CHÍNH TẢ

(1) Viết tên các đồ chơi hoặc trò chơi:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch

ch

– Đồ chơi:M: chong chóng, chó bông, que chuyền

– Trò chơi: chọi dế, chơi chuyền.

tr

– Đồ chơi: M: trống cơm, trống ếch, cầu trượt

– Trò chơi: trốn tìm, cầu trượt, cắm trại, … 

b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã

– Thanh hỏi

– Đồ chơi: M: tàu hỏa, tàu thủy

– Trò chơi: nhảy dây, thả diều, nhảy ngựa

– Thanh ngã

– Đồ chơi: M: ngựa gỗ

– Trò chơi: bày cỗ, diễn kịch.

(2) Miêu tả một trong các đồ chơi hoặc trò chơi nói trên:

(Đồ chơi: hình dáng, cách chơi. Trò chơi: tên trò chơi, cách chơi.)

   Học sinh chọn một đồ chơi, trò chơi mà mình thích rồi hoàn thành bài tập. Có thể theo bài sau:

   Em rất thích trò chơi cầu trượt. Đi từng bậc thang nhỏ lên đỉnh cầu rồi trượt xuống theo đường mang phẳng và bóng loáng, em có cảm giác như mình đang lướt trên mây hay đang cưỡi gió đi tìm những miền đất lạ.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI

1. Viết tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các bức tranh sau:

2. Tìm thêm từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác:

3. Trong các trò chơi, đồ chơi kể trên:

4. Tìm các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi:

M: say mê, say sưa, ham thích, hào hứng, mê, thích, nhiệt tình.

TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TIÊU TẢ EM MẶT

1. Đọc bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 150 – 151) và trả lời câu hỏi:

a) Ghi các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn trên:

M:– Mở bài: Từ đầu đến chiếc xe đạp của chú.

– Thân bài: ở xóm vườn đến chú đưa chân đá ngược ra sau:

– Nó đá đó.

– Kết bài: đám con nít cười rộ chiếc xe của mình.

b) Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự như thế nào?

Tả bao quát về ngoài chiếc xe: là chiếc xe đẹp nhất không có chiếc nào sá – Những đặc điểm nổi bật:

+ Xe màu vàng, hai cánh vành láng bóng, khi ngừng đạp, chiếc xe cứ ro ro thật êm tai.

+ Giữa tay cầm gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh giữa vàng lấm tấm đỏ, có khi cắm một cành hoa.

– Tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe:

+ Bao giờ dừng xe, chú cũng rứt cái giẻ dưới yên, lau sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm.

+ Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.

+ Chú dặn bọn trẻ đừng đụng vào chiếc xe

+ Chủ rất hãnh diện với chiếc xe của mình.

+ Chú gắn lên giữa tay cầm hai con bướm bằng thiên với hai cánh vàng lấm tấm cỏ, có khi là một cành hoa.

c) Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào?

– Bằng mắt

Bằng tai

thấy: chiếc xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, giữa tay cầm là hai con bướm.
Khi ngừng đạp, xe cứ ro ro thật êm tai.

d) Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài. Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe?

Lời kể xen lẫn lời tả Lời kể nói gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe
   Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh cánh lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa / Bao giờ dừng xe, chú cũng phải rút cải giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ, chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt/ chú dặn bọn nhỏ: “Coi thì coi, đừng đụng vào con ngưa sắt của tao nghe bây”. (chú hãnh diện với chiếc xe của mình). Lời kể xen lẫn lời miêu tả như những câu trên nói lên tình cảm của chú Tư, với chiếc xe đạp.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI

I – Nhận xét

1. Tìm câu hỏi trong khổ thơ dưới đây. Những từ ngữ nào trong câu hỏi thể hiện thái độ lễ phép của người con?

                 – Mẹ ơi, con tuổi gì?

                 – Tuổi con là tuổi Ngựa

                 Ngựa không yên một chỗ

                 Tuổi con là tuổi đi…

– Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì?

– Những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép : Tiếng gọi: Mẹ ơi

 2. Em muốn biết sở thích của mọi người trong ăn mặc, vui chơi, giải trí. Hãy đặt câu hỏi thích hợp:

a) Với Cô giáo hoặc thầy giáo em

Thưa cô, cô có thích xem phim không ạ? 

– Thưa cô, những lúc cô rảnh rỗi cô thường làm gì ạ?

b) Với bạn em

– Bạn có thích đọc truyện tranh không?

– Bạn có thích xem phim hoạt hình không?

3. Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung như thế nào?

   Để giữ lịch sự, cần tránh khỏi những câu hỏi có nội dung làm phiền lòng người khác.

II – Luyện tập

1. Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào?

a) Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-ne đã già. Mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn …

Thầy hỏi:

– Con tên là gì? Ông Giô-dép liếc mắt nhìn Lu-i, có ý bảo con trả lời.

– Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ.

– Con đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?

– Thưa thầy, con muốn đi học ạ.

b) Một lần, I-u-ra chạm trán tên sĩ quan phát xít. Tên sĩ quan hỏi:

– Thằng nhóc tên gì?

– I-u-ra.

– Mày là đội viên hả?

– Phải.

– Sao mày không đeo khăn quàng?

– Vì không thể quàng khăn trước mặt bọn phát xít.

Đoạn a – Quan hệ giữa hai nhân vật là: quan hệ thầy trò
– Tính cách mỗi nhân vật:
+ Thầy Rơ-nê ân cần, trìu mến và nhẹ nhàng… Chứng tỏ thấy rất thương yêu học trò.
+ Lu-i Pa-xtơ lễ phép, ngoan ngoãn, chứng tỏ là một đứa con ngoan.
Đoạn b  – Quan hệ giữa hai nhân vật là: tên cướp nước và em bé yêu nước
– Tính cách mỗi nhân vật:
+ Tên sĩ quan phát xít hống hách, xấc xược
+ Cậu bé cứng cỏi, dũng cảm: Câu trả lời trong không của cậu chứng tỏ cậu rất căm ghét tên phát-xít, tên giặc cướp nước.

2. So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy các câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không? Vì sao?

   Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trong cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.

– Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thể nhỉ? – Một em trai hỏi.

Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi:

– Chắc là cụ bị ốm?

– Hay là cụ bị mất cái gì?

– Chúng mình thử hỏi xem đi!

Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi:

– Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?

Câu các bạn hỏi cụ già:
– Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?
Câu hỏi này là thể hiện thái độ lịch sự, ân cần, thể hiện thiện chí sẵn lòng giúp đỡ.
Nếu hỏi cụ già bằng một trong 3 câu hỏi các bạn tự hỏi nhau:
– Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ?
– Thưa cụ, chắc cụ bị ốm ạ?

– Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ?
Một trong bai câu hỏi này không được tế nhị cho lắm vì câu hỏi có phần tò mò vào cuộc sống riêng tư của người khác.

TẬP LÀM VĂN
QUAN SÁT ĐỔ VẬT

1. Quan sát một đị: chị em thích và ghi lại những điều quan sát được (Dựa vào gợi ý ở sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 154):

   Quan sát và ghi lại những điều quan sát được về chú gấu bông:

Màu lông: màu nâu.

Hình dáng: đứng hại nghiêng, “quay” mãi ra như muốn mỉm cười thân thién.

– Đầu: Tròn

– Tai: Tròn và be bé xinh xinh

– Hai con mắt: tròn xoe như hai hòn bi 

– Mũi: tròn

– Miệng: rộng, đang nhoẻn cười

– Chân tay: múp, mập ú, xinh xắn và rất đáng yêu.

2. Theo em, khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?

– Phải chú ý quan sát theo một trình tụ hợp lí, từ bao quát rồi mới đến các bộ phận.

– Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai.

– Tìm ra những điểm riêng biệt của đồ vật để có thể phân biệt, nhận dạng dễ dàng, nhất là những đồ vật cùng loại. 

II – Luyện tập

   Dựa theo kết quả quan sát của em, hãy lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi mà em đã chọn:

Mở bài: Giới thiệu chú gấu bông – một trong những đồ chơi mà em thích.

Thân bài: Hình dáng: Gấu bóng nhỏ, là gấu ngồi dáng người tròn, hai tay cầm bình sữa để trước bụng, mặc một bộ quần áo yếm màu xanh.

– Bộ lông: màu vàng sáng, mượt mà.

– Hai mắt: đen và sáng, trông như mắt thật.

– Mũi màu nâu, nhỏ.

– Cái miệng rộng, đang mỉm cười vui vẻ.

– Hai hàng lông mày nhỏ xíu làm gương mặt xấu trông rất tinh nghịch.

Kết bài: Em rất yêu gấu bông.

Nguồn website dethi123.com

Giải vở bài tập Tiếng Việt 4 Tập 1-Tuần 15
Đánh giá bài viết