố Hồ Chí Minh, một tàu ra Hà Nội. Trên đường vào, Quậy còn được xuống ga Quảng Ngãi để ghé thăm ông nội, vì thế mà nhà tàu. dành cho Quậy chuyền Thống Nhất thứ ba, chờ nó thăm viếng xong tiếp tục cuộc rong chơi…

Từ cửa ga Quảng Ngãi, cuộc viếng thăm bắt đầu bằng xe ôm. Cả nhà ba người chất lên một cái xe “Min Khờ” hai bánh. Bố âm bác tài, mẹ đeo ba lô ôm bố, nó ngồi bình xăng ôm cái làn mây đựng quà. Nhìn trong làn quà thấy chai rượu chanh Hà Nội, xe chưa nổ máy, bác xế ôm đã nổ chuyện:

– Cô chú với cháu bé vào thăm ông Bảo phải không?

Mẹ Quậy như bị điện giật, đã ngồi ôm lưng bố, lại bước xuống tròn mắt hỏi:

– Ô hay! Sao bác biết?

– Đóng quân ở trên ấy chỉ có mình ông Bảo người Hà Nội. Năm .. ngoái tôi chở người nhà ta lên Nghĩa Hành thăm ông ấy đấy. Với lại, nhìn mặt bố con nhà này thì biết chứ gì. Một khuôn!

Thế là gặp may rồi, đường xa, đất lạ, mới trên tàu bước xuống đã có người quen. Cái xe vui chuyện cứ đi bằng băng qua hết các ổ gà, ổ vịt nối nhau như chuỗi hạt trên đường núi. Thỉnh thoảng bác tài xe . ôm lại nhắc Quậy: “Cô bé bình xăng, ngồi cho vững nghe cháu”. Chỉ vài lần nhắc đã tới chỗ đóng quân của ông nội. Bác tài căn dặn:

– Hơn ba tiếng nữa mới đến giờ tàu. Cứ thăm viếng thoải mái, tôi chờ ngoài này. Chẳng mấy khi từ Hà Nội vào đây với ông.

Bố thuộc đường tìm ngay ra chỗ ông nội đóng quân. Bé Quậy thì đã biết đọc, nó tìm ra số nhà mình trên mộ chí, nhìn thấy hình ông nội và xướng lên như đọc bài tập đọc “Liệt sĩ Trần Quốc Bảo, một chín bốn hai, chín mươi chín A Đại Cồ Việt, Hà Nội”. Mẹ cũng đọc thành tiếng như Quậy, hai tay chắp trước ngực, nước mắt lưng tròng:

– Con là Lan, con dâu của bố, mãi hôm nay mới tới được, thật là có lỗi. Đường xa chỉ có nhang thơm, rượu nồng, chút lễ thảo….

Vào đúng lúc lễ thảo thì bác xe ôm bước vào, dắt theo lũ trẻ đang chăn trâu quanh chỗ ông nội đóng quân, mỗi đứa đặt thêm vào món lễ thảo kia chút hoa tươi: Bông trang đỏ, bông điệp vàng, bông lau trắng… Thấy thế, mẹ nói:

– Bác tài chu đáo quá!

– Đồng đội mà cháu – Rồi đứng nghiêm, ưỡn ngực – Tôi, cựu chiến binh, kính viếng đồng chí Trần Quốc Bảo một tiểu đội hoa! .

– Trong lúc bố mẹ ngồi đợi hết tuần nhang cúng ông nội thì bác xe ôm đã dẫn Quậy ra chơi với tiểu đội hoa của bác. Chị hoa bông lau đặt Quậy lên lưng trâu của mình, cho nó diễu binh một vòng quanh chỗ ông nội đóng quân, một vòng quanh cái tháp có chữ Tổ quốc ghi công… .

– Từ nơi Tổ quốc ghi công, Quậy lại lên xe ôm, rồi lên tàu Thống – Nhất. Con tàu xuyên Việt lại lắc võng và chiếu phim…

 

BÊN MỘ ĐẠM TIÊN

[…] Rằng: “ Sao trong tiết Thanh minh,

Mà đây hương khói vắng tanh thế này?”

Vương Quan mới dẫn gần xa:

“Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi.

Nổi danh tài sắc một thì,

Xôn xao ngoài của thiếu gì yến anh.

Kiếp hồng nhan có mong manh,

Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.

Có người khách ở miễn phương,

Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi

Thuyền tình vừa ghé tới nơi,

Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ!

Buồng không lặng ngắt như tờ,

Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh.

Khóc than khôn hết sự tình,

Khéo bộ duyên ấy là mình với ta!

Đã không duyên trước chăng là,

Thì chi chút ước gọi là duyên sau.

Sắm sanh nếp tử xe châu,

Vùi nông một nấm mặc dầu có hoa.

Trải bao thỏ lặn ác tà,

Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm!”

Lòng đâu sẵn mối thương tâm,

Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa:

“Đau đớn thay phận đàn bà!.

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Phũ phàng chi bấy hóa công!

Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha.

Sống làm vợ khắp người ta,

Nào người phượng chạ loan chung,

Nào người tiếc lục tham hồng là ai?

Đã không kẻ đoái người hoài. 

Sẵn đây ta thắp một vài nén hương.

Gọi là gặp gỡ giữa đường,

Họa là người dưới suối vàng biết cho.”

Lầm rầm khấn vái nhỏ to,

Sụp ngồi và gật trước mồ bước ra.

Một vùng cỏ áy bóng tà,

Gió hiu hiu thổi một vài bông lau.

Rút trâm sẵn giắt mái đầu,

Vạch da cây vịnh bốn câu ba lần.

Lại càng mê mẩn tâm thần,

Lại càng đứng lặng ngần chẳng ra.

Lại càng ủ dột nét hoa,

Sầu tuôn đứt nối châu sa vắn dài…

(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

.

BẾN ĐỖ

Chiều. Bầu trời ảm đạm, xám xịt những áng mây bập bềnh trôi trên những tàn cây bạch đàn rũ lá. Tượng đài Tổ quốc ghi công đứng thẳng, lặng lẽ, trang nghiêm.

Dưới đó, xung quanh là hàng hàng lớp lớp những nấm mồ liệt sĩ. Nơi nghìn thu yên nghỉ của những người con anh hùng đất nước. Bốn bức tường trắng toát, âm thầm ngăn cách đồng cỏ hoang tàn, vàng úa bên ngoài. Xa xa, những mái nhà nhấp nhô, chạy dài theo hai bên đường đất nâu sẫm, ngoằn ngoèo.

Bên trái nghĩa trang là một dòng sông chảy ngang phố huyện. Nó thản nhiên lăn tăn vỗ sóng dưới gầm cầu rêu mốc bám đầy. Trên dòng nước đục ngầu, vài ba chiếc thuyền con xuôi ngược. Bên kia cầu là một chợ chiều. Buổi sáng ở đó buồn tênh như ngôi nhà vắng chủ.

Đó là bức hoành tráng thê lương mà thân thuộc vô cùng của ba tôi, nơi ông chọn làm bến đỗ của dòng đời đã xế.

Ba tôi tạm trú trong một túp lều con ở phía sau phòng giáo dục, đối diện với nghĩa trang liệt sĩ, cách một con đường trải nhựa. Dù không ai thuê, ông vẫn để mắt trông chừng những căn phòng xám xịt, nên gạch loang lổ. Vào những ngày nghỉ, trông chúng như khu nhà thờ bỏ hoang từ lâu lắm. Hai hàng bạch đàn ủ rũ, ngậm ngùi phất phơ những chiếc là bàng bạc, xanh xanh. Chỉ cần con chó mực sủa lên một tiếng, ba tôi đã bươn bả chạy tới, đảo một vòng quanh đó, thở phào nhẹ nhõm khi thấy ổ khoá to tướng còn nằm trơ trên cánh cửa vàng nhợt nhạt. Ông yên chí những quyển sổ dày cộp, mấy cái tủ hồ sơ, vài cái bàn, một cái máy đánh chữ cũ kĩ, lỗi thời, một quạt máy cánh sàn nhạt… vẫn còn nguyên!

Dù không ai thuê, ba tôi cũng trồng một hàng huệ trắng, mấy bui cúc vàng, vài ba cây phù dung hoa đỏ… để làm đẹp nơi này. Ông yêu cái phòng giáo dục nghèo nàn vì yêu chúng tôi, những đứa con sống bằng nghề dạy học. Ba tôi muốn điểm tô cuộc sống lam lũ bằng những giọt mồ hôi thầm lặng.

Dù không ai thuê, chiều nào ba tôi cũng băng ngang lộ, đánh một vòng quanh nghĩa trang liệt sĩ. Ông quét lá vàng bay lạc vào, nhổ những dây cỏ dại ngơ ngác bò lên lối đi lát gạch. Đôi khi, ông nghẹn ngào nhìn một người phủ phục trước mộ bia, mặt úp vào đôi tay, hai vai nhô lên, run rẩy theo tiếng nấc. Trước khi đêm tràn ngập chốn hoang tàn, cô quạnh, ba tôi đốt một bó nhang, cắm vào bình hương của từng ngôi mộ. Những sợi khói mỏng manh, hoà quyện vào nhau, cuống quýt bay lên như những linh hồn chiến sĩ rủ nhau đi hái những vì sao nhấp nháy ẩn hiện phía chân trời.

Ba tôi bằng lòng với công việc không ai thuê đó. Mà dù người ta có thuê, ba tôi cũng từ chối thù lao. Ba tôi sống bằng tiền trợ cấp của Sở Lao động – Thương binh và xã hội dành cho một người lính thương tật. Ai cũng lấy làm lạ và ái ngại cho ông. Người ta chẳng hiểu rồi ông sẽ vượt qua khó khăn bằng cách nào?

Có lẽ hiểu rõ lòng ba tôi chính là những đồng đội, các liệt đã yên nghỉ trong nghĩa trang này. Ông yêu cuộc sống mà ông đã ra sức bảo – vệ. Ông trân trọng những con người đã thật sự hi sinh cho mọi người. Và, ba tôi hi vọng, biết đâu, một trong những nấm mồ khuyết danh ở cuối góc nghĩa trang kia chính là ngôi mộ của một người mà ba yêu quý nhất đời, đã mất tích. Người đó là mẹ tôi!

Mạch Thư Hương

 

HOA HỒNG TẶNG MẸ

Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi sao nó lại khóc.

– Cháu muốn mua một hoa hồng để tặng mẹ cháu – Nó nức nở – nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một hoa hồng đến 2 đôla.

Anh mỉm cười và nói với nó:

– Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.

Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời.

– Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.

Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:

– Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.

Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa, huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.

Ca dao dịch từ internet

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ Văn 9 Tập 1 – Bài 7: Tập làm văn: Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự
Đánh giá bài viết