Chính tả

Chọn bài tập 1 hoặc 2 

1. Điền vào chỗ trống:

l hay n

   Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn, lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.

2. Tiếng có vần in hay inh

– lung linh                                  – thầm kín

– giữ gìn                                     – lặng thinh

– bình tĩnh                                 – học sinh

– nhường nhịn                           – gia đình

– rung rinh                                 – thông minh

                                    Luyện từ và câu

                    LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀ GÌ?

I. Nhận xét

1. Đánh dấu x vào ô trống trước câu kể Ai là gì? Xác định tác dụng của mỗi câu (dùng để giới thiệu hay nêu nhận định về sự vật)

2. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu Ai là gì? em vừa tìm được.

3. Có lần, em cùng một số bạn trong lớp đến thăm bạn Hà bị ốm. Em giới thiệu với bố mẹ Hà từng người trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại chuyện đó, trong đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì?

   Thưa bác, hôm nay nghe tin bạn Hà ốm, chúng cháu đến thăm Hà, Xin giới thiệu với bác: Đây là bạn Minh ngồi gần bạn Hà, Huy là lớp trưởng, Lành là tổ trưởng tổ 3. Còn cháu là Liên bạn thân của Hà.

                                   Tập làm văn

 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

Có thể dùng các câu sau để kết bài không? Vì sao?

   a) Rồi đây, đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em. (Đề bài: Tả cây bàng ở sân trường em.)

Có thể dùng câu trên để kết bài vì câu nêu lên tình cảm của người tả. 

b) Em rất thích cây phượng và phương chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. (Đề bài: Tả cây phượng ở sân trường em.) 

   Có thể dùng câu trên để kết bài vì câu nêu lợi ích của cây và tình cảm người tả.

2. Quan sát một cây mà em yêu thích, trả lời các câu hỏi sau:

a) Cây đó là cây gì?

Cây mướp.

b) Cây đó có ích lợi gì?

   Mướp mọc thành giàn che mát góc sân của nhà em. Mướp cho nhiều trái dùng để nấu canh, xào với thịt. Ăn rất ngon.

c) Em yêu thích, gắn bó với cây như thế nào? Em có cảm nghĩ gì về cây?

   Em thích nhìn cây mướp từ khi mẹ em gieo hạt cho đến khi nó lên khỏi mặt đất, vươn lên đến giàn và từ từ nở hoa kết trái. Mướp phủ đầy giàn che mát cả sân nhà em. Những trưa hè ăn bát canh mướp mẹ nấu thì ngon tuyệt. Giàn mướp thân thiết và gắn bó với gia đình em biết bao!

3. Dựa vào các câu trả lời trên, hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn: 

   Mỗi lần có dịp đi xa, nhìn vào nhà nào có giàn mướp trước sân nhà là em nhở nhà em lắm. Nhớ giàn mướp do ba em trồng, những lá mướp chồng lên nhau che mát góc sân, nhở những quả mướp lủng lẳng xuống giàn, nhớ bát canh mướp mẹ nấu. Ôi giàn mướp thân thiết và nó đã gắn bó tình cảm với em biết bao!

4. Em hãy viết kết bài mở rộng cho một trong các đề bài dưới đây:

a) Cây tre ở làng quê. 

b) Cây tràm ở quê em.

c) Cây đa cổ thụ ở đầu làng.

   Cây tre nó gắn liền với cuộc sống người dân quê em. Mỗi buổi trưa hè, người người ra bờ tre hóng mát. 

   Tre giúp cho con người tạo nên những vật dụng cần thiết như thúng, mủng, rổ, rá, cây tre làm nhà và làm lạt buộc rất dẻo. Đi đâu xa em vẫn luôn nhớ về lũy tre làng thân yêu của em. 

                              Luyện từ và câu

                 MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM

1. Viết vào chỗ trống những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ dũng cảm.

2. Đặt câu với một trong các từ em vừa tìm được.

Bạn Hoa nhút nhát không dám giơ tay phát biểu khi cô hỏi,

3. Chọn từ thích hợp trong các từ sau đây để điền vào chỗ trống: anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh.

Dũng cảm bênh vực lẽ phải.

– Khí thế dũng mãnh.

– Khí thế anh dũng.

4. Gạch dưới những thành ngữ nói về lòng dũng cảm:

   Ba chìm bảy nổi; vào sinh ra tử; cày sâu cuốc bẫm; gan vàng dạ sắt; nhường cơm sẻ áo; chân lấm tay bùn.

5. Đặt câu với một trong các thành ngữ em vừa tìm được ở bài tập 4.

   Ông nội tôi đã từng vào sinh ra tử ở chiến trường Quảng Trị.

                                       Tập làm văn

                         LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI

Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.

   (Chú ý: Đọc kĩ các gợi ý trong sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 8384 để viết được một bài văn miêu tả đúng yêu cầu).

                                         Bài làm

   Vừa đến trường em, ai cũng trầm trồ khen ngợi: “Cây phượng ra hoa đẹp quá”. Đó là cây phượng mà em thích. Cây được trồng giữa sân trường Đinh Tiên Hoàng.

   Nhìn từ xa, những tán lá rộng mang đầy hoa đỏ rực cả một vùng giữa sân trường. Cây cao chừng năm, sáu mét.

   Phía dưới là gốc cây phình ra, các nhánh rễ uốn khúc bò ngoằn ngoèo trên mặt đất. Thân cây to, một mình em ôm không xuể. vỏ cây sần sùi bạc phếch. Thân phương chia làm hai nhánh, mỗi nhánh tỏa ra nhiều cành. Lá cây nhỏ li ti, chen giữa tán mang đầy hoa phượng. Những chùm hoa đỏ rực. Mỗi bông hoa có năm cánh mỏng như những cánh bướm. Rải rác trên cây có một vài quả phượng non xanh dài như lưỡi dao. Cây phượng che bóng mát cho sân trường. Mỗi lần ngắm cây hoa phượng, lòng em lại nôn nao một cảm xúc khó tả.

   Mai đây dù xa trường em vẫn luôn luôn nhớ về cây hoa phượng ở giữa sân trường em.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng Việt 4 Tập 2-Tuần 26
Đánh giá bài viết