Chính tả

1.Điền những tiếng có nghĩa ứng với các ô trống dưới đây:

a)

a am an ang
tr M: trà, trả (lời), thanh tra, dối trá, trả bài, trá hình,  trả giá, trà trộn, kiểm tra cây tràm, xử trảm, trạm xá, trám răng, quả trám tràn đầy, tràn ngập, an tràn, vầng trán, tràn lan  trang giấy, trang hoàng, trang trí, tràng giang, trảng cỏ, tráng sĩ, trạng thái
ch cha mẹ, cha xứ, chà đạp, chà xát, chả lẽ, chả trách, chung chạ áo chàm, chạm trán, chạm trổ, va chạm chan chứa, chan hòa, chán ghét chán nản, chạn bát chói chang, chàng trai, cái Cháng (thợ  mộc) chạng  vang Bự chảng

b)

d ch nh th
iêu M: diễu (diễu hành), diều hâu, diễu binh, diệu kế, kì diệu chiêu binh,  buổi chiều, chiều  chuộng, chiếu, chiếu phim, chiều cao bao nhiêu, nhiêu khê, khăn nhiễu, nhiễu sóng, nhiều khi  thiếu, thiêu, thiểu não, thiếu thốn, thiếu niên, thiếu tá, thiếu nhi, giới thiệu
iu dìu dắt, dịu hiền, dịu ngọt, dìu dịu,  dịu dàng chịu đựng,chịu khó, chắt chiu, chịu thua nhíu mắt, nói nhịu, khâu nhíu lại cơm thiu, buồn thiu, bẩn thỉu, thiu thiu ngủ.

2. Tìm nhanh và viết:

a)

– Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm tr

– Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm ch

M: tròn trịa, trắng trẻo, trơ trẽn, trong tranh, trơ trụi

M: chông chênh, chói chang, chắt chiu, chong chóng, chi chít

b)

– Các từ láy trong đó tiếng nào cũng có vần iêu

– Các từ láy trong đó tiếng nào cũng có vần iu

M: liêu xiêu, phiêu diêu, tiêu điều, liếu điếu, thiếu thiếu

M: líu ríu, hiu hiu, dìu dịu, đìu hiu, thiu thiu

                               Luyện từ và câu

           MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN – YÊU ĐỜI

1. Trong mỗi câu dưới đây, từ lạc quan được dùng với nghĩa nào? Trả lời bằng cách đánh dấu x vào ô thích hợp.

Câu Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp có triển vọng tốt đẹp
Tình hình đội tuyển rất lạc quan. +
Chú ấy sống rất lạc quan. +
Lạc quan là liều thuốc bổ. +

2. Xếp các từ có tiếng lạc cho trong ngoặc đơn thành hai nhóm: (lạc quan, lạc hậu, lạc điệu, lạc đề, lạc thú)

a) Những từ trong đó lạc có nghĩa là “vui, mừng”

Lạc quan, lạc thú.

b) Những từ trong đó lạc có nghĩa là “rớt lại, sai”.

Lạc hậu, lạc điệu, lạc đề.

3. Xếp các từ có tiếng quan cho trong ngoặc đơn thành ba nhóm: (lạc quan, quan quân, quan hệ, quan tâm)

a) Những từ trong đó quan có nghĩa là “quan lại”.

Quan quân

b) Những từ trong đó quan có nghĩa là “nhìn, xem”.

Lạc quan

c) Những từ trong đó quan có nghĩa là “liên hệ, gắn bó”. 

Quan hệ, quan tâm

4. Nối mỗi câu tục ngữ ở cột A với nghĩa và lời khuyên thích hợp ở cột B. 

                                    Tập làm văn

                              MIÊU TẢ CON VẬT

                      (Chuẩn bị cho bài kiểm tra viết)

Hãy chọn viết theo một trong bốn đề bài gợi ý sau:

1. Tả một con vật nuôi trong nhà.

2. Tả một con vật nuôi ở vườn thú.

3. Tả một con vật em chợt gặp trên đường.

4. Tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên họa báo hay trên truyền hình, phim ảnh.

                                   Bài làm

                                 (Đề số 1) 

   Hàng loạt âm thanh cổ vũ, khen ngợi đổ dồn vào con gà trống của nhà em, nó đang đánh bại một địch thủ nặng kí hơn. Đây là chú gà mà ba em đã mang ở quê lên từ ba tháng trước. 

   Con gà này đẹp thật! Dáng vẻ hiên ngang, oai vệ. Thân hình to lớn, vạm vỡ. Bộ lông vàng óng, hai cánh dang rộng vỗ phành phạch. Cái đầu chú tròn tròn, ngộ nghĩnh nhờ cái mào màu đỏ có răng cưa, cái mỏ vàng ươm, đôi mắt tròn xoe, tinh anh. Cái cổ gà cao cao cứ quay qua, quay lại không lúc nào yên. Đùi gà to, phía dưới là cặp chân màu vàng. Chân gà có móng nhọn và sắc, lại mọc thêm hai bên hai cái cựa dùng làm vũ khí tấn công địch thủ. Cái đuôi chú gà cong vòng, sắc lông đen óng ánh.

   Em thường cho gà ăn thóc, ngô nhưng gà lại ưa bươi móc kiếm mồi sân vườn hơn. Mỗi sáng, khi nghe tiếng gà gáy, em đều thức dậy làm bài và học bài, mẹ em cũng dậy lo bữa ăn sáng cho gia đình. Em rất quí con gà trống của em.

                                 Luyện từ và câu

         THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU

1. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ chỉ mục đích trong những câu sau:

a) Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về các bản.

b) Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!

c) Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.

2. Điền vào chỗ trống các trạng ngữ mở đầu bằng để, nhằm hoặc :

a) Để dẫn nước vào ruộng, xã em vừa đào một con mương.

b) Vì danh dự của lớp, chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt.

c) Nhằm giúp thân thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục.

3. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh

a) Vì sao chuột thường gặp các vật cứng? Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của chuột mỗi ngày một mọc dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Để mài cho rằng mòn đi, chuột gặm các đồ vật cứng. 

b) Vì sao lợn thường lấy mõm dũi đất lên? Chúng ta biết rằng các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mũi và mõm lợn rừng rất dài, xương mũi rất cứng. Để tìm thức ăn, chúng dùng cái mũi và mồm đặc biệt đó dũi đất.

   Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.

                                      Tập làm văn

                      ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN

1. Em cùng mẹ ra bưu điện gửi tiền về quê biếu bà. Hãy giúp mẹ điền những điều cần thiết vào mẫu Thư chuyển tiền dưới đây:

   Mặt trước thư:

2. Theo em, khi nhận được tiền kèm theo thư chuyển tiền này, người nhận cần viết những gì vào bức thư để trả lại bưu điện?

(Gợi ý: Em cần đọc mặt sau của thư chuyển tiền để trả lời đúng câu hỏi)

Mặt sau thư:   Trả lời: 

   Người nhận kí tên, ghi rõ đã nhận đúng số tiền ở mặt trước mẫu đơn và gửi trả lại cho nhân viên bưu điện.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng Việt 4 Tập 2-Tuần 33
Đánh giá bài viết