Số TT Tên văn bản (đoạn trích, tác phẩm) Tác giả Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật
1 Chuyện người con gái Nam Xương Nguyễn Dữ Khẳng định nét đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. Thành công về người mặt dựng truyện, dựng nhân vật, kết hợp cả tự sự, rữ tình và kịch.
2 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Phạm Đình Hổ Đời sống xa hoa vô độ của bạn vua chúa, quan lại phong kiến thời cu Lê chúa Trịnh suy tàn Với thể loại tùy bút ghi chép về những con người, sự việc cụ thể, có thực đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của tác giả về con người và cuộc sống
3 Hoàng Lê nhất thống chí Ngô gia văn phái Tái hiện chân thực, sinh động hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, sự thảm bại của tướng lĩnh nhà Thanh và số phận bị đát của vua  tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân Lối văn trân thuật, chân thực, tôn trọng lịch sử
4 Truyện Kiều Nguyễn Du Là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công tàn bạo là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa; tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người. Là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên tất cả các phương diện ngôn ngữ, thể loại

– Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ.

– Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc, từ dẫn chuyện đến miêu tả thiên nhiên, con người.

 

5 Truyện Lục Vân Tiên Nguyễn Đình Chiểu Lục Vân Tiên – nhân vật chính là nhân vật lí tưởng được tác giả gửi gắm những ước mơ và khát vọng cháy bỏng trong tâm hồn. – Là một truyện kể mang nhiều Tiên Chiểu chất dân gian. Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói.

2.Người phụ nữ qua Chuyện người con gái Nam Xương và qua các trích đoạn Truyện Kiều.

– Số phận bi kịch: đau khổ, oan khuất (Chuyện người con gái Nam Xương), bi kịch điển hình của người phụ nữ (nhân vật Thuý Kiều hội đủ những đau khổ của người phụ nữ trong xã hội xưa mà hai bi kịch lớn nhất là bi kịch tình yêu tan vỡ và bi kịch nhân phẩm).

– Vẻ đẹp người phụ nữ:

+ Vẻ đẹp về nhan sắc, tài năng (Chị em Thúy Kiều).

+ Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất: hiếu thảo, thủy chung son sắt (Vũ Nương, Thúy Kiều), khát vọng tự do, công lí, chính nghĩa (Thúy Kiều).

3. Chủ đề phản ánh hiện thực xã hội phong kiến với bộ mặt xấu xa của giai cấp thống trị:

– Ăn chơi xa hoa, trụy lạc (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh).

– Hèn nhát, thần phục ngoại bang một cách nhục nhã (Quang Trung đại phá quân Thanh).

– Giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm (Mã Giám Sinh mua Kiều).

4. Người anh hùng với lí tưởng đạo đức cao đẹp qua hình tượng Lục Vân Tiên (Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga).

+ Lí tưởng theo quan niệm tích cực của Nho gia: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

+ Lí tưởng theo quan niệm đạo lí của nhân dân: trừng trị cái ác, cứu giúp những người hoạn nạn.

– Người anh hùng dân tộc qua hình tượng Nguyễn Huệ trong Quang Trung đại phá quân Thanh.

+ Lòng yêu nước nồng nàn.

+ Quả cảm, tài trí.

+ Nhân cách cao đẹp.

5. Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du.

– Tóm tắt Truyện Kiều.

6. Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều qua các đoạn trích đã học:

– Khẳng định, đề cao con người (Chị em Thúy Kiều).

– Lên án, tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp lên con người (Mã Giám Sinh mua Kiều).

– Thương cảm trước những đau khổ, bi kịch của con người (Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích).

– Đề cao tấm lòng nhân hậu, đề cao ước mơ công lý chính nghĩa (Thúy Kiều báo ân, báo oán).

7. Thành công nghệ thuật của Truyện Kiều.

– Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên:

+ Trực tiếp miêu tả thiên nhiên.

+ Tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích).

– Nghệ thuật miêu tả nhân vật:

+ Khắc họa ngoại hình nhân vật bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ (Chị em Thúy Kiều).

+ Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ (Mã Giám Sinh mua Kiều).

+ Miêu tả đời sống nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích).

+ Khắc họa tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại (Thúy Kiều báo ân báo oán).

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ Văn 9 Tập 1 – Bài 10: Kiểm tra Truyện trung đại Việt Nam
Đánh giá bài viết