Chính tả

1. Đọc đoạn thơ trong sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 58; viết lại các tên riêng có trong đoạn thơ:

– Tên người, tên dân Đăm Săn, Y sun, Nơ Trang Long, A-ma Dơ-hao, Mơ – nông
– Tên địa lí Tây Nguyên, sông Ba

2. Giải câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử trong câu đố sau:

 1) Ai từng đóng cọc trên sông

Đánh tan thuyền giặc, nhuộm hồng sóng xanh

Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo 
2) Vua nào thần tốc quân hành

 Mùa xuân đại phá quân Thanh tơi bời?

vua Quang Trung (Nguyễn Huệ)
3) Vua nào tập trận đùa chơi

 Cờ lau phất trận một thời ấu thơ? 

Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh)
4) Vua nào thảo Chiếu dời đô? Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn)
5)Vua nào chủ xướng Hội thơ Tao Đàn? Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành)

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ – AN NINH

1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ an ninh? Ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng:

Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại.

Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.

Không có chiến tranh và thiên tai.

2.Tìm và ghi lại những danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh: 

Danh từ kết hợp với an ninh

M: lực lượng an ninh

cơ quan an ninh, lực lượng an ninh, sĩ quan an ninh, chiến sĩ an ninh, xã hội an ninh, an ninh chính trị, an ninh Tổ quốc, giải pháp an ninh
– Động từ kết hợp với an ninh
M: giữ vững an ninh
Bảo vệ an ninh, giữ gìn an ninh, giữ vững an ninh, thiết lập an ninh

3) cho các từ ngữ sau: công an, đồn biên phòng, tòa án, xét xử, bảo mật, cảnh giác, Cơ quan an ninh, giữ bí mật, thẩm phán. Em hãy xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp:

a) Chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc, bảo vệ trật tự, an ninh công an, đồn biên phòng, tòa án, cơ quan an ninh, thẩm phán
b) Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh. xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật

4. Đọc bản hướng dẫn trong sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 59 – 60; viết vào bảng sau các từ ngữ chỉ những việc làm, những cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ em không có ở bên.

– Từ ngữ chỉ việc làm Nhớ số điện thoại của cha mẹ, nhớ địa chỉ, số điện thoại của người thân. Gọi số điện thoại 113, 114, 115, kêu lớn để người xung quanh biết, chạy đến nhà người quen, Đi theo nhóm, tránh nơi vắng vẻ. Không mang đồ trang sức, không cho người lạ vào nhà khi em ở nhà một mình, không mở cửa.
– Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức – Đồn công an, trường học, 113 (công an thường trực chiến đấu), 114 (CA phòng cháy chữa cháy), 115 (Đội cấp cứu y tế).
– Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ mình. – Ông bà, chú bác, người thân, hàng xóm, bạn bè.

Tập làm văn

ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT

1. Đọc bài văn Cái áo của ba (sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 63 – 64) và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Tìm các phần mở bài, thân bài và kết bài:

– Mở bài: Từ Tôi có một đến màu cỏ úa.

– Thân bài: Chiếc áo sờn vai đến anh lính tí hon.

– Kết bài: Phần còn lại.

b) Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài văn:

– Hình ảnh so sánh Những đường khâu đều đặn như khâu máy; hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh, cái cổ áo như hai cái lá non, cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Mặc áo vào có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba, tôi chững chạc như một anh lính tí hon
– Hình ảnh nhân hóa – Người bạn đồng hành quý báu. 

– Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.

2. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em.

Cây bút mực của em thật là xinh. Cây bút dài độ một gang tay của em. Thân tròn thon thon, giữa to, hai đầu nhỏ dần lại. Phần nắp bằng kim loại mạ đồng vàng chóe, có gắn móc. Phần thân bút bằng nhựa màu nâu sẫm bóng láng. Đầu bút có lưỡi bút gắn sâu vào bên trong. Bút viết rất êm, mực ra đều nên chữ em rất đẹp.

Luyện từ và câu

NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP TỪ HÔ ỨNG

I. Nhận xét

1. Đánh dấu gạch chéo giữa các vế trong mỗi câu ghép dưới đây. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của mỗi vế câu:

a) Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.

2. Trả lời câu hỏi:

a) Các từ in đậm trong hai câu ghép trên được dùng làm gì? Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng:

Dùng để nối các từ ngữ với nhau.

Dùng để nối vế câu 1 với vế câu 2.

Dùng để nối hai câu với nhau.

b) Nếu lược bỏ những từ ấy thì các câu có gì thay đổi? Đánh dấu x vào ô trống thích hợp.

Các câu ghép  Quan hệ giữa hai vế câu không chặt chẽ Câu trở thành sai
a) Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

 b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy

+

 

 

+

II. Luyện tập 1. Đọc các câu ghép dưới đây, đánh dấu gạch chéo giữa các vế câu, khoanh cặp từ nối các vế câu:

a) Ngày chưa tắt hẳn/, trăng (đã) lên rồi.

b) Chiếc xe ngựa (vừa) đậu lại, tôi (đã) nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.

c) trời (càng) nắng gắt, hoa giấy (càng) bồng lên rực rỡ.

2. Điền từ thích hợp vào mỗi chỗ trống:

a) Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.

b) Trời vừa hứng sáng, nông dân đã ra đồng.

c) Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.

Tập làm văn

ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT

Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau đây:

a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.

b) Cái đồng hồ báo thức.

c) Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.

d) Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.

e) Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.

(Chú ý: Đọc gợi ý trong sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 66.)

Mở bài: Trong các quyển sách giáo khoa học kì hai, em quý nhất là quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.

Thân bài: a) Tả bao quát quyển sách.

  Khổ sách dài 24cm rộng 17cm, in tại Nhà máy in Quân đội ở Tp Hồ Chí Minh. Sách gồm có 176 trang.

– Bìa có nền màu xanh. Trang bìa là bức tranh các bạn học sinh đang ngồi trò chuyện trên đường đến trường. Phía trên cùng có chữ Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nổi bật một khung chữ nhật màu trắng, bên trong là chữ Tiếng Việt màu xanh đậm, số 5 màu đỏ và chữ tập hai màu đen. Phía dưới cùng là chữ Nhà xuất bản Giáo dục.

Các trang bên trong giấy trắng tinh ghi chữ màu đen. Sách gồm có nhiều chủ điểm. Đầu mỗi chủ điểm là một bức tranh.

– Có các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn, Luyện từ và câu.

III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về công dụng của sách.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng việt lớp 5 tập 2 – Tuần 24
2.1 (42.22%) 9 votes