Đề 1. (Thời gian làm bài 60 phút)

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1. Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương được Phan Bội Châu sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Khi ông ra Bắc để kết giao đồng chí chuẩn bị cho sự ra đời của tổ chức Duy Tân hội.

B. Khi ông chuẩn bị đưa Cường Để – minh chủ của Duy Tân hội – sang Nhật Bản học tập.

C. Khi ông bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế, bài thơ là tâm sự của tác giả về những ngày còn hoạt động cách mạng.

D. Khi ông chuẩn bị lên đường sang Nhật cầu viện, bài thơ này được ông làm để từ giã bạn bè, đồng chí.

2. Người của hai thế kỉ là cụm từ Hoài Thanh dùng để nói về nhà | thơ nào dưới đây?

A. Tản Đà                                           C. Xuân Diệu

B. Anh Thơ                                         D. Nguyễn Bính

3. Bài thơ Hầu trời của Tản Đà thể hiện khát vọng gì của ông?

A. Khát vọng lưu danh ngàn đời qua những áng thơ hay.

B. Khát vọng thay đổi số phận bằng chính cuộc đời thơ.

C. Khát vọng khẳng định chính mình trong cuộc sống.

D. Khát vọng được một lần lên trời để ngắm cảnh tiên bồng.

4. Tập thơ nào dưới đây là sáng tác của Xuân Diệu?

A. Ngày hằng sống, ngày hằng thơ

B. Gửi hương cho gió

C. Chơi giữa mùa trăng

D. Nhật kí trong tu.

5. Cảm xúc trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận được hình thành từ chi tiết nào?

A. Cảnh nhộn nhịp của một làng chài nghèo ven sông.

B. Sự diệu kì dòng sông quê hương.

C. Cảnh sông nước mênh mông

D. Khung cảnh vắng vẻ, đìu hiu của làng quê.

6. Bài thơ Từ ấy được Tố Hữu sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Vào năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

B. Vào năm 1938, khi tác giả được kết nạp vào Đảng Cộng sản.

C. Vào năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám thắng lợi.

Vào năm 1975, khi đất nước thống nhất.

7. Khổ thơ:

                         Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

                         Mặt trời chân lí chói qua tim

                         Hồn tôi là một vườn hoa lá

                         Rất đậm hương và rộn tiếng chim ca.

thể hiện tâm trạng nào của Tố Hữu?

A. Hân hoan, phấn khởi chào đón mùa hạ.

B. Hạnh phúc của một tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên.

C. Hạnh phúc khi được sống với thi ca.

D. Vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cách mạng.

8. Cảm hứng thơ của Nguyễn Bính hình thành từ:

A. Thơ văn thời Trung đại ở Việt Nam.

B. Văn học phương Tây, nhất là văn học Pháp.

C. Thơ Trung Quốc, đặc biệt là thơ Đường.

D. Văn học dân gian và hồn thơ dân tộc.

9. Nội dung trong các sáng tác của nhà văn Nga A.X. Pu-skin thể hiện điều gì?

A. Cuộc sống bình dị, đơn giản mà tươi đẹp và tràn đầy hạnh phúc của người dân Nga.

B. Tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu.

C. Hoài bão và chí khí của người nam nhi khi sống trong trời đất.

D. Niềm thương cảm đối với số phận của những nông dân trong chế độ nông nô ở Nga. 

10. Tấm lòng vị tha, nhân hậu của A.X. Pu-skin được thể hiện qua hai câu nào trong bài thơ Tôi yêu em?

A. Tôi yêu em: đến nay chừng có thể,
    Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai.

B. Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
    Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

C. Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
    Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen. 

D. Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
    Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

11. Tác phẩm Người trong bao của A.P. Sê-khốp được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Vào năm 1898, khi xã hội Nga đang nghẹt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ XIX.

B. Vào năm 1914, khi Nga tham gia chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

C. Vào năm 1917, khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga tiến lên chủ nghĩa xã hội.

D. Vào năm 1941, khi Đức tấn công Liên Xô buộc Liên Xô phải tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

12. Sáng tác nào của R.Ta-go mang lại cho ông giải Nô-ben văn học?

A. Tập Thơ Dâng                   C. Tập thơ Người làm vườn

B. Bài thơ số 28                     D. 12 bộ tiểu thuyết

13. Câu nào dưới đây nói chính xác về các thành phần của câu?

A. Nghĩa sự việc và nghĩa hàm ẩn.

B. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.

C. Nghĩa tình thái và nghĩa hàm ẩn.

D. Nghĩa tường minh và nghĩa sự việc.

14. Nghĩa sự việc được biểu hiện qua các từ ngữ nào trong câu sau:

Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!

A. Dạ bẩm, thế ra.                   C. Y văn võ đều có tài cả.

B. Chà chà.                              D. Dạ bẩm, thế ra, chà chà.

15. Chúng ta thường sử dụng thao tác lập luận bác bỏ khi nào?

A. Khi bắt gặp những ý kiến sai lầm.

B. Khi bắt gặp những lời nói, bài viết lệch lạc, thiếu chính xác.

C. Khi bắt gặp một cách lập luận thiếu khoa học. 

D. Tất cả các tình huống trên.

16. Trường hợp nào dưới đây không cần viết tiểu sử tóm tắt?

A. Thuyết minh về các danh nhân.

B. Khi một vị lãnh tụ từ trần.

C. Tự ứng cử vào một chức vụ nào đó trong cơ quan Nhà nước.

D. Giới thiệu người ứng cử vào một chức vụ nào đó trong cơ quan Nhà nước.

B. TỰ LUẬN (6 điểm)

Phân tích bài thơ Chiều tối trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.

Đề 2. (Thời gian làm bài 60 phút)

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1. Ông già bến Ngự là cụm từ dùng để chỉ cuộc đời Phan Bội Châu trong giai đoạn nào?

A. Khi ông đỗ Giải nguyên trường Nghệ (1900)

B. Khi ông chuẩn bị thành lập Duy Tân hội (1904)

C. Khi ông xúc tiến phong trào Đông Du (1905)

D. Khi ông bị Pháp giam lỏng ở Huế (1926 – 1940)

2. Câu nào dưới đây nói về giọng thơ của Xuân Diệu? 

A. Hồn nhiên, trong sáng nhưng giàu cảm xúc.

B. Sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

C. Chan chứa tình yêu thương nhân loại.

D. Sâu lắng, nhẹ nhàng, bay bổng.

3. Câu nào dưới đây nói đúng về nghĩa của từ vội vàng trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu?

A. Là sự hối tiếc những năm tháng sống không có ý nghĩa, đồng thời là sự chia sẻ kinh nghiệm sống của tác giả.

B. Là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình.

C. Là lời thúc giục con người sống sao cho xứng đáng với sự mong đợi của đất nước.

D. Là lời kêu gọi tuổi trẻ sống cho trọn tuổi thanh xuân vì lí tưởng của bản thân mình.

4. Nhà thơ Huy Cận từng tham gia vào sự kiện lịch sử có tính chất trọng đại nào dưới đây?

A. Tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).

B. Tham gia thành lập Mặt trận Việt Minh (1941).

C. Có mặt trong phái đoàn của chính phủ Việt Nam trong buổi lễ thoái vị của vua Bảo Đại (1945).

D. Tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ về Việt Nam (1954).

5. Bài thơ nào dưới đây không nằm trong tập Nhật kí trong tù của – Hồ Chí Minh?

A. Tin thắng trận                  C. Lai Tân 

B. Chiều tối                          D. Giải đi sớm

6. Những câu thơ:

                        Tôi đã là con của bạn nhà

                        Là em của bạn kiếp phôi pha

                        Là anh của bạn đầu em nhỏ

                        Không áo cơm, cù bất cù bơ.

có trong bài thơ nào?

A. Từ ấy                                        C. Hầu trời

B. Tương tư                                  D. Tràng giang

7. Câu nào dưới đây không nói về bài thơ Tôi yêu em của nhà thơ A.X. Pu-skin?

A. Cảm hứng bài thơ được lấy từ mối tình của tác giả đối với người con gái A.A Ô-lê-nhi-na.

B. Bài thơ là tình cảm trong sáng, chân thành của tác giả dành cho người mình yêu.

C. Bài thơ được tác giả đề tên là “Tôi yêu em”.

D. Là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của A.X. Pu-skin.

8. Tác giả R.Ta-go sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu thơ:

           Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh

           Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.

A. Hoán dụ                                 C. Ấn dụ

B. So sánh                                   D. Nhân hóa

9. Qua truyện Người trong bao, tác giả A.P. Sô-khốp muốn phê phán những đối tượng nào trong xã hội?

A. Những người có lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ.

B. Những người sống trên sức lao động của người khác.

C. Những người bịp bợm, sống buông thả.

D. Những người sống thực dụng, coi trọng vật chất.

10. Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, tác giả Huy-gô quan niệm chết tức là:

A. Đi vào cuộc sống không còn bất công.

B. Đi vào bầu ánh sáng vĩ đại.

C. Đi vào cõi vĩnh hằng.

D. Lần tránh chốn trần gian.

11. Tác phẩm nào dưới đây đánh dấu sự ra đời học thuyết của Các Mác?

A. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

B. Đấu tranh giai cấp ở Pháp

C. Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen

D. Tư bản (tập 1)

12. Trong số những tác phẩm được giới thiệu trong chương trình học kì II, tác phẩm nào thuộc thể loại phê bình văn học?

A. Về luân lí xã hội Đông Tây của Phan Châu Trinh.

B. Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh.

C. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác của Ăng-ghen.

D. Người trong bao của Sô-khốp.

13. Câu nào dưới đây nói về nghĩa sự việc của câu?

A. Là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.

B. Là thành phần nghĩa ứng với nội dung mà câu đề cập đến.

C. Là thành phần làm chủ ngữ trong câu.

D. Là thành phần có vai trò chính trong câu.

14. Khi gặp quan niệm nào dưới đây thì chúng ta không cần lập luận bác bỏ?

A. Học sinh phải biết hút thuốc lá, nhuộm tóc, đến vũ trường thì mới sành điệu.

B. Trong học tập chỉ cần học giỏi một vài môn là được.

C. Đánh giá của Hoài Thanh về Xuân Diệu: “Nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới”.

D. Văn chương không cần quan tâm đến vấn đề phục vụ con người mà chỉ chú ý đến vấn đề nghệ thuật.

15. Từ nào trong câu “Tôi đang ăn cơm” là hư từ:

A. Tôi                                           C. Ăn

B. Đang                                       D. Cơm

16. Câu nào dưới đây không phải là yêu cầu khi bình luận?

A. Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được

B. Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá của mình là – xác đáng.

C. Có những lời bàn luận sâu rộng về chủ đề bình luận.

D. Lời lẽ bình luận phải đanh thép, chứng cứ phải hùng hồn.

B. TỰ LUẬN (6 điểm)

  Trình bày nhận thức của anh (chị) về phong cách thơ Huy Cận trong phong trào Thơ mới nói chung và qua bài Tràng giang nói riêng.

Đề 3. (Thời gian làm bài 60 phút)

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1. Trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương, Phan Bội Châu đã thể hiện tư tưởng đoạn tuyệt với những tư tưởng xưa cũ. Tư tưởng ấy được thể hiện qua câu thơ nào?

A. Trong khoảng trăm năm cần có tớ.

B. Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài.

C. Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

D. Muốn vượt bể Đông theo cánh gió.

2. Sự nuối tiếc mùa xuân, tuổi trẻ của Xuân Diệu thể hiện ngay khi mùa xuân, tuổi trẻ đang hiện hữu được thể hiện qua câu nào trong bài thơ Vội vàng?

A. Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

B. Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn.

C. Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.

D. Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua.

3. Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài là câu tựa cho bài thơ nào?

A. Chiều xuân của Anh Thơ.

B. Tràng giang của Huy Cận.

C. Tương tư của Nguyễn Bính.

D. Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

4. Bài Đây thôn Vĩ Dạ được in trong tập thơ nào của Hàn Mặc Tử?

A. Chơi giữa mùa trăng (1940)

A. Quần tiên hội (1940)

C. Thượng thanh kí (1939)

D. Thơ Điên (1938), về sau đổi thành Đau thương

5. Bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh cùng thể thơ với bài thơ nào dưới đây?

A. Lai Tân                               C. Chiều xuân

B. Tương tư                            D. Tôi yêu em

6. Bút pháp nghệ thuật nào được Hồ Chí Minh sử dụng trong bài thơ Chiều tối?

A. Bút pháp hiện thực.                 C. Bút pháp tả cảnh ngụ tình.

B. Bút pháp lãng mạn.                 D. Bút pháp gợi tình tả cảnh.

7. Mặt trời của thi ca Nga là cụm từ dùng để nói về tác giả nào?

A. A.X. Pu-skin                       C. A.P. Sô-khốp

B. R. Ta-go                             D. V. Huy-gô

8. Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền được trích từ tác phẩm nào của V. Huy-gô?

A. Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831)          C. Tia sáng và bóng tối (1840).

B. Những người khốn khổ (1862)        D. Chín mươi ba (1874)

9. Câu nào dưới đây không nói về đặc điểm trong thơ văn của Phan Châu Trinh?

A. Văn chính luận đậm chất hùng biện, lập luận chặt chẽ, đanh thép.

B. Thơ dạt dào cảm xúc về đất nước, đồng bào.

C. Thơ văn thấm nhuần tư tưởng yêu nước, tinh thần dân chủ.

D. Hiện lên trong các sáng tác của Phan Châu Trinh là tinh thần phản kháng mạnh mẽ đối với thực dân Pháp.

10. Câu nào dưới đây nói về giọng điệu trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu?

A. Hào hùng, khí thế, đầy nhiệt huyết.

B. Nhẹ nhàng, truyền cảm.

C. Trầm lắng, mang âm hưởng buồn.

D. Bi ai, sầu thảm.

11. Thi sĩ của đồng quê là tên gọi khác của nhà thơ nào?

A. Nguyễn Bính                                  C. Xuân Quỳnh

B. Hoàng Cầm.                                  D. Anh Thơ

12. Câu nào dưới đây nói về số lượng bài thơ và chữ viết trong tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh?

A. Gồm 34 bài – được viết chủ yếu theo thể thơ tứ tuyệt.

B. Gồm 134 bài – được viết chủ yếu theo thể thơ tứ tuyệt.

C. Gồm 134 bài – được viết chủ yếu theo thể thơ song thất lục bát.

D. Gồm 135 bài – được viết chủ yếu theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

13. Câu nào dưới đây trả lời đầy đủ và chính xác về nội dung của nghĩa tình thái trong câu?

A. Thái độ, sự đánh giá của người nói được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.

B. Thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.

C. Thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc được đề cập đến  trong câu hoặc đối với người nghe.

D. Thái độ, sự đánh giá của người nói đối với người nghe.

14. Câu nào dưới đây nêu đầy đủ và chính xác các đặc điểm về ngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ chính luận?

A. Nhiều từ ngữ chính trị, câu văn chuẩn mực, gần với phán đoán và suy luận lôgíc; sử dụng các biện pháp tu từ để giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn.

B. Nhiều từ ngữ chính trị; ngữ điệu linh hoạt; sử dụng các biện pháp tu từ để giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn.

C. Câu văn chuẩn mực, gần với phán đoán và suy luận lôgíc; sử dụng các biện pháp tu từ để giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn; ngữ điệu linh hoạt.

D. Nhiều từ ngữ chính trị; sử dụng các biện pháp tu từ để giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn.

15. Từ nào trong câu sau đây mang nghĩa tình thái trong câu?

Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi.

A. Trường kì                         C. Nhất định

B. Kháng chiến                     D. Thắng lợi

16. Câu nào dưới đây không phải là đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận?

A. Tính công khai về quan điểm chính trị.

B. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy nghĩ.

C. Tính truyền cảm và thuyết phục.

D. Tính biểu cảm và ước lệ.

C. TỰ LUẬN (6 điểm).

   Bài thơ Vội vàng là “lời giục hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ” của Xuân Diệu. Qua bài thơ Vội vàng hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ Văn 11-Bài 35. Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Đánh giá bài viết