I. Kiến thức cơ bản

1. Hai thành phần nghĩa của câu

   Trong mỗi câu, thông thường có hai thành phần nghĩa, đó là nghĩa sự việcnghĩa tình thái.

Nghĩa sự việc: đề cập đến một sự việc hoặc một vài sự việc nào đó.

Nghĩa tình thái: để bày tỏ thái độ, sự nhìn nhận, đánh giá của người – nói đối với sự việc được trình bày trong câu.

   Thông thường, trong một câu, hai thành phần nghĩa sự việc và nghĩa tình thái hòa quyện với nhau và không thể có câu có nghĩa sự việc mà không có nghĩa tình thái, ngay cả những câu không có từ ngữ riêng thể hiện nghĩa tình thái thì nghĩa tình thái vẫn nằm trong câu. Đó là tình thái khách quan, trung hòa. Tuy nhiên, cũng có trường hợp câu chỉ có nghĩa tình thái; đó là khi cậu chỉ cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán.

* Ví dụ:

Hóa ra nó chỉ là một kẻ ăn không ngồi rồi. Kiểu này thì gay go đấy!

Ví dụ trên gồm 2 câu:

– Câu thứ nhất nghĩa sự việc được thể hiện ở các từ ngữ nó chỉ là một kẻ ăn không ngồi rồi. Thái độ ngỡ ngàng, ngạc nhiên của người nói thể hiện từ hóa ra.

– Câu thứ hai thể hiện nghĩa tình thái ở các từ ngữ kiểu này thì gay go đấy, bày tỏ thái độ đắn đo, suy nghĩ của người nói.

2. Nghĩa sự việc

   Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa tương ứng với sự việc mà câu muốn đề cập đến. Trong thế giới khách quan, sự việc rất đa dạng, phong phú và thuộc nhiều loại khác nhau, do đó, câu cũng có những nghĩa sự việc khác nhau. Chúng ta có thể khái quát phân chia nghĩa sự việc theo những biểu hiện trong câu:

– Câu biểu hiện hành động.

– Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm.

– Câu biểu hiện quá trình.

– Câu biểu hiện tư thế.

– Câu biểu hiện sự tồn tại.

– Câu biểu hiện quan hệ.

   Nghĩa sự việc của câu thường được thể hiện nhờ những thành phần ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần ph khác. Một câu có thể biểu hiện một sự việc hoặc một số sự việc.

II. Luyện tập

Dựa vào những kiến thức cơ bản đã học ở trên, chúng ta áp dụng để giải quyết các bài tập đã cho bên dưới.

Bài tập 1. Học sinh phân tích bài tập này theo kiến thức đã học ở trên.

Bài tập 2. Gợi ý: Học sinh tiến hành tách nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu đã cho săn: nghĩa sự việc là nghĩa tương ứng với các sự việc được đề cập trong câu; nghĩa tình thái dùng để chỉ thái độ của người nói đối với sự việc đó.

Câu a.

– Nghĩa sự việc: Ông rể quý như Xuân: danh giá – đáng sợ.

– Nghĩa tình thái: thể hiện sự đánh giá về nhân vật Xuân ở các từ ngữ như: Có một, kể cũng thực, nhưng cũng… lắm.

Câu b. 

– Nghĩa sự việc: thể hiện ở câu Hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề.

– Nghĩa tình thái: thể hiện thái độ phân vân, suy nghĩ của viên quản ngục ở các từ: Có lẽ… mất rồi.

Câu c.

– Nghĩa sự việc: mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay không.

– Nghĩa tình thái: thể hiện thái độ ngờ vực, nghi ngờ, không chắc chắn của người nói bằng các từ: Dễ… cũng phân vân, vì đến chính ngay như mình, không biết rõ.

Bài tập 3. Trong các từ đã cho bên dưới thì từ thích hợp nhất để điền vào câu này là từ hẳn. Học sinh căn cứ vào nghĩa của sự việc cho trong câu để tự mình đưa ra ý kiến giải thích vì sao lại chọn từ này mà không chọn các từ khác đã cho. Học sinh chú ý vào hai ý Một kẻ biết kính mến khí phách và một kẻ biết tiếc, biết trong người tài để giải thích và sau đó mở văn bản Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để đối chiếu kết quả.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ Văn 11-Bài 19. Nghĩa của câu
Đánh giá bài viết