Chính tả

1. Viết lại tên các danh hiệu và huân chương dưới đây cho đúng quy tắc viết hoa:

Danh hiệu Viết đúng
– anh hùng lao động

– anh hùng lực lượng vũ trang

– huân chương sao vàng

– huân chương độc lập hạng Nhất

– huân chương độc lập hạng Ba

– huân chương lao động hạng nhất

– Anh hùng Lao động.

– Anh hùng Lực lượng vũ trang

– Huân chương Sao vàng.

– Huân chương Độc lập hạng Nhất

– Huân chương Độc lập hạng Ba.

– Huân chương Lao động hạng Nhất.

2. Điền tên huân chương phù hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:

a) Huân chương cao quý nhất của nước ta là Huân chương Sao vàng.

b) Huân chương Quân công là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu và xây dựng quân đội.

c) Huân chương Lao động là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ 

1. Dưới đây là những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới và nữ giới theo quan niệm của một số người.

a) Em hãy ghi dấu x vào ô trống trước những ý mà em tán thành:

Nam Nữ
dũng cảm

cao thượng

năng nổ

thích ứng được với mọi hoàn

 dịu dàng

 khoan dung

 cần mẫn

biết quan tâm đến mọi cảnh

người

b) Hãy ghi tên phẩm chất mà em thích nhất:

– Ở một bạn nam: năng nổ

– Ở một bạn nữ: dịu dàng

c) Hãy giải thích của từ ngữ chỉ phẩm chất mà em vừa chọn (có thể dùng từ điển để giải thích):

Năng nổ: ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong mọi công việc.

Dịu dàng: gây cảm giác dễ chịu, tác động êm nhẹ đến các giác quan hoặc tinh thần.

2. Đọc lại truyện Một vụ đắm tàu (sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 108 – 109), trả lời các câu hỏi sau:

Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô có chung những phẩm chất gì?

– Giu-li-ét-ta có những phẩm chất gì tiêu biểu cho nữ tính?

– Ma-ri-ô có những phẩm chất gì tiêu biểu cho nam tính?

Cả hai đều giàu tình cảm, biết quan tâm đến người khác.

Dịu dàng, ân cần đầy nữ tính khi băng bó vết thương cho Ma-ri-ô

Giàu nam tính, kín đáo, quyết  đoán, mạnh mẽ cao thượng.

3) Nối thành ngữ, tục ngữ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B. Khoanh tròn kí hiệu (a, b, c, d) trước câu tục ngữ mà em không tán thành.

A B
a)Trai mà chi, gái mà chi

Sinh con có nghĩa có nghĩ là hơn

(b) Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.

c) Trai tài gái đảm

d) Trai thanh gái lịch

(1) Con trai, con gái đều quí, miễn là có tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ
(2) Quý nam hơn nữ, cho rằng có một con trai cũng được xem là có con, còn nếu có 10 con gái cũng xem như chưa có con

3) Trai tài giỏi, gái đảm đang. Cả hai đều giỏi.

4) Trai thanh nhã, gái lịch sự. Cả hai đều đẹp

Tập làm văn 

ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT

1. Đọc bài Chim họa mi hót (sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 123) và trả lời các câu hỏi sau:

a) Tìm các đoạn của bài văn và ghi nội dung chính của mỗi đoạn. Bài văn gồm 4 đoạn:

Các đoạn Nội dung chính
 Đoạn 1: Câu đầu

 Đoạn 2: (tiếp theo đến xuống cỏ cây)

Đoạn 3: (tiếp đến bóng đêm dày)

 Đoạn 4: phần còn lại

Giới thiệu sự xuất hiện của họa mi vào buổi chiều

Tả tiếng hót đặc biệt của họa mi vào buổi chiều.

Tả cách ngủ rất đặc biệt của họa mi trong đêm.

Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của họa mi.

b) Tác giả bài văn quan sát chim họa mi hót bằng những giác quan nào?

+ Bằng thị giác: Chim họa mi bay đến đâu trong bụi tầm xuân, họa mi nhắm mắt thu đầu vào lông cổ ngủ khi đêm đến, kéo dài cổ ra mà hót, xù lông chuyền từ bụi nọ sang bụi kia.

+ Bằng thính giác: nghe tiếng hót của họa mi vào buổi chiều, chào nắng sớm.

c) Ghi lại những chi tiết hoặc hình ảnh so sánh mà em thích. Giải thích vì sao em thích những chi tiết hoặc hình ảnh đó.

“… tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch”. So sánh tiếng họa mi hót giống như tiếng đàn.

2. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng (hoặc hoạt động) của một con vật mà em yêu thích.

Con lợn nhà tôi đáng yêu làm sao! Da nó trắng hồng, những sợi lông thưa và bạc. Cái mõm ngắn, hai tai cụp xuống. Đôi mắt ti hí. Hai cái má xệ xuống. Bốn cái chân to, ngắn, cái mông căng thịt tròn lẳn. Cái bụng to. Dáng đi ủn ỉn thật buồn cười.

Luyện  từ và câu

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU

(Dấu phẩy)

Dấu phẩy trong các câu dưới đây được dùng làm gì? Viết câu trả lời vào Ô thích hợp trong bảng tổng kết.

a) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng.

b) Phong trào Ba đảm đang thời kì chống Mỹ cứu nước, phong trào Giỏi việc nước, đảm việc nhà thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã góp phần động viên hàng triệu phụ nữ cống hiến sức lực và tài năng của mình cho sự nghiệp chung.

c) Thế kỉ XX là thế kỉ giải phóng phụ nữ, còn thế kỉ XXI phải là thế kỉ hoàn thành sự nghiệp đó.

Tác dụng của dấu phẩy Ví dụ
 Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. Câu b
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Câu a
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. Câu c

2. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống thích hợp trong mẩu chuyện sau. Viết lại cho đúng chính tả chữ đầu câu chưa viết hoa:

Truyện kể về bình minh

Câu chuyện này xảy ra ở một sân trường dành cho trẻ khiếm thị. Sáng hôm ấycó một cậu bé mù dậy rất sớm, đi ra vườn Cậu bé thích nghe điệu nhạc của buổi sớm mùa xuân.

Có một thầy giáo cũng dậy sớm đi ra vườn theo cậu bé mù. Thầy đến gần cậu bé khẽ chạm vào vai cậu hỏi:

– Em có thích bình minh không?

– Bình minh nó thế nào ạ?

– Bình minh giống như một cánh hoa mào gà. Bình minh giống như một cây đào trổ hoa

– Thầy giải thích.

Môi cậu bé run runđau đớn. Cậu nói:

– Thưa thầy, em chưa được thấy cánh hoa mào gàcũng chưa được thấy cây đào ra hoa.

– Em tha lỗi cho thầy-Thầy giáo thì thầm. Bằng một giọng nhẹ nhàng thầy bảo:

– Bình minh giống như nụ hôn của người mẹgiống như làn da của mẹ chạm vào ta.

– Bây giờ thì em biết bình minh là thế nào rồi – Cậu bé mù nói.

Tập làm văn

TẢ CON VẬT

(Chuẩn bị cho bài kiểm tra viết)

Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau:

Hãy tả một con vật mà em yêu thích:

(Chú ý: Đọc gợi ý trong sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 125.)

Bài làm

I. Mở bài: Trong các con vật nuôi trong nhà, em thích nhất là con mèo. Em đặt tên cho nó là Miu.

  II. Thân bài: a) Tả hình dáng bên ngoài

– Tả bao quát: Thân hình mềm mại, bộ lông tam thể vàng đen, trắng, lông mịn như tơ, dày và đều.

– Tả bộ phận: + Đầu tròn như trái cam, mắt trong xanh, tal vểnh, mũi đỏ và ướt, có ria mép dài.

+ Răng nhọn, móng nhọn và sắc, bình thường co rút vào nên đi rất êm. Khi vồ mồi, móng mới vươn ra.

– Đuôi dài và mềm mại

b) Tả hoạt động

Mèo ăn chậm chạp, nhè nhẹ. Ngồi yên lặng rình mồi, khi thấy mồi phóng thật nhanh. Thích phơi nắng, “rửa mặt”, hay quấn quýt bên người. Thích em vuốt ve.

III. Kết bài: Mèo dễ thương, cả nhà ai cũng yêu. Em yêu quý mèo, xem mèo như một người bạn.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng việt lớp 5 tập 2 – Tuần 30
1 (20%) 1 vote