Chính tả 

a) Chép lại các tên riêng trong câu chuyện Tác giả bài Quốc tế ca (sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 81):

+ J-gien Pô-chi-ê; Pa-ri; Pi-e Đơ-gây-tê

+ Pháp, Công xã Pa-ri, Quốc tế ca (viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên riêng đó)

b) Cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào?

+ Tên riêng nước ngoài: Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận của tên (giữa các tiếng trong một bộ phận của tên được ngăn cách bằng dấu gạch nối).

 Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG

1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ truyền thống ? Ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng:

Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà.

Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau.

Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2. Dựa theo nghĩa của tiếng truyền, em hãy xếp các từ ngữ cho trong ngoặc đơn thành ba nhóm:

a) truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau) truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống 
b) truyền có nghĩa là lan rộng hoặc  là lan rộng ra cho nhiều người biết truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng
c) truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.  truyền máu, truyền nhiễm

(truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền máu, truyền hình, truyền nhiễm, truyền ngôi, truyền tụng)

3. Tìm trong đoạn văn ở bài tập 3, sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 82, những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc; viết vào chỗ trống sau:

– Từ ngữ gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.

– Từ ngữ chỉ sự vật, gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân

Các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, chỉ người Phan Thanh Giản

– Nắm tro bếp của thủa các vua Hùng dựng nước; mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng, Vườn Cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt tộc đại thần của Phan Thanh Giản

 

Tập làm văn

TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI

 Đọc đoạn trích của truyện Thái sư Trần Thủ Độ (sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 85). Dựa theo nội dung đoạn trích, em hãy viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch sau:

Luyện từ và câu

LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU

a) Đọc đoạn văn, gạch dưới những từ ngữ mà người viết đã dùng để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng).

Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết. 

b) Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì? Đánh dấu x vào Trước ý trả lời đúng:

Cung cấp cho học sinh nhiều tên gọi khác nhau của Thánh Gióng.

Giúp nội dung đoạn văn cụ thể, sinh động và giàu hình ảnh hơn.

Tránh lặp từ mà vẫn đảm bảo liên kết câu, khiến đoạn văn sinh động hơn. 

2. Đọc đoạn văn sau. Gạch dưới những từ ngữ lặp lại trong đoạn văn. Thay thế những từ ngữ lặp lại bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa viết vào dòng trống: 

3)Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu:

Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay khi mới 4 tuổi. Nhưng cậu bé rất hiếu học. Cậu đã tập viết bằng hai chân và đến trường xin học. Thấy chú bé tàn tật quá ham học, cô giáo đã đồng ý cho em vào học. Người học sinh đặc biệt ấy đã hoàn thành lần lượt chương trình phổ thông, chương trình đại học và trở thành thầy giáo ưu tú.

Tập làm văn

TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT

1. Đọc lại bài làm của em và lời nhận xét của cô (thầy). Sửa lỗi trong bài theo yêu cầu sau:

Loại lỗi Các lỗi cụ thể Sửa lỗi
Chính tả

Dùng từ

Đặt câu

2. Chọn một đoạn trong bài làm của em, viết lại theo cách khác hay hơn.

Học sinh tự làm

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng việt lớp 5 tập 2 – Tuần 26
Đánh giá bài viết