I. Kiến thức cơ bản

   Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.

1. Các phương tiện diễn đạt

a. Về từ ngữ: Văn bản chính luận sử dụng nhiều từ ngữ chính trị.

b. Về ngữ pháp:

– Câu văn trong văn bản chính luận cần có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán lôgíc trong một hệ thống lập luận, các câu văn liên kết với nhau một cách chặt chẽ, hợp lí, liền mạch.

– Các câu văn thường sử dụng những câu phức hợp với các từ ngữ có ý nghĩa liên kết như: do vậy, bởi thế, tuy… nhưng, vì lẽ đó… cho nên…

c. Về biện pháp tu từ: Ngôn ngữ chính luận cũng cần sử dụng các biện pháp tu từ để làm bài viết, bài nói chuyện thêm sinh động, hấp dẫn, tạo ấn tượng sâu sắc… cho người đọc, người nghe.

2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

a. Tính công khai về quan điểm chính trị

– Ngôn ngữ chính luận không chỉ có chức năng thông tin khách quan mà còn thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ chính trị một cách công khai, dứt khoát của người viết.

– Muốn thực hiện tốt các điều đó đòi hỏi từ ngữ sử dụng phải được cân nhắc kĩ càng, đặc biệt là những từ ngữ thể hiện lập trường, quan điểm, tư tưởng chính trị của người viết, người nói.

b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận

   Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận trong văn bản chính luận được thể hiện ở hệ thống lập luận chặt chẽ, lôgíc; cách viết câu ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu; và sử dụng các từ ngữ liên kết hợp lí, khoa học.

c. Tính truyền cảm, thuyết phục

– Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó. Đó chính là giá trị lập luận của văn bản chính luận.

– Tính truyền cảm, thuyết phục trong văn bản chính luận được thể hiện ở giọng văn hùng hồn tha thiết, bộc lộ rõ nhiệt tình của người viết. Đối với người diễn thuyết thì nghệ thuật hùng biện là điều quan trọng để truyền cảm, thuyết phục; trong đó, giọng nói được coi là phương tiện cần thiết để hỗ trợ cho lí lẽ, ngôn từ.

II. Luyện tập

Bài tập 1. Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong đoạn văn chính luận.

Gợi ý: Học sinh chú ý phân tích biện pháp điện từ “ai” được sử dụng đến 3 lần có tác dụng gì? (Nhấn mạnh vai trò, nghĩa vụ của mỗi người dân trong sự nghiệp chống giặc, đánh giặc với bất kì vũ khí gì có được trong tay).

Bài tập 2. Học sinh cần phải tóm tắt được ý mà Bác Hồ muốn nhắn gửi trong đoạn văn trên và căn cứ vào ý đó để viết thành một đề cương.

Gợi ý: Ý chính mà các em cần khai thác là vai trò quan trọng của việc học và nhiệm vụ của học sinh nước ta đối với đất nước.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ Văn 11-Bài 31. Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)
Đánh giá bài viết