1. Các thành ngữ trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương

– Một duyên hai nợ: tác giả tự coi mình là nợ đời của bà Tú, duyên thì ít mà nợ thì nhiều.

– Năm nắng mười mưa: chỉ sự vất vả, cực nhọc, dãi dầu mưa nắng.

   Hai thành ngữ trên phối hợp với nhau và phối hợp với các cụm từ có ý nghĩa gần giống thành ngữ như lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước đã khắc họa được hình ảnh bà Tú vất vả, tần tảo, đảm đang, tháo vát trong việc mưu sinh cho cả gia đình.

   Cách biểu hiện của thành ngữ rất đơn giản, ngắn gọn nhưng nội dung lại đầy đủ, sinh động, diễn tả được nhiều ý nghĩa khác nhau.

2. Giá trị nghệ thuật của các thành ngữ trong Truyện Kiều

– Thành ngữ Đầu trâu mặt ngựa: biểu hiện được tính chất hung hãn, dã man của bọn nha lại trong hoàn cảnh gia đình Kiều bị vu oan.

– Thành ngữ Chim lồng cả chậu: biểu hiện cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do, mặc dù vẻ ngoài của cuộc sống tỏ ra hào nhoáng, hoa mĩ.

– Thành ngữ Đội trời đạp đất: biểu hiện được lối sống và hành động tự do, không chịu sự bó buộc và khuất phục trước quyền uy. Thành ngữ này nói về khí phách của người con trai trong xã hội phong kiến.

3. Điển cố trong bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến Nội dung hai điển cố trong bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến: 

– Giường kia: gợi lại câu chuyện về Trần Phồn đời Hậu Hán dành riêng cho bạn là Tử Trĩ một chiếc giường khi bạn đến chơi, bạn về thì treo giường lên.

– Đàn kia: gợi lại chuyện Chung Tử Kì nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được ý tưởng của người đánh đàn. Sau khi Tử Kì chết, Bá Nha cũng không đánh đàn nữa vì cho rằng không còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình.

Về điển cố:

– Điển cố không có tính chất cố định về cấu tạo như thành ngữ nhưng cũng mang tính cụ thể, xuất phát từ những sự kiện hoặc sự tích cụ thể trong quá khứ để nói về những điều trong cuộc sống hiện tại. Điển cố thường có hình thức ngắn gọn, nhưng ý nghĩa lại hàm súc.

– Trong các văn bản cổ, điển cố được sử dụng khá phổ biến. Ngày nay, trong các văn bản chúng ta vẫn có thể thấy xuất hiện những điển cố mới, tuy nhiên không phổ biến. Việc sử dụng điển cố đòi hỏi tác giả phải là người có vốn sống, có tri thức về lịch sử, văn hóa phong phú.

4. Giá trị các điển cố của đoạn trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

– Ba thu: Kinh Thi có câu Nhất nhật bất biến như tam thu hề (Một ngày không nhìn thấy mặt nhau dài lâu như ba mùa thu). Nguyễn Du sử dụng điển cố này để nói về sự tương tư của Kim Trọng đối với Thúy Kiều: một ngày không gặp mặt nhau có cảm giác như ngày đó bằng ba năm.

– Chín chữ: Kinh Thi kể chín chữ nói về công ơn của cha mẹ đối với con cái: sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc. Thúy Kiều nghĩ đến công lao của cha mẹ đối với mình, mà Kiều thì sống nơi đất khách, chưa có dịp đền đáp công lao của cha mẹ.

– Liễu Chương Đài: Gợi chuyện xa xưa của người đi làm quan ở xa, viết thư về thăm vợ con với câu: Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanhNay có còn không – Hay là tay khác đã pin bẻ mất rồi. Nguyễn Du mượn điển cố để diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều khi nàng nghĩ đến cảnh Kim Trọng trở về chốn hẹn xưa thì Kiều đã thuộc về người khác.

– Mắt xanh: Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì khi tiếp, mắt xanh lên, không ưa ai thì mắt trắng. Nguyễn Du sử dụng điển cố này để nói về cách nhìn nhận của Từ Hải về phẩm giá của nàng Kiều, mặc dù phải sống trong chốn lầu xanh, phải tiếp nhiều khách làng chơi, nhưng nàng chưa hề quý ai.

5. Bài tập 5, 6, 7, các em tự làm trên cơ sở tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ, điển cố.

Bài tham khảo

BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC

   “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy.. Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hồng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

   Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trận cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học.

   Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng hiểu nhiều rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.

   Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.

   Đó là mấy điều, thành thật xin dâng. Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét.

   Kẻ hèn thần cung kính tấu trình.

(Nguyễn Thiếp, theo La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, tập II, NXB Giáo dục)

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ Văn 11-Bài 6. Thực hành về thành ngữ, điển cố
Đánh giá bài viết