CHÍNH TẢ

(1) a) Tìm các tính từ:

b) Điền vào chỗ trống có tiếng âm i hoặc :

   Ê-đi-xơn rất nghiêm khắc với bản thân. Để có được bất kì một phát minh nào, ông cũng kiên trì làm hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác cho tới khi đạt kết quả. Khi nghiên cứu về ắc quy, ông thí nghiệm tới 5000 lần. Khi tìm vật liệu làm dây tóc bóng điện, con số thí nghiệm lên đến 8000 lần.

(2) Tìm các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:

– Không giữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại.

 lung lay  (nản lòng)

– Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới.

lí tưởng

– Không theo được đúng đường, đúng hướng phải đi

lạc hướng (lạc lối)

b) Chứa tiếng có vần im hoặc iêm, có nghĩa như sau:

– Vật dùng để khâu vá, một đầu có mũi nhọn, một đầu có lỗ xâu chỉ.

kim khâu

– Giảm bớt hao phí tiền của, sức lực, thời gian, …. trong sản xuất hoặc sinh hoạt.

tiết kiệm

– Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn nằm bên trái lồng ngực.

tim

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC

1. Tìm các từ

3. Viết một đoạn văn ngắn nói về một người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công:

   Ở gần nhà em có anh Lộc học rất giỏi, mỗi lần nhắc đến anh mọi người không thể không nể phục vì lòng quyết tâm của anh. Anh đã kiên cường vượt qua những khó khăn của bản thân để đến được với tri thức. Năm một tuổi, anh bị sốt bại liệt, vì gia đình quá nghèo, cha mẹ anh phải đầu tắt mặt tối lo chạy ăn từng bữa, vì vậy ít có thời gian quan tâm đến anh, anh phải ở nhà với bà nội. Khi bệnh tình của anh đã chuyển sang giai đoạn nguy kịch thì mọi cố gắng cứu chữa cũng đã muộn. Từ đó, anh bị liệt đối chân. Nhà nghèo nên cơ thể anh lại càng gầy gò, ốm yếu, nhưng anh rất ham học và học rất giỏi. Hằng ngày, để đến lớp anh phải đi bộ hàng ba, bốn cây số. Với đội nạng gỗ, anh kiên tâm vượt qua tất cả … Gian khổ không làm anh lại bước … Trong kì thi tuyển sinh đại học vừa qua, anh đã đậu thủ khoa của một trường danh tiếng. Tấm gương vượt khó học tập của anh luôn được mọi người đưa ra nhắc nhở con em của mình.

TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN

Học sinh tự làm.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI

I – Nhận xét

   Ghi lại câu hỏi trong bài tập để đọc Người đi lên các vì sao (Tiếng Việt 4, tập một, trang 125). Các câu hỏi ấy là của ai, để hỏi ai? Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?

Câu hỏi Của ai Hỏi ai Dấu hiệu
1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? Xi-ôn-cốp-xki Tự hỏi bản thân Bắt đầu bằng từ “víao” và kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
2. Cậu làm thế nào mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế? Một người bạn của Xi-ôn-cốp-xki Xi-ôn-cốp-xki – Trong câu xuất hiện từ thế nào và kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

II – Luyện tập

1. Tìm câu hỏi trong các bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay và ghi vào bảng sau:

2. Chọn khoảng 3 câu trong bài Văn hay chữ tốt. Đặt câu hỏi để trao đổi với bạn về các nội dung liên quan đến từng câu (Xem ví dụ (M:) trong sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 131).

3. Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình. 

M: Mình đã đọc truyện này ở đâu rồi đấy nhỉ?

     Mình đã làm hết công việc mà mẹ đã dặn chưa nhỉ?

     Quyển sách mình mới để đây đâu rồi?

TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP KỂ CHUYỆN

1. Đề bài nào trong 3 đề bài sau thuộc loại văn kể chuyện? Ghi dấu x vào  trước ý trả lời đúng. Giải thích vì sao đề bài đó thuộc loại văn kể chuyện?

Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.

Giải thích: Đề bài này yêu cầu phải kể lại một câu chuyện đầy đủ nội dung cụ thể, với nhân vật, cốt truyện đầy đủ.

2. Ghi vắn tắt một câu chuyện về một trong các đề tài sau (chuẩn | bị cho bài nói):

a) Đoàn kết, thương yêu bạn bè.

b) Giúp đỡ người tàn tật.

c) Thật thà, trung thực trong đời sống.

d) Chiến thắng bệnh tật.

Bài làm 

Đề b: Giúp đỡ người tàn tật.

   Em kể về tình bạn giữa Thuận và Phương, hai bạn ấy học lớp 4B, cùng trường với em. 

   Bạn Thuận bị liệt hai chân từ nhỏ, phải đi lại bằng xe lăn và nạng gỗ, việc di chuyển hết sức khó khăn. Bạn Phương thấy vậy đã tận tình giúp đỡ bạn. Hằng ngày, khi cha mẹ Thuận đưa bạn ấy đến cổng trường là Phương đã đợi sẵn ở đấy, giúp bạn vào lớp. Không những vậy Phương còn là một người bạn cùng lớp học rất tốt của Thuận. Hai bạn chơi với nhau rất thân thiết, Phương như đôi chân của Thuận vậy.

   Chúng em ai cũng yêu quý Phương.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng Việt 4 Tập 1-Tuần 13
Đánh giá bài viết