I. Mục đích – yêu cầu

– Củng cố những kiến thức và kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận đã học.

– Vận dụng các thao tác lập luận đã học để viết được một văn bản nghị luận ngắn về một hiện tượng, vấn đề gần gũi, quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học.

II. Luyện tập. Giải các bài tập trong sách giáo khoa.

Bài tập 1. Đọc đoạn trích “Những ảnh hưởng của thơ Pháp đối với các nhà thơ Việt Nam” trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi.

a. Đoạn trích viết về vấn đề ảnh hưởng của thơ văn Pháp đối với các nhà thơ mới của Việt Nam trong những năm 30 của thế kỉ XX. Tác giả đã trình bày vấn đề theo những luận điểm sau:

– Thơ văn Pháp không làm mất bản sắc Việt Nam.

– Trong nghệ thuật, ảnh hưởng không phải là mô phỏng mà thực chất là học tập, tiếp thu một cách sáng tạo có cải biến, chuyển cái của người khác thành cái của chính mình, hồn thơ Pháp hễ chuyển được vào thơ Việt là đã Việt hóa hoàn toàn.

– Ảnh hưởng bao giờ cũng thông qua chủ thể thẩm mĩ nên sự ảnh hưởng của thơ Pháp đối với các nhà thơ Việt Nam bao giờ cũng có những kiểu riêng, không giống nhau, tùy theo cái nhìn, cái cảm nhận qua con mắt thẩm mĩ của từng người mà sự ảnh hưởng đó được biểu hiện ở những khía cạnh khác nhau. 

– Những sự mô phỏng rập khuôn, máy móc, cứng nhắc sẽ ngay lập tức bị đào thải; sự mô phỏng cần có những sáng tạo phù hợp với đặc điểm riêng của văn hóa từng nước.

b. Thao tác chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn văn là thao tác lập luận so sánh. Mục đích sử dụng thao tác này là nhằm làm nổi bật những nét riêng trong thơ của các nhà thơ Việt Nam, dù chịu ảnh hưởng của thơ Pháp nhưng thơ của các nhà thơ Việt Nam vẫn có những nét riêng độc đáo. Ngoài thao tác lập luận so sánh, tác giả còn kết hợp với thao tác lập luận bình luận để đưa vấn đề bàn bạc, mở rộng hơn, tạo hiệu quả hơn (chủ yếu được sử dụng ở đoạn cuối).

c. Tùy theo nội dung, chủ đề, mục đích của văn bản mà chúng ta chọn các thao tác lập luận cho phù hợp, không nhất thiết một đoạn văn chỉ sử dụng một thao tác lập luận hoặc phải sử dụng nhiều thao tác. Nếu chỉ sử | dụng một thao tác sẽ làm bài viết khô khan, không hấp dẫn… nhưng nê dụng quá nhiều thao tác không hợp lí sẽ làm bài văn trở nên sa đà, mất phương hướng… Do đó, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể mà có sự vận dụng khác nhau.

Bài tập 2. Đọc văn bản “Nhẫn nhịn – phẩm chất của kẻ mạnh” và trả lời các câu hỏi.

a. Trong văn bản này, tác giả đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận gồm: thao tác lập luận phân tích, thao tác lập luận so sánh, thao tác lập, luận bình luận, thao tác lập luận bác bỏ. (Học sinh tự đọc văn bản và lấy dẫn chứng chứng minh). 

b. Các thao tác lập luận trên được sử dụng phối hợp với nhau một cách hài hòa, nhuần nhuyễn tạo nên hiệu quả cao trong việc làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ra.

– Mở đầu, tác giả sử dụng thao tác lập luận bác bỏ: bác bỏ quan niệm nhẫn nhịn là hình ảnh một kẻ yếu đuối cúi đầu cam chịu một kẻ khác đang lăng nhục, xỉ vả mình để đặt ra vấn đề một cách ấn tượng bằng cách phản bác lại điều đó: nhẫn nhục là phẩm chất lớn của con người được tôi luyện trong hoàn cảnh khắc nghiệt.

– Đoạn tiếp theo, tác giả sử dụng thao tác lập luận phân tích để triển khai vấn đề trên thông qua 3 khía cạnh:

• Nhẫn nhịn chinh phục tự nhiên.

• Nhẫn nhịn chinh phục xã hội.

• Nhẫn nhịn chinh phục chính bản thân mình.

– Trong quá trình sử dụng thao tác lập luận phân tích, tác giả đã phối hợp sử dụng thao tác bình luận để đưa ra những nhận định, đánh giá của bản thân một cách thuyết phục.

   Các bài tập tiếp theo đều là những dạng bài tập yêu cầu sự tư duy, sáng tạo, tự giải quyết vấn đề đã nêu. Học sinh căn cứ vào những hướng dẫn cụ thể trong sách giáo khoa để làm các bài tập này.

Đề bài và dàn ý tham khảo

Lập dàn ý về đề tài “Bàn về sự nôn nóng”.

– Đặt vấn đề: học sinh có thể sử dụng thao tác so sánh để đặt vấn đề theo kiểu phản đề.

– Giải thích: thế nào là sự nôn nóng? Biểu hiện của sự nôn nóng? (có thể lấy những ví dụ cụ thể sử dụng thao tác lập luận phân tích để phân tích các ví dụ đã nêu).

– Nêu lên sự khác biệt giữa thái độ nôn nóng và thái độ thờ ơ, thản nhiên (sử dụng thao tác lập luận so sánh để làm nổi bật vấn đề).

– Tác hại của sự nôn nóng?

– Phương pháp rèn luyện nhằm giảm bớt tính cách nôn nóng là gì? (có thể sử dụng thao tác lập luận bình luận).

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ Văn 11-Bài 32. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
Đánh giá bài viết