Tiết 1

Ghi vào bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nênTiếng sáo diều:

Tên bài Tác giả Nội dung chính Nhân vật
Ông Trạng thả diều Trinh Đường Ông Trạng Nguyễn Hiền nhà nghèo nhưng rất hiếu học. Nguyễn Hiền
“Vua tàu Từ điển nhân vật lịch sử Bạch Thái Bưởi từ hai bàn tay trắng đã dựng nên nghiệp lớn nhờ chí lớn Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng Xuân Yến  Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh họa vĩ đại. Lê-ô-nác-đô  đa Vin-xi
Người tìm đường lên các vì sao Lê Nguyên Long – Phạm Ngọc Toàn Xi-ôn-cốp-xki kiên trì theo đuổi giấc mơ từ nhỏ của mình, đã tìm đường lên được các vì sao. Xi-ôn-cốp-xki
Văn hay chữ tốt Truyện đọc 1 (1995) Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt. Cao Bá Quát
Chú Đất Nung (phần 1-2) Nguyễn Kiên Chủ Đất Nung nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ và hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra. Chú Đất Nung
Trong quán ăn “Ba cá bống” A-lếch-xây Tôn-xtôi Chú người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng từ “hai kẻ độc ác”. Bu-ra-ti-nô
Rất nhiều mặt trăng (phần 1 và 2) Phơ-bơ Thế giới diệu kì trong mắt trẻ em, được trẻ em nhìn nhận và giải quyết rất khác người lớn. Công chúa nhỏ 

 

Tiết 2

1. Đặt câu với những từ ngữ thích hợp để nhận xét về các nhân vật em đã biết qua các bài tập (M: Nguyễn Hiền rất có chí.):

Tiết 3

Cho đề tập làm văn sau: “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền.” Em hãy viết:

a) Phần mở bài theo kiểu gián tiếp:

Từ xưa đến nay, nước ta đã nổi tiếng là xứ sở với nhiều nhân tài kiệt xuất, trong đó có một vị Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất tiếng nước Nam. Nguyễn Hiền không những nổi tiếng vì đậu Trạng nguyên năm 13 tuổi mà Nguyễn Hiền còn nổi tiếng là người có chí lớn, vượt qua hoàn cảnh khó khăn vươn lên. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Thái Tông.

b) Phần kết bài theo kiểu mở rộng:

   Câu chuyện về Trạng nguyên nhỏ tuổi làm em vô cùng cảm phục tài năng và ý chí của vị Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước Nam. Nguyễn Hiền chính là tấm gương sáng minh chứng cho câu nói: “Có công mài sắt, có ngày nên kim.”

Tiết 4

1. Viết một đoạn văn ngắn nói về nội dung bài thơ Đôi que đan (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 175 -176):

   Bé tập đan theo chị – Từ hai bàn tay hai chị em đan những mũ cho bé, khăn cho bà, áo cho mẹ, cho cha lần lượt hiện ra.

2. Nhớ và viết lại một khổ thơ em thích:

                     Mũ đỏ cho bé

                     Khăn đen cho bà

                     Áo đẹp cho mẹ

                     Áo ấm cho cha

                     Từ đôi que nhỏ

                     Từ tay chị nữa

                     Dần dần hiện ra

Tiết 5

Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn sau: 

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmong mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ, đang chơi đùa trước sân.

Tiết 6

Cho đề tập làm văn sau: “Tả một đồ dùng học tập của em.”

a) Hãy quan sát đồ dùng ấy và chuyển kết quả quan sát thành dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu chiếc hộp bút.

Thân bài: Chất liệu được làm bằng sắt, mạ ngoài bởi một lớp mỏng màu xanh rất đẹp.

– Hình dáng hình chữ nhật xinh xắn.

– Hình cỡ: chừng 18 x 6 x 2 (cm).

– Chiếc hộp có hai ngăn: ngăn trên em để bút, thước, ngăn dưới em để tẩy, com pa …

b) Hãy viết:

– Phần mở bài theo kiểu gián tiếp

   Sách, vở, bút, thước kẻ, là những người bạn gắn bó cùng em trong suốt quá trình học tập. Trong những vật dụng yêu quý đó em quý nhất là chiếc hộp bút bởi đó là vật dụng gắn bó với em đã nhiều năm. Không những vậy, nó còn là quà của cô út tặng em nhân sinh nhật của mình.

– Phần kết bài theo kiểu mở rộng

   Chiếc hộp bút gắn liền với em như một người bạn thân thiết. Vì đã dùng rất lâu nên nó cũng đã cũ đi rất nhiều, nhưng có lẽ em sẽ mãi cất giữ nó một cách cẩn thận như một kỉ niệm tuổi thơ của mình.

Tiết 7

1. Đọc bài về thăm bà (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 177). Dựa vào nội dung bài đọc, ghi dấu x vào trước câu trả lời đúng nhất:

1. Những chi tiết liệt kê trong dòng nào cho thấy bà của Thanh đã già ? 

 Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.

2. Tập hợp nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết nói lên tình cảm của bà đối với Thanh?

Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.

3. Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà?

Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.

4. Vì sao Thanh cảm thấy chính là đang che chở cho mình?

Vị Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.

II – Dựa vào nội dung bài đọc, ghi dấu x vào  trước câu trả lời đúng:

1. Tìm trong truyện Về thăm bà những từ cùng nghĩa với từ hiền.

 Hiền từ, hiền lành.

2. Câu Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong | thả như thế, có mấy động từ, máy tính từ?

Hai động từ, hai tính từ. Các từ đó là:

– Động từ: trở về, thấy

– Tính từ: bình yên, thong thả

3. Câu Cháu đã về đấy ư? được dùng làm gì?

Dùng thay lời chào.

4. Trong câu (sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ), bộ phận nào là chủ ngữ?

 Sự yên lặng

Tiết 8

Cho đề bài sau: “Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.”

Em hãy:

a) Viết lời mở bài theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp).

b) Viết một đoạn văn ở phần thân bài.

Bài làm

   Tả chiếc bút máy.

a) Năm học mới này em được mẹ mua cho một cây bút máy. Đó là một cây bút hiệu Thiên Long rất đẹp.

b) Cây bút của em dài chừng 13cm, thân của nó bóng loáng, màu đỏ sẫm rất đẹp. Nắp bút được làm bằng kẽm mạ một lớp màu vàng bắt mắt. Trên nắp bút còn có cây ghim nhỏ, trên đó khắc hai chữ Thiên Long, em dùng để gài viết vào tập mỗi khi hết tiết học. Chiếc ghim nhỏ thôi nhưng rất tiện.

Nguồn website dethi123.com

Giải vở bài tập Tiếng Việt 4 Tập 1-Tuấn 18. Ôn tập cuối học kì I
2.8 (56.67%) 6 votes