I. Những kiến thức cơ bản

1. Mục đích của tiểu sử tóm tắt

– Tiểu sử tóm tắt là một văn bản thông tin khách quan, trung thực về những nét cơ bản cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân nào đó.

– Tiểu sử tóm tắt nhằm mục đích giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp, những cống hiến của cá nhân được đề cập. Những nét hiểu biết đó tạo điều kiện thuận lợi cho những người quan tâm đến cá nhân đó căn cứ vào để sắp xếp công việc, phân công nhiệm vụ hợp lí… Đối với các nhà văn, nhà thơ, nắm bắt được tiểu sử của họ giúp người đọc có cơ sở hiểu đúng, hiểu sâu sắc hơn các sáng tác của họ. 

2. Những yêu cầu của tiểu sử tóm tắt

– Thông tin phải khách quan, chính xác. Bản tiểu sử tóm tắt phải ghi chép cụ thể, chính xác những số liệu, mốc thời gian, thành tích đóng góp nổi bật của người được ghi tiểu sử.

– Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt.

– Văn phòng trong bản tiểu sử tóm tắt cần cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ.

3. Cách thức viết tiểu sử tóm tắt

a. Chọn tài liệu: Chọn tài liệu phải đáp ứng các nội dung sau:

– Giới thiệu về nhân thân: tên tuổi, quê quán, nguồn gốc xuất thân…

– Trình độ học vấn, quá trình rèn luyện đạo đức, phẩm chất, tài năng…

– Quá trình công tác hay còn gọi là hoạt động xã hội: thời gian, nơi . công tác, chức vụ

– Những đóng góp, thành tựu tiêu biểu của người được giới thiệu.

– Đánh giá chung về quá trình công tác, những đóng góp của người đó đối với xã hội.

b. Tiến hành viết tiểu sử tóm tắt: Sau khi sưu tầm đầy đủ tài liệu về người muốn viết, chúng ta tiến hành viết tiểu sử tóm tắt như sau:

– Sắp xếp các tài liệu theo một trình tự hợp lí, khoa học, hết phần này đến phần khác: nhân thân – hoạt động xã hội – những đóng góp, thành tựu tiêu biểu – đánh giá, nhận xét.

– Trong mỗi phần cần viết rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, cô đọng.

– Đối với phần đánh giá cần thu thập những ý kiến đánh giá của một số người để minh họa, làm bài viết thêm sinh động, và cuối cùng là đưa ra ý kiến đánh giá của bản thân người viết. Khi đánh giá, chúng ta cần cân nhắc, lựa chọn kĩ lưỡng để đưa ra những đánh giá thỏa đáng, đúng đắn nhất.

II. Luyện tập. Muốn giải được các bài tập này, học sinh cần nắm vững những kiến thức cơ bản bên trên và sau đó tiến hành áp dụng để giải quyết các vấn đề đã đặt ra. 

Bài tập 1. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào cần viết tiểu sử tóm tắt? 

a. Thuyết minh về các danh nhân.

b. Tự ứng cử vào một chức vụ nào đó trong cơ quan nhà nước hoặc đoàn thể.

c. Giới thiệu người ứng cử vào một chức vụ nào đó trong cơ quan nhà nước hoặc đoàn thể.

d. Giới thiệu một vị lãnh đạo cấp cao của nước ngoài sang thăm nước ta.

e. Khi một vị lãnh đạo từ trần.

– Trường hợp a không cần viết tiểu sử tóm tắt.

– Các trường hợp cần viết tiểu sử tóm tắt là b, c, d, e.

– Học sinh nêu ra các lí do giải thích vì sao lại lựa chọn như thế.

Bài tập 2. Hãy cho biết những điểm giống và khác nhau giữa văn bản tiểu sử tóm tắt với các văn bản khác như điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh.

– Tiểu sử tóm tắt thường gồm các phần như nhân thân, hoạt động xã hội, những đóng góp, đánh giá. Văn phong sử dụng thường phải cô đọng, rõ ràng, không sử dụng các biện pháp tu từ.

– Các văn bản như điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh có thể sử dụng tiểu sử tóm tắt ở những vị trí thích hợp, tùy theo yêu cầu của từng văn bản; tuy nhiên, các văn bản này không chỉ sử dụng tiểu sử tóm tắt mà còn có thêm các phần khác, cụ thể như sau:

• Điếu văn: ngoài tiểu sử tóm tắt còn có thêm phần thương tiếc và biết | ơn người đã khuất; phần này thường dài hơn và sâu hơn tiểu sử tóm tắt.

• Sơ yếu lí lịch: trong phần nhân thân cần kê khai nhiều hơn, kĩ hơn . không chỉ về bản thân mà còn kê khai về nhân thân của những người trong gia đình như: bố mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cái… Ngoài ra còn kê khai thành phần giai cấp, quan hệ xã hội. Riêng phần tự đánh giá ở đây là bản thân người được tóm tắt tự đánh giá về những ưu, khuyến điểm của bản thân mình.

• Thuyết minh: sử dụng tiểu sử tóm tắt như một bộ phận, một tài liệu trong số nhiều tài liệu của văn bản thuyết minh.

Bài tập 3. Hãy viết tiểu sử tóm tắt của một nhà văn, nhà thơ được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

Gợi ý: Học sinh tự chọn một tác giả, căn cứ vào những tư liệu trong sách và có thể sưu tầm thêm nhiều tư liệu bên ngoài liên quan đến tác giả mình muốn viết; sắp xếp tư liệu theo trình tự đã học và sau đó viết thành một bài tiểu sử tóm tắt hoàn chỉnh. 

Các bài tham khảo

NHÀ VĂN TÔ HOÀI 

   Tô Hoài sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 tại thị trấn Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội; tên khai sinh là Nguyễn Sen. 

   Tô Hoài tham gia cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám (1945). Tổ chức mà ông tham gia là Hội Ái hữu công nhân, Hội Văn hóa cứu quốc. Từ năm 1945 đến năm 1958, Tô Hoài làm phóng viên rồi làm chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc. Trong thời gian đó, từ năm 1957 đến năm 1958, ông làm Tổng Thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1958 là Phó Tổng Thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1986, ông là Chủ tịch hội Văn nghệ Hà Nội.

   Trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, Tô Hoài đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ với hơn 150 tác phẩm khác nhau. Trong đó có nhiều tác phẩm nổi bật như truyện dài Dế Mèn phiêu lưu kí (1941), tiểu thuyết Quê người (1943), tiểu thuyết Truyện Tây Bắc (1954), tiểu thuyết Miền Tây (1960), hồi kí Tự truyện (1965), tiểu thuyết Quê nhà (1970), hồi kí Cát bụi chân ai (1975), Tuyển tập Tô Hoài (3 tập, 1993), Tuyển tập truyện ngắn Tô Hoài (3 tập, 1994), Tuyển tập viết cho thiếu nhi (2 tập, 1994)…

   Với sự cống hiến của mình, Tô Hoài đã được tặng nhiều giải thưởng khác nhau. Giải Nhất tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam vào năm 1956 với tiểu thuyết Truyện Tây Bắc, giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội vào năm 1970 với tiểu thuyết Quê nhà, Giải thưởng Hội Nhà văn Á Phi năm 1970 với tiểu thuyết Miền Tây, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật năm 1996.

NHÀ VĂN VÕ QUẢNG

   Võ Quảng sinh năm 1920 tại Đại Hòa, Đại Lộc, Quảng Nam. Ông là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi và từng là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

   Võ Quảng tham gia cách mạng lúc mới mười lăm tuổi, khi chính thức gia nhập tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế. Năm 1939, ông làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, Võ Quảng bị bắt giam ở nhà giam Thừa Phủ (nơi nhà thơ Tố Hữu cũng bị giam). Một thời gian sau, ông | bị đưa đi quản thúc vô thời hạn tại xã Đại Hòa. Trong thời gian Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng, sau đó làm Phó Chủ tịch Ban Kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Năm 1947, ông làm Hội thẩm Chính trị, tương đương với Phó Chánh án, Tòa án Quân sự miền Nam Việt Nam. Từ năm 1948 đến năm 1955, làm ủy viên Ban Thiếu niên Nhi đồng Trung ương. Trong thời gian này ông còn phụ trách Nhà xuất bản Kim Đồng và xưởng phim hoạt hình. Năm 1971, Võ Quảng chuyển về công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, phụ trách phần văn học thiếu nhi.

Võ Quảng viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi. Các tác phẩm đã xuất bản của ông có thể kể ra như thơ Gà mái hoa (1957), truyện Cái thăng (1961), thơ Thấy cái hoa nở (1962), truyện Chỗ cây đa làng (1964), thơ Nắng sớm (1965), truyện Cái mai (1967), thơ Anh đom đóm (1970), truyện Những chiếc áo ấm (1970), thơ Mặng tre (1972), truyện Quê nội (1973), truyện Bài học tốt (1975), truyện Tảng sáng (1978), thơ Quả đỏ (1980), truyện Vượn hú (1993), thơ Ánh nắng sớm (1993), truyện Kinh tuyến, vĩ tuyến (1995), Tuyển tập Võ Quảng (1998), kịch bản phim hoạt hình Sơn Tinh Thủy Tinh, Con 2, Những chiếc áo ấm.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ Văn 11-Bài 24. Tóm tắt tiểu sử
5 (100%) 1 vote