I. Tác giả và tác phẩm

1. Tác giả

   Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, quê ở làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay thuộc tỉnh Quảng Bình). Hàn Mặc Tử xuất thân trong một gia đình viên chức nghèo, cha mất sớm, từ nhỏ sống với mẹ ở Quy Nhơn và có một thời gian học trung học ở Huế. Hết thời gian ở Huế, Hàn Mặc Tử làm công chức ở Sở Đạc điện Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo. Năm 1936, Hàn Mặc Tử phải trở về Quy Nhơn để chữa bệnh, bốn năm sau ông mất do mắc bệnh phong.

   Hàn Mặc Tử làm thơ từ rất sớm (14, 15 tuổi) với nhiều bút danh khác nhau như Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh… Ban đầu Hàn Mặc Tử sáng tác theo thơ cổ điển Đường luật, sau đó chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn. Cuộc đời Hàn Mặc Tử thật ngắn ngủi và chịu nhiều đau thương, nhưng với khả năng sáng tạo và nghị lực phi thường, ông đã để lại cho thế hệ sau nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Qua diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của thơ Hàn Mặc Tử, người ta vẫn thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.

   Các tác phẩm chính của Hàn Mặc Tử: Gái quê (1936), Thơ Điên (1938), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kì ngộ (kịch thơ – 1939), Quần tiên hội (kịch thơ – 1940), Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi – 1940). Ngoài tác phẩm Gái quê được in khi tác giả còn sống, còn tất cả các tác phẩm còn lại đều được in thành tập khi Hàn Mặc Tử đã mất.

2. Tác phẩm

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lúc đầu có tên là ở đây thôn Vĩ Dạ được in trong tập Thơ Điên (về sau đổi thành Đau thương). Cảm hứng của bài thơ có thể được lấy từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái quê ở Vĩ Dạ, một xóm nhỏ bên dòng sông Hương.

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Nét đẹp phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu

   Khổ thơ đầu trong bài thơ hiện lên hai chi tiết hòa quyện vào nhau đó là nét đẹp của bức tranh phong cảnh và tâm trạng của tác giả. Bức tranh Vĩ Dạ tắm mình trong ánh bình minh toát lên một vẻ đẹp tinh khôi và dịu dàng rất Huế; trong khung cảnh thiên nhiên đó, nhà thơ hoài niệm, thương nhớ, nuối tiếc và có chút bâng khuâng. Tất cả hòa vào nhau khiến cho bức tranh thiên nhiên nhuốm màu hư ảo.

   Câu thơ đầu tiên có thể được hiểu theo hai nghĩa khác nhau. Có thể đó là suy nghĩ của tác giả về tình yêu mà cô gái dành cho mình, suy nghĩ đó tạo ra một lời mời thiết tha đối với tác giả (anh hãy về thăm), đồng thời là một sự trách móc, giận hờn (anh còn nhớ hay không). Cũng có thể xem đó là lời tư vấn của tác giả: Sao không về thôn Vĩ? 

   Dù hiểu theo cách nào thì cũng có thể thấy câu thơ chính là niềm thương nhớ, niềm yêu mến không thể kìm nén của tác giả. Sự không kìm nén đó đã bật lên thành câu hỏi. Ân trong câu hỏi thiết tha ấy là một bóng hình tuy ảo ảnh, mong manh mà vô cùng da diết. An sâu trong nuối tiếc, hoài niệm là ước muốn được về thăm Vĩ Dạ một lần. Nếu hiểu được cuộc đời của Hàn Mặc Tử thì chúng ta sẽ biết được ước muốn bình thường đó đối với Hàn Mặc Tử lớn lao biết nhường nào. Câu thơ như gợi lên một niềm thương – cảm, sầu bị và oán thán cho số phận.

   Thôn Vĩ Dạ hiện lên với vẻ đẹp vừa rất thực vừa rất mộng với hàng loạt hình ảnh về nắng, hàng cau, vườn, lá trúc, mặt chữ điền. Ấn tượng sâu sắc nhất là cảnh vườn Vĩ Dạ tắm trong ánh nắng bình minh. Bằng nghệ thuật tăng cấp, Hàn Mặc Tử muốn nhất mạnh đến hình ảnh nắng: “Nắng hàng cau, năng mới lên”. Nắng mới lên là nắng ban mai, cái nắng tinh khôi, non tơ, dịu dàng, sáng bóng và trong trẻo, lại được tắm mình trong cây lá ướt đẫm sương đêm nên có sự phản chiếu long lanh. Hai từ nắng đặt cạnh nhau tạo cho năng sự chuyển động trên cây lá. Đó là một cách cảm nhận và miêu tả thật tinh tế của Hàn Mặc Tử. Hình ảnh nắng hàng cau gọi cho chúng ta nhiều nghi vấn. Tại sao trong muôn vàn cây lá trong vườn, tác giả chỉ chọn hàng cau để tả ánh nắng. Phải chăng cau là loài cao nhất trong vườn nên có thể đón ánh nắng đầu tiên của ban mai dịu nhẹ; hay chính là một mối duyên không thành giờ chỉ còn có cau mà thiếu mất trầu. Có thể thấy ngoài vẻ đẹp của ánh bình minh, câu thơ còn chất chứa một nỗi sầu tình duyên của Hàn Mặc Tử.

   Chính vì nắng mới lên, cây lá còn ướt đẫm sương đêm nên mới có cảnh Vười ai mướt quả xanh như ngọc. Câu thơ vừa là một câu hỏi (vườn ai?), vừa là một lời bình phẩm, khen ngợi (mướt quá, xanh như ngọc). Chữ mướt toát lên một vẻ đẹp mượt mà, óng ánh, Khu vườn Vĩ Dạ hiện lên với muôn vàn màu sắc lung linh dưới ánh nắng ban mai. Hình ảnh thơ tuy đơn sơ mà lộng lẫy, bình dị mà thanh tú, dân dã mà cao sang.

   Câu thơ thứ ba xuất hiện chữ ai thật đặc biệt. Chữ ai vừa không xác . định vừa xác định, vừa hư lại vừa thực, vừa gần gũi lại vừa xa vời. Hàn Mặc Tử đã rất thành công khi hư ảo hóa một khung cảnh rất hiện thực và hiện . thực hóa những gì vốn rất hư ảo mà vốn chỉ thấy trong tưởng tượng. 

   Nổi bật nhất trong câu thơ thứ tư là hình ảnh khuôn mặt chữ điền. Để hiểu được hình ảnh này thật không dễ dàng, bởi có nhiều cách lí giải khác nhau. Tuy nhiên, hình ảnh trên mang nhiều yếu tố cách điệu. Hàn Mặc Tử sử dụng yếu tố cách điệu để diễn tả sự hài hòa trong vẻ đẹp của con người và thiên nhiên. Đó là sự hài hòa của một vẻ đẹp rất Huế với cảnh vật Huế và con người Huế.

   Khổ thơ ẩn chứa nhiều tâm trạng và nỗi lòng của Hàn Mặc Tử. Mở đầu và kết thúc bằng hai câu hỏi (Sao anh? Vườn ai?) nhưng không có câu trả lời. Đó là một dấu hỏi lớn trong lòng mà tác giả chưa tìm được lời giải đáp. 

2. Sự mơ hồ, huyền ảo trong cảnh sắc thiên nhiên và lòng người

   Bài thơ bắt đầu bằng một ánh nắng ban mai dịu nhẹ nhàng thoắt đã hiện lên đêm trăng huyền ảo trong khổ thơ thứ hai. Màu sắc hư ảo dường như bao trùm trong khổ thơ thứ hai.

   Hai câu mở đầu của khổ thơ thứ hai vẽ nên loạt hình ảnh nối tiếp nhau (gió theo lối gió, mây đường may, dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay) như tô đậm thêm nỗi buồn của nhà thơ, một nỗi buồn mênh mang, sâu thẳm của xứ Huế. Lối điệp từ gió và mây không nhằm nhấn mạnh cường độ hoặc sắc thái của gió và mây, mà chính là thể hiện sự tách biệt của gió và mây trong khung cảnh thiên nhiên. 

   Giá trị của câu thứ hai đặt vào hai chữ buồn thiu đặt giữa câu thơ. Đấy không chỉ là cái buồn lặng lẽ của dòng nước lan tỏa đến cả hoa bắp mà còn là cái buồn của một người mang nhiều tâm sự. Chữ lay đặt trong hoàn cảnh này toát lên một vẻ hiu quạnh và tác động đến mọi cảnh vật chung quanh, khiến tất cả như mang một nỗi buồn man mác.

   Hai câu thơ chứa đựng một nỗi buồn bâng khuâng, man mác, một nỗi buồn thật khó tả và khó gọi tên. Chính nỗi buồn đó đã đưa thi nhân vào một thế giới của sự mộng ảo trong hai câu thơ tiếp theo:

                   Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

                   Có chở trăng về kịp tối nay?

   Hình ảnh sống trăng và con thuyền chở trăng trên sông thật mơ hồ nhưng cũng thật quyến rũ. Hình ảnh hư và thực đã được Hàn Mặc Tử khắc họa một cách tinh tế, tài hoa. Dòng nước tắm ánh trăng sáng rực bỗng rùng mình hóa thành dòng trắng hay là ánh trăng tan ra và tuôn chảy thành dòng nước? Ánh trăng thật lung linh, kì ảo. Hình ảnh con thuyền chở ánh | trăng lướt nhẹ trên dòng sông trăng để cập bến thời gian cho kịp giờ ân ái là một hình ảnh kì ảo. Những hình ảnh như thế vẫn thường xuyên xuất hiện trong thơ Hàn Mặc Tử. Đó là những hình ảnh thuộc về một thế giới khác, một thế giới rất riêng của Hàn Mặc Tử.

   Hai câu thơ làm thành hai câu hỏi: Thuyền ai đó? Có chở trăng về kịp tối nay? Từ kịp gợi sự khắc khoải, mơ hồ và chờ đợi. Từ tối nay không gợi một thời gian cụ thể nào, nhưng nếu không kịp thì có lẽ không còn một tối nào khác nữa. Câu thơ gợi lên sự tuyệt vọng, đau thương và mất mát. Dường như con người hi vọng kia đang chạy đua với thời gian để giành lấy tình yêu và cuộc sống. Câu thơ làm chúng ta nhớ lại cái gấp gáp, vội vàng của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng. Nhưng Hàn Mặc Tử trong hoàn cảnh này lại khác. Hàn Mặc Tử không có cái sức sống mãnh liệt, tràn đầy nhiệt huyết như Xuân Diệu; ông đang phải chạy đua với thời gian vì ông biết sự sống của mình không kéo dài. Biết đâu vào tối mai, vầng trăng kia vụt tắt, con thuyền kia mãi mãi không chở trăng về kịp. Một hình ảnh thơ rất ảo nhưng cũng rất thực. Cái thực chính là hoàn cảnh đau thương của tác giả. 

   Toàn bộ khung cảnh trong khổ thơ thứ hai là một thế giới ảo. Hồn thi nhân chìm vào cõi mông lung. Ở đó có hẹn hò, có chờ đợi, có phấp phỏng một niềm hi vọng và có cả dự cảm chia lìa, có thất vọng ngay trong hi vọng và có cả niềm đau thương của chính cuộc đời tác giả.

3. Tâm trạng của tác giả trong khổ thơ thứ ba 

   Giọng thơ khắc khoải trong khổ thơ thứ hai trở nên gấp gáp, khẩn thiết trong khổ thơ thứ ba. Tác giả dần đối diện với chính mình và với thực tại của một bóng giai nhân chỉ có trong ảo ảnh:

                       Mơ khách đường xa, khách đường xa

                       Áo em trắng quá nhìn không ra

                       Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

                       Ai biết tình ai có đậm đà?

   Cụm từ khách đường xa được lặp lại hai lần, kết hợp với chữ mơ ở đầu câu thơ thể hiện nỗi khắc khoải gần như tuyệt vọng. Bóng giai nhân vừa hiện lên đã chợt biến thành hư ảo bởi đó chỉ là hình bóng trong mơ. Hình ảnh giai nhân trong thơ Hàn Mặc Tử luôn biểu hiện cho sự tinh khiết, trinh trắng. Vì thế, màu áo trắng cứ như một ám ảnh kì lạ. Cụm từ nhìn không ra chỉ là một cách nói đế cực tả sắc trắng, trắng một cách kì lạ, bất ngờ. Đây không còn là màu sắc thực mà đã thuộc về màu của tâm tưởng. Nhà thơ đã chìm vào tâm tưởng để nhìn thấy màu áo của kí ức. Câu thơ như một ảo ảnh bất ngờ nhưng có lí. Màu trắng tự nhiên choán hết cảm xúc khiến bài thơ tả cảnh thiên nhiên trở thành một bài thơ tình yêu, một thứ tình yêu đơn phương khó xác định. Đó là một khát vọng tình yêu đẹp nhòa trong kí ức..

   Hai câu kết đưa người đọc đi vào cõi tâm tưởng. Ở đây là ở đâu? Là Vĩ Dạ của một thời thơ mộng đẹp mà thi nhân đang nhìn thấy sau tấm bưu ảnh? Hay trong này, nơi thi nhân ôm khát vọng yêu đương trong nỗi cô đơn? Có lẽ chữ đây trong Đây thôn Vĩ Dạ là không gian của thế giới ngoài kia, còn chữ đây trong khổ thơ kết là thế giới trong này. Giữa hai thế giới cách nhau vừa đúng một tầm tuyệt vọng.

   Cả bài thơ như đều dồn hết tâm tư ở câu cuối: Ai biết tình ai có đậm đà? Hai chữ ai lặp lại bộc lộ tâm trạng bâng khuâng xót xa, trong đó có gì như cầu mong, có gì như tự an ủi, dẫu biết không còn hi vọng nhưng chỉ một chút ai biết cho tình ai cũng là đủ lắm rồi. Có lẽ câu cuối là lời đáp cho câu mở đầu: Ai biết tình ai có đậm đàvề chơi thôn Vĩ? Thật ra, có ai hỏi Hàn Mặc Từ đâu và chắc gì có người yêu thương? Tác giả đang sống trong tưởng tượng. Niềm thiết tha với cuộc đời đã biến thành những câu hỏi khắc khoải như xoáy vào tâm can người đọc. Bởi xét đến cùng, đau thương chính là biểu hiện tột cùng của khát vọng tình yêu không biến thành hiện thực. Người không yêu đời tha thiết sẽ không day dứt đến thế khi linh cảm thấy mình sắp lìa đời.

4. Tứ thơ và bút pháp của nhà thơ

Tứ thơ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ có hai điểm đặc biệt:

– Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tư vấn: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? 11 câu tiếp theo, tác giả tự trả lời câu hỏi ấy bằng những hình ảnh thơ, ý thơ. Đây chính là tứ thơ bộc bạch tâm trạng của tác giả.

– Toàn bài thơ là một khối thống nhất có sự liên kết về lôgíc nội tại của tâm trạng thi nhân, nhưng giữa ba khổ thơ lại có sự chuyển ý về tứ thơ và hình ảnh thơ: từ cảnh vườn quê trong khổ thơ thứ nhất sang cảnh sông trăng và thuyền trăng trong khổ thơ thứ hai, đến cảnh áo em trắng quá nhìn không ra trong khổ thơ thứ ba.

   Bút pháp của Hàn Mặc Tử trong bài thơ là bút pháp trữ tình thiên về gợi tả và giàu liên tưởng với những hình ảnh biểu hiện nội tâm nhằm bộc lộ tâm trạng của chính mình.

Bài tham khảo

   Nói đến Huế, ta lại nhớ về thôn Vĩ Dạ, địa danh đã khơi nguồn cho thơ Hàn Mặc Tử. Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ “thuần túy Huế, tinh khiết Huế” đã bộc lộ rất rõ cuộc sống con người, cảnh vật của một xứ Huế đẹp và thơ mộng:

                  Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

                  Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

                  Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

                  Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

   Một thôn Vĩ Dạ với những cảnh sắc rất xinh đẹp, hấp dẫn, nên thơ, cái ảo và cái thực xen kẽ nhau trong từng hình tượng. Ở đây hiện ra những gì bình dị quen thuộc của quê hương, ánh nắng hồng sớm mai và sắc xanh của cây lá tạo một sự hài hòa rất độc đáo cho bức tranh cảnh. Hình ảnh so sánh “xanh như ngọc” mang tác dụng biểu cảm sâu sắc, gợi nên những hình ảnh khác nhau về thôn Vĩ Dạ. Những ngôi nhà ở Vĩ Dạ thường được xây cất, bài trí hài hòa với vườn cây, trong một cấu trúc thẩm mĩ khéo léo giữa nhà và vườn. Có lẽ cảnh đẹp ấy đã tạo thành chất liệu cho ấn tượng về thôn Vĩ đẹp và nên thơ.

   Nhưng Vĩ Dạ hiện lên không chỉ đẹp ở cảnh, mà còn ở con người: khuôn mặt chữ điền ấy đã là sự biểu thị cho những gì chân chất, phúc hậu của con người xứ Huế. Hàn Mặc Tử chắc đã phải hiểu xứ Huế và nặng tình với nơi ấy đến thế nào mới thể hiện được sự gắn bó hài hòa giữa cảnh và người đến như vậy, nhưng đồng thời cũng làm hiện lên được tính cách kín đáo, e ấp của người dân nơi đây. Thật thú vị khi trong thơ Hàn, hai ranh giới giữa thế giới ảo và thực đã bị xóa nhòa đi:

                  Gió theo lối gió, mây đường may

                  Dòng nước buồn thiu hoa bắp tay.

   Câu thơ duy nhất gợi nhớ đến nhịp điệu cuộc sống Huế. Cái buồn nhé nhẹ, mêng mang cứ thấm dần vào tận đáy lòng ai và cái nét “trầm tư chẳng nơi nào có được” ấy chính là cái cũng rất đặc trưng cho Huế. Thế rồi ta không còn nhận ra được đâu là thực và đâu là ảo nữa. Vừa mới nắng đấy, bây giờ ánh trăng đã tràn đầy:

                      Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

                      Có chở trăng về kịp tối nay?

   Một dòng sông thực, một con đò thực, một bến đò thực đã chuyển hóa thành dòng sông thơ, con thuyền thơ và bến đò thơ.

    Những câu thơ như vậy thật không thể phân tích, bình luận một cách thực thà vì e rằng làm tan mất con thuyền chở trăng trên sông trăng về với bến trắng. Hàn Mặc Tử đã gửi gắm tình yêu, nội ngóng đợi trông chờ tình yêu vào con thuyền trắng trên bến sông trăng – một ý thơ độc đáo và tài hoa. Tình yêu ở đây nhẹ nhàng, kín đáo làm sao.

   Cảnh chiều xứ Huế hiện lên trong những câu thơ cuối cùng với hình ảnh con người xứ Huế đã bị sương khói đẩy ra xa hơn, như mơ như thực, như mờ như hiện. Thiếu nữ với tà áo trắng trong phất phảng sương khói ấy. trở thành cái gì đó xa vời, khó với tới, cái tình người có ở đây càng mãnh , liệt, nồng cháy bao nhiêu thì lại càng thi vị bấy nhiêu.

   Đây thôn Vĩ Dạ là một trong số ít những bài thơ của Hàn Mặc Tử viết về Huế với tình cảm trong sáng và sâu nặng đến như vậy. Bài thơ thể hiện được những nét đẹp của người và cảnh xứ Huế vào những thời khắc khác nhau. Tình người và tình đời hòa quyện với thiên nhiên tạo nên một nét độc đáo đầy cảm xúc về con người thôn Vĩ Dạ của Huế mộng mơ và nên thơ.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ Văn 11-Bài 23. Đây thôn Vĩ Dạ 
Đánh giá bài viết