I. Tác giả và đoạn trích

1. Tác giả: Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871), người làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông có điều kiện tiếp xúc với Hán học và tây học nên có tầm nhìn xa, có đầu óc đổi mới.

   Thực dân Pháp xâm lược, Nguyễn Trường Tộ đem hết sức mình ra giúp nước. Nỗ lực của ông thể hiện qua hơn 60 bản điều trần canh tân với bao tâm huyết. Rất tiếc là tâm huyết của ông đối với đất nước đã không thành hiện thực do thời thế và con người. Cuộc đời ông thật ngắn ngủi nhưng ông đã để lại cho hậu thế một tài sản vô giá với biết bao bài học giá trị. 

2. Đoạn trích: Văn bản Xin lập khoa luật được trích trong bản điều trần số 27 của Nguyễn Trường Tộ có tên là Tế cấp bát điều. Đoạn trích nêu rõ nội dung của luật, mối quan hệ của luật đối với các đối tượng trong xã hội và vai trò của luật đối với đời sống con người.

II. Tìm hiểu đoạn trích

1. Quan niệm về luật của Nguyễn Trường Tộ: Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia.

   Tác giả dẫn chứng về việc phương Tây đề cao luật, nhờ đó mà quốc thái dân an. Từ việc này, có thể thấy tác giả rất đề cao luật, đề cao những hiểu biết về luật và khả năng vận dụng luật vào công việc quản lí đất nước.

2. Chủ trương của tác giả đối với pháp luật: Theo Nguyễn Trường . Tộ, kỷ cương, quyền uy, chính lệnh là để duy trì sự tồn tại của đất nước. Vì vậy, tác giả khắng định bất luận quan hay dân mọi người đều phải học luật nước. Luật đã bao trùm lên tất cả. Nếu đất nước không có các bộ luật thì làm sao giữ được kỉ cương phép nước. Từ quan cho đến thứ dân đều phải hiểu và làm theo luật. Xưa đã đúng, nay càng thấy đúng hơn.

3. Quan niệm của tác giả về đạo Nho và pháp luật: Theo tác giả, Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp. Bởi biết rằng đạo làm người không gì bằng trung hiếu, không gì cần thiết bằng lễ nghĩa. Nhưng các sách Nho chỉ nói suông trên giấy, không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng. Bởi vậy xưa nay học đã nhiều mà mấy ai đổi được tâm tính, sửa được lỗi lầm? Hơn thế, từ xưa đến nay các vua chúa nắm quyền thống trị cứu nước giúp đời đều nhờ hiểu luật, còn các sách vở khác cũng chỉ là phụ thuộc. Nếu trong nước không có luật thì dù có vạn quyển sách cũng không thể trị dân được.

4. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật: Dù tác giả tỏ ra đề cao luật pháp, nhưng theo ông, luật pháp và đạo đức gắn bó chặt chẽ với nhau. Tác giả khẳng định: nếu bảo luật chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi, thế là không biết rằng trái luật là tội, giữ đúng luật là đức. Nếu tận dụng cái lẽ công bằng trong luật mà xử thì mọi quyền, pháp trong luật đều là đạo đức. Có cái đức nào lớn hơn chí công vô tư không… Như vậy, theo tác giả, cái đức của pháp luật chính là lẽ công bằng, chí công vô tư.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ Văn 11-Bài 7. Xin lập khoa luật
Đánh giá bài viết