Chính tả

a) Gạch dưới các tên riêng trong mẩu chuyện vui dưới đây:

Dân chơi đồ cổ

Xưa có một anh học trò rất mê đồ cổ. Một hôm, có người đưa đến manh chiếu rách bảo là chiếu Khổng Tử đã ngồi dạy học. Anh chàng hết sức mừng rỡ, đem hết ruộng ra đổi.

Chẳng bao lâu, lại có kẻ đem một cây gậy cũ kĩ đến bảo:

– Đây là cây gậy cụ tổ Chu Văn Vương dùng lúc chạy loạn, còn xưa hơn manh chiếu của Khổng Tử mấy trăm năm.

Quá đỗi ngưỡng mộ, anh ta bèn bán hết đồ đạc trong nhà để mua gậy.

Sau đó, lại có kẻ mang đến một chiếc bát gỗ, nói:

– Bát này được làm từ thời Ngũ Đế. So với nó, cái gậy đời nhà Chu ăn thua gì?

Chẳng thèm suy tính, anh học trò bản cả nhà đi để mua cái bát nọ.

Thế là trắng tay phải đi ăn mày, nhưng anh ta không bao giờ xin cơm, xin gạo mà chỉ gào lên:

đi các ông các bà, ai có tiền Cửu Phủ của Khương Thái Công cho tôi xin một đồng!

b) Cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào. Ghi câu trả lời vào chỗ trống:

Các tên riêng đó đều được viết hoa tất cả các chữ cái đầu mỗi tiếng vì đó là tên riêng nước ngoài được đọc và ghi lại theo âm Hán Việt.

Luyện từ và câu

LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẬP TỪ NGỮ

I. Nhận xét

Trong câu in đậm dưới đây, từ nào lặp lại từ đã dùng ở câu trước? Em hãy gạch dưới từ đó.

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.

(Đoàn Minh Tuấn)

II. Luyện tập

1) Gạch dưới những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong hai đoạn văn sau:

a) Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Động Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú. Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.

b) Trong một sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sĩ xúc lên một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. Anh chiến sĩ quả quyết rằng những nét hoa văn này y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh.

2. Điền từ ngữ cá song, tôm, thuyền, cá chim, chợ vào chỗ trống thích hợp để các câu, đoạn được liên kết với nhau:

Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa. Thuyền lưới mui bằng. Thuyền giã đôi mui cong. Thuyền khu Bốn buồm chữ nhật. Thuyền Vạn Ninh buồm cánh én. Thuyền nào cũng tôm cá đầy khoang. Người ta khiêng từng sọt cá nặng tươi roi rói lên chợ.

Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhú béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vậy. Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngần như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.

Tập làm văn

TẢ ĐỒ VẬT

(Chuẩn bị cho bài kiểm tra viết)

Lập dàn ý chi tiết cho một trong các đề bài sau:

1. Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em.

2. Tả cái đồng hồ báo thức.

3. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.

4. Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.

5. Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.

Bài làm

I. Mở bài: Sách vở là thứ không thể thiếu của một học sinh. Trong số những cuốn sách đã có, em thích nhất là quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.

II. Thân bài:

+ Tả bao quát: Hình hộp chữ nhật dài khoảng 24 cm, rộng 17cm. Bìa sách có in bức tranh các bạn đang ngắm cảnh trường, đồng ruộng, có ghi chữ… ở trên… ở giữa và dưới cùng

+ Tả chi tiết: Lật vào trong trước tiên là tờ giấy màu xanh có In… Tiếp đến là 176 trang giấy ghi bài học theo 5 chủ điểm, đầu mỗi chủ điểm có một bức tranh vẽ về nội dung chủ điểm. Các bài trong tuần xếp theo phân môn:

– Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn.

– Có nhiều tranh ảnh minh họa bài học.

III. Kết bài: Quyển sách đã giúp em học tốt môn Tiếng Việt. Em sẽ luôn giữ gìn nó cẩn thận.

Luyện từ và câu

LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ

I. Nhận xét

1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

(a) Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công tiết chế có thể rối trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng, từ đấy. Ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.

– Các câu trong đoạn văn (a) nói về ai? Các câu trong đoạn văn nói về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

– Những từ ngữ nào cho biết điều đó? Gạch dưới những từ ngữ đó trong đoạn văn.

2. Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn (a) hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn (b) dưới đây? .

(b) Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Hưng Đạo Vương luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến Hưng Đạo Vương có thể rối trí. Hưng Đạo Vương không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy, Hưng Đạo Vương sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Hưng Đạo Vương vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.

Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng:

Vì các câu trong đoạn (b) không liên kết với nhau.

 vì nội dung đoạn (a) đầy đủ, chính xác hơn.

vì đoạn (a) tránh được sự lặp lại từ ngữ một cách đơn điệu, nhàm chán.

II. Luyện tập

1. Đọc đoạn văn sau (các câu văn đã được đánh số thứ tự). Cho biết:

a) Mỗi từ ngữ in đậm thay thế cho từ ngữ nào?

(1)Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.

(2) Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ.

(3) Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất.

Từ anh ở câu 2 thay thế cho  từ Hai Long ở câu 1
(4)Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Người liên lạc ở câu 4 thay thế cho người đặt hộp thư ở câu 2.

Từ anh ở câu 4 thay thế cho Hai Long ở câu 1.

(5) Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời Từ đó ở câu 5 thay thế cho chào chiến thắng từ ngữ: những vật gợi ra hình chữ V ở câu 4

  b) Cách thay thế từ ngữ đó có tác dụng gì? Tránh được sự lặp lại từ ngữ một cách đơn điệu, nhàm chán.

Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong mỗi câu của đoạn văn sau bằng những từ ngữ có giá trị tương đương để đảm bảo liên kết mà không lặp từ:

(1)Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng. (2) Vợ An Tiêm bảo An Tiêm:

(3) Thế này thì vợ chồng mình chết mình chết mất thôi

(4) An Tiêm lựa lời an ủi vợ:

(5) Còn hai bàn tay, vợ chồng mình còn sống được.

Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng. Nàng bảo chồng:

-Thế này thì vợ chồng mình chết mình chết mất thôi

An Tiêm lựa lời an ủi vợ:

– Còn hai bàn tay, vợ chồng mình còn sống được.

Tập làm văn

TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI

Đọc đoạn trích của truyện Thái sư Trần Thủ Độ (sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 77). Dựa theo nội dung đoạn trích, em hãy viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch sau:

Xin Thái sư tha cho !

Nhân vật:                        Trần Thủ Độ, một phụ nông muốn xin làm chức câu đương, mấy anh lính hầu

Cảnh trí:                          Công đường có đặt một ẩn thư lớn. Trên án thư có hộp bút, vài cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi viết bên án thư.

                                        Hai bên có mấy người lính đứng cung kính.

Thời gian:                       Buổi sáng

Gợi ý lời đối thoại:      – Trần Thủ Độ lệnh cho lính hầu mời phủ nông vào.

                                      – Trần Thủ Độ hỏi tên tuổi, nguyện vọng của phủ nông.

– Trần Thủ Độ hỏi phủ nông về chức phận của câu đương.

    – Phú nông trả lời, chứng tỏ rất ít hiểu biết về chức phận của câu đương.

    – Trần Thủ Độ bảo phải chặt một ngón chân của phú nông để đánh dáu.

    – Phú nông sợ hãi kêu van xin tha.

    – Trần Thủ Độ tha cho anh ta.

Lính:                             (Bước vào) Bẩm Thái sư! Người nhà phu nhân đã tới rồi ạ

Trần Thủ Độ:                – Cho anh ta vào! (Lính đi ra, sau đó dẫn vào một người đàn ông khoảng 30 tuổi, ăn mặc kiểu nhà giàu nhưng hơi quê kệch.)

Phú nông:                     – Lạy Đức Ông!

Trần Thủ Độ:                – Ngươi có phải là Đặng Văn Sửu không?

Phú nông:                    – Bẩm con là Đặng Văn Sửu ạ!

Trần Thủ Độ:               – Ngươi có biết chức câu đương làm những việc gì không?

Phú nông:                   – Dạ đi bắt tội phạm ạ.

Trần Thủ Độ:               – Thì ra người hiểu chức phận thế đấy. Thôi được, nể tình phu nhân ta sẽ cho ngươi thỏa nguyện. Có điều chức câu đương của ngươi là do phu nhân xin nên  không thể ví như câu đương khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân người để phân biệt.

Phủ nông:                   (Hốt hoảng van xin) – Nếu thế con không dám xin nữa.

Trần Thủ Độ:              – Ngươi tưởng phép nước là chuyện đùa chăng?

Phủ nông:                   – (Van xin) Lạy Đức Ông! Con biết tội rồi. Xin ông nể tình phu nhân mà tha cho con.

Trần Thủ Độ:                (cương quyết) – Ta đã nể tình phu nhân mà cho người làm câu đương đấy thôi. Chặt một ngón chân chỉ để phân biệt với câu đương khác thôi mà.

Phủ nông:                    – (Vội vã) – Con không dám xin chức này nữa. Xin Thái sự tha tội cho!

Trần Thủ Độ:               – Người đã biết thì được. Hãy về lo làm ăn, làm một người dân tốt.

Phú nông :                  – Đa tạ Đức Ông! Đa tạ Đức Ông.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng việt lớp 5 tập 2 – Tuần 25
Đánh giá bài viết