Chính tả

1. Phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị dưới đây thành các bộ phận cấu tạo rồi điền vào bảng sau:

Tên cơ quan đơn vị Bộ phận thứ nhất Bộ phận thứ hai Bộ phận thứ ba
a) Trường tiểu học Bế Văn Đàn Trường  Tiểu học Bế Văn Đàn
b) Trường trung học cơ sở Đoàn Kết Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết
c) Công ty Dầu khí Biển Đông Công ti Dầu khí. Biển Đông

2. Viết lại cho đúng tên các cơ quan, đơn vị sau:

a) Nhà hát tuổi trẻ Nhà hát Tuổi trẻ
 b) Nhà xuất bản giáo dục – Nhà xuất bản Giáo dục
 c) Trường mầm non saomai Trường Mầm non Sao Mai

 

Luyện từ và câu

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU

(Dấu phẩy)

1. Đọc mẩu chuyện Dấu chấm và dấu phẩy (Tiếng Việt 5 – tập 2 – trang 138) và viết lại hai bức thư sao cho có đủ các dấu chấm, dấu phấy cần thiết.

Dấu chấm và dấu phẩy

a) Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy, rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.” 

b) Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh”.

2. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.

Đoạn văn Tác dụng của dấu phẩy
– Tiếng trống trường vang lên, báo hiệu giờ ra chơi bắt đầu.
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
– Từ các phòng học, học sinh ùa ra sân.
Ngăn cách TN với CN và VN
– Nơi này, một nhóm bạn nam chơi bắn bi.
Ngăn cách TN với CN và VN
– Nơi kia, các bạn nữ cùng nhau chơi nhảy lò cò. Ngăn cách TN VỚI CN và VN
Trên các chiếc rễ ngoằn ngoèo của cây đa, các bạn khác cùng nhau đọc truyện tranh.
Ngăn cách TN với CN và VN

Tập làm văn

TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT

1. Đọc lại bài làm của em và lời nhận xét của cô (thầy). Tự đánh giá bài làm (theo gợi ý trong sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 141 – 142). sửa các lỗi trong bài theo các yêu cầu trong SGK.

Loại lỗi Các lỗi cụ thể Sửa lỗi
Chính tả

Dùng từ

Đặt câu

2. Chọn một đoạn trong bài làm của em, viết lại theo cách khác hay hơn

– Học sinh tự làm.

Luyện từ và câu

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU

(Dấu hai chấm)

1. Đánh dấu x vào ô thích hợp xác định tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu dưới đây:

2. Đặt dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong các khổ thơ, các câu văn sau:

a) Trận đánh đã bắt đầu

Quân ta ào lên trước

Một tên giặc ngã nhào

Chết rồi, không dậy được

 

Chết là không nhúc nhích                              Thằng giặc cuống cả chân

Sao nó cứ lồm cồm?                                      Nhăn nhó kêu rối rít:

Tính ăn gian chẳng thích                               – Đồng ý là tao chết

Chơi thật thà vui hơn.                                    Nhưng đây… tổ kiến vàng! 

b) Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi! Bay đi!”

c) Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là biển cả bao la, ở giữa là một vùng đồng bằng biếc xanh màu lục diệp 

3. Đọc mẩu chuyện Chỉ vì quên một dấu câu (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 144). Theo em để người bán hàng không hiểu lầm, ông khách cần viết thế nào? Đánh dấu x vào  trước ý trả lời đúng 

Xin ông lám ơn: ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.

Xin ông làm ơn ghi thêm: nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên : thiên đàng.

Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.

Tập làm văn

TẢ CẢNH

(Chuẩn bị cho bài kiểm tra)

Lập dàn ý chi tiết cho một trong các đề bài sau:

1. Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em.

2. Tả một đêm trăng đẹp.

3. Tả trường em trước buổi học.

4. Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích.

Bài làm.

I. Mở bài: Giới thiệu cảnh em định tả

– Đêm trăng ở quê ngoại vào dịp đêm rằm tháng bảy

II. Thân bài: Tả bao quát toàn cảnh

– Trăng từ từ nhô lên sau rặng tre làng

– Cả góc trời rực sáng Tả từng bộ phận:

– Trăng từ từ lướt qua rặng tre, mặt trăng to, vàng ối.

– Vài vì sao lấp lánh trên bầu trời cao.

– Cánh đồng trải dài dưới ánh trăng vàng.

– Trăng lên cao… Trẻ con chơi trốn tìm.

Các người lớn tuổi mang chõng tre ra sân ngồi hóng mát, nhat trầu, kể chuyện.

– Xa xa có tiếng chó sủa vẳng lại.

– Tiếng dế mèn hòa tấu bản nhạc đồng quê.

III. Kết bài: Cách đêm trăng quê ngoại em thật đẹp.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng việt lớp 5 tập 2 – Tuần 32
Đánh giá bài viết