Chính tả

   Điền tiếng thích hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây. Biết rằng : chỗ trống số 1 chứa tiếng bắt đầu là s hay x, còn chỗ trống số 2 chứa tiếng có vần là ưc hay ưt.

                         Một ngày và một năm

   Men-xen là một họa (1) trứ danh của nước (2) Đức được rất nhiều người hâm mộ. Mỗi khi tranh của ông trưng bày là người ta tranh nhau mua.

   Có một họa sĩ trẻ nói với ông:

– Ngài thật là một người (1) sung sướng. Còn tôi, không hiểu (1) sao tranh rất khó bán. Nhiều (2) bức tranh tôi vẽ mất cả ngày nhưng phải một năm mới bán được. 

   Men-xen liền bảo:

– Anh hãy thử làm ngược lại xem sao! Nghĩa là hãy để cả một năm vẽ một (2) bức tranh, rồi bán nó trong một ngày.

                                 Luyện từ và câu

                           DẤU GẠCH NGANG

I. Nhận xét 

Gạch dưới câu có chứa dấu gạch ngang ở cột A. Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong mỗi câu ở cột B.

A B
Câu có dấu gạch ngang Tác dụng của dấu gạch ngang
a) Thấy tôi sản đến gần, ông hỏi tôi:

Cháu con ai ?

Thưa ông , cháu con ông Thư.

b) Con cá sấu nay màu da xám ngoét như da cấy bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài – bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.

c) Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:

Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.

Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.

Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt.

Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô mát, sạc sẽ ít bụi bặm.

Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật ( ông khách và cậu bé) trong đối thoại.

Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích (về cái đuôi dài của con cá sấu) trong câu văn.

 

 

Dấu gạch ngang liệt kê các biện pháp cần thiết để bảo quản quạt điện được bền.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Luyện tập

1. Chép những câu có chứa dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Quà tặng cha (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 46) ở cột A và tác dụng của mỗi dấu Ở cột B.

A B
Có dấu gạch ngang Tác dụng của dấu gạch ngang
Pa-xcan thấy bố mình – một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. 

“Những dãy tính công hàng ngàn con số. Một công việc buồn tẻ làm sao!” Pa-xcan nghĩ thầm.

– Con hy vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính – Pa – xcan nói.

 

 

Đánh dấu phần chú thích trong câu (bố Pa-xcan là một viên chức tài chính).

Đánh dấu phần chú thích trong câu (đây là ý nghĩ của Pa-xcan).

 

Dấu gạch ngang thứ nhất: đánh dấu chỗ bắt đầu câu nói của Pa-xcan.
Dấu gạch ngang thứ hai: đánh dấu phần chú thích (lời Pa-xcan nói với bố).

2. Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích.

   Ăn cơm xong, cả nhà tập trung ở phòng khách vừa nói chuyện vừa xem tivi. Bố tôi hỏi tôi:

– Con gái của bố tuần này học hành như thế nào?

* Chỗ gạch ngang đầu dòng đánh dấu chỗ bắt đầu lời hỏi của bố.

Tôi vui vẻ trả lời: – Thưa bố, con được 4 điểm 10.

* Dấu gạch ngang đầu dòng đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của con.

– Thế nào, ông thưởng cho con gái đi chứ?

* Dấu gạch ngang đầu dòng đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của mẹ.

Mẹ tôi chen vào – Con đã được đủ 4 điểm 10 rồi đấy!

* Gạch ngang đánh dấu phần chú thích.

                                        Tập làm văn

       LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI

1. Đọc hai đoạn văn tả hoa sầu đâu, tả quả cà chua (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 50 – 51). Nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn.

a) Tả hoa sầu đâu

 

 

 

b) Tả quả cà chua 

 

 

 

– Tả được nét tiêu biểu của hoa: tả chùm hoa không  tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ.

– Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng cách so sánh (hương cau, hoa mộc), mùi thơm huyền diệu đó hòa với các hương vị khác của đồng quê. – * Dùng từ ngữ để thể hiện tình cảm của tác giả: hoa nở như cười.

– Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ  khi quả còn xanh đến khi quả chín.

– Tả cà chua ra quả, xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sánh (quả lớn, quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con. – Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu. Nhân hóa (quả leo nghịch ngợm lên ngọn, cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây).

2. Viết một đoạn văn tả một một loài hoa hoặc một thứ quả mà em ưa thích. 

   Trong các loại trái cây em thích nhất là mít tố nữ. Mít tố nữ hình thù  thon thả, vỏ mỏng, gai mịn trông khá xinh xắn. Mít tố nữ có mùi thơm nhẹ nhàng. Khác với mắt thường, mỗi lần mít chín chỉ cần cầm đầu cuống và nắm rút cùi ra là thấy một chùm múi mít dính theo. Múi nào múi nấy vàng ánh, trong ngần, giòn thơm.

                                 Luyện từ và câu

                      MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÁI ĐẸP

1. Đánh dấu x vào ô thích hợp xác định nghĩa của mỗi câu tục ngữ sau:

2. Nêu lại một trường hợp có thể sử dụng một trong những tục ngữ nói trên.

   Mẹ dẫn em đi mua cặp sách. Em thích một chiếc cặp có màu sắc sặc sỡ, nhưng mẹ lại khuyên em: – Con hãy chọn một chiếc có da tốt, có khóa dễ mở và có dây đeo chắc chắn. Em còn đang ngần ngừ thì mẹ bảo: 

   “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” con ạ!

3. Viết vào chỗ trống các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp. Đặt câu với một từ ngữ vừa tìm được.

Từ ngữ Đặt câu
Đẹp vô cùng
Đẹp tuyệt vời
Đẹp mê hồn Đẹp như tiên
Ánh nến lung linh huyền ảo, đẹp vô cùng!
Phong cảnh nơi đây đẹp tuyệt vời!
Bức tranh đẹp mê hồn.
Cô ấy đẹp như tiên.

                               Tập làm văn

          ĐOẠN VĂN TRONG BÀI MIÊU TẢ CÂY CỐI

I. Nhận xét:

Đọc bài Cây gạo (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 32), xác định các đoạn và nội dung của từng đoạn 

Đoạn Nội dung chính
1) “Cây gạo. . . thật đẹp”. – Giới thiệu cây gạo già đến mùa ra hoa.
 2) “Hết mùa hoa…quê mẹ”. – Tả hoa gạo. 
– Hình dáng cây gạo và quang cảnh xung quanh.
3) “Ngày tháng. . .gạo mới”.  – Hoa gạo kết trái, lớn dần đến lúc thu hoạch.

II. Luyện tập:

1. Đọc bài Cây trám đen (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 53) xác định các đoạn và nội dung chính của từng đoạn.

 

Đoạn Nội dung chính
1) “Ở đầu. . . một gang” – Giới thiệu mấy cây trám đen.
– Tả bao quát hình dáng cây.
2) “Trám đen. . . chạm hạt”. – So sánh trám đen tẻ và trám đen nếp về hình ảnh quả và chất lượng của quả.
3) “ Cùi trám đen. . .hay cốm”. – Vị béo bùi và thơm của quả trám đen. 
– Cách ăn quả trám đen.
4) “Chiều chiều. .. đầu bản”. – Cảm xúc của tác giả đối với cây trám 
– đen của bản làng.

2. Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết.

  Cây chuối rất có ích. Trái chuối vừa ngon vừa có nhiều sinh tố. Người ta trồng chuối không những để ăn quả mà lá của nó dùng để gói bánh, gói giò; hoa chuối làm nộm; củ chuối thân chuối để nuôi lợn. Cây chuối ích lợi như thế nên bà con nông thôn mình trồng chuối rất nhiều.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng Việt 4 Tập 2-Tuần 23
Đánh giá bài viết